K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2017

Đáp án C.

- Khi mất máu huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm.  

→ (2) đúng.

- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu về các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da).  

→ (3) sai.

- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận.  

→ (1) sai.

- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận.  

→ (4) đúng.

- Phản ứng đông máu làm giảm mất máu.  

→ (5) đúng.

15 tháng 12 2018

Chọn C

Có 2 cơ chế, đó là (2), (4).

- Khi mất máu huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm.  → (2) đúng.

- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu về các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da).  → (3) sai.

- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận.  → (1) sai.

- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận.   → (4) đúng.

8 tháng 5 2016

a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)

5000.20/100 = 1000 ml O2

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. 

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.

6 tháng 6 2017

Chọn đáp án D.

Cả 4 cơ chế nói trên.

Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể

tích máu, giảm huyết áp, tăng pH máu,

các hệ cơ quan tham gia hoạt động và

có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội

môi trở lại bình thường:

♦ Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ

pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp

dẫn tới giảm tốc độ thải CO2.

Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm

kích thích lên trung khu hô hấp do 

vậy cường độ hô hấp giảm.

♦ Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp

qua tăng cường hoạt động của tim và

huy động máu từ các cơ quan dự trữ

(ví dụ huy động lượng máu dự trữ

ở trong gan, lách).

♦ Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác

khát dẫn đến tăng uống nước để góp

phần duy trì huyết áp của máu

17 tháng 11 2018

Chọn đáp án D.

Cả 4 cơ chế nói trên g Đáp án D.

Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH má, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:

Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.

Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gan, lách).

Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu.

30 tháng 8 2018

Cả 5 cơ chế nói trên. ¦ Đáp án D.

Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH máu, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường:

- Tuyến yên tăng cường tiết aldosteron và ADH. Các hoocmôn này gây tăng tái hấp thu Na+ và nước, làm co các mạch máu đến thận làm giảm áp lực lọc của thận để tăng thể tích máu và tăng huyết áp.

- Hệ hô hấp này giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm.

- Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gian, lách).

- Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu

1. Khi cường độ ánh sáng mạnh, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 tăng cao, một số thực vật xảy ra hiện tượng:      A. Thực vật C4 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.      B. Thực vật C3 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.      C. Thực vật C4 có hô hấp sáng.      D. Thực vật C3 có hô hấp sáng. 2. Sự hấp thu chất khoáng chủ động của cây phụ thuộc chủ yếu...
Đọc tiếp

1. Khi cường độ ánh sáng mạnh, lượng CO2 cạn kiệt, lượng O2 tăng cao, một số thực vật xảy ra hiện tượng:
      A. Thực vật C4 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.
      B. Thực vật C3 diễn ra chuyên hô hấp kị khí sang hô hấp hiếu khí.
      C. Thực vật C4 có hô hấp sáng.
      D. Thực vật C3 có hô hấp sáng.

 2. Sự hấp thu chất khoáng chủ động của cây phụ thuộc chủ yếu vào:
     A. Nhu cầu sử dụng các nguyên tố khoáng của cây
     B. Chênh lệch nồng độ các nguyên tố khoáng giữa môi trường và rễ
     C. Điều kiện ngoại cảnh
     D. Khả năng cung cấp ATP của tế bào

3. Ý nghĩa quan trọng nhất của quá trình đường phân là:
     A. Lấy được hầu hết năng lượng của phân tử glucose một cách nhanh chóng
     B. Thu được axit piruvic
     C. Chuyển cacbohidrat thâm nhập vào chu trình Crep
     D. Chia phân tử glucose thành các tiểu phần nhỏ

4. Nước và ion khoáng được vận chuyển tới từng tế bào trong lá nhờ cấu trúc nào của lá:
     A. Mạch rây của gân lá                              B. Mạch gỗ của gân lá
     C. Hệ gân lá                                                D. Bó mạch cuống lá

5. Chu trình Crep diễn ra ở:
        A. Nhân                 B. Lục lạp               C. Ti thể               D. Tế bào chất

6. Quá trình chuyển hóa nào sau đây của cây có ý nghĩa khử độc cho các nông sản, góp phần tạo độ an toàn cho nông sản:
        A. Khử nitrat                                            B. Hình thành nitrat
        C. Tạo amit                                               D. Tạo NH3

3
27 tháng 4 2016

1.D

2.D3.D4.C5.C6.C 
27 tháng 4 2016

1) D

2) D

3) D

4) C

5) C

6) C

1 tháng 10 2018

Đáp án C

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

1. đúng

2. đúng

3. đúng, thể tích máu giảm làm huyết áp giảm

4. sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển làm thay đổi vận tốc máu

5. sai, đó là sự giảm dần của huyết áp

8 tháng 12 2019

Đáp án C

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

1. đúng

2. đúng

3. đúng, thể tích máu giảm làm huyết áp giảm

4. sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển làm thay đổi vận tốc máu

5. sai, đó là sự giảm dần của huyết áp

15 tháng 2 2019

Đáp án D

(1) Đúng. Khi tim co đẩy máu đi, lúc này áp lực máu lên thành mạch lớn, khi tim giãn hút máu về tâm nhĩ, lúc này áp lực máu lên thành mạch nhỏ.

(2) Đúng. Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch, càng xa tim (theo chiều dòng máu chảy động mạch ® mao mạch ® tĩnh mạch) thì áp lực máu lên thành mạch cũng nhỏ dần nên huyết áp giảm dần.

(3) Đúng. Tim đập nhanh và mạnh ® áp lực máu lên thành mạch tăng ® huyết áp tăng. Tim đập chậm và yếu ® áp lực máu lên thành mạch giảm ® huyết áp giảm.

(4) Đúng. Khi bị mất máu, lượng máu trong động mạch giảm ® áp lực máu lên thành mạch giảm ® huyết áp giảm.