K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ít nhất cần 4 lần.

Lần 1: Lật dọc để biến đổi 5312 thành 2315

Lần 2, lần 3, lần 4: ấn 3 vạch trên số 3 để đổi số 3 thành số 0.

22 tháng 10 2017

11 ket qua

Câu hỏi 1:Vào đầu mùa hè, Bob đã cao 140 cm. Vào cuối mùa hè, ông đã đo chiều cao của mình một lần nữa và phát hiện ra rằng nó đã tăng 5%. Đo bằng cm, chiều cao của mình vào cuối mùa hè là gì? Trả lời:cm.Câu hỏi 2:Chiều dài của mỗi cạnh của một khối lập phương là 3 cm. Diện tích bề mặt của khối lập phương, trong , làCâu hỏi 3:điểm Bella trên sáu trong tám hình ảnh của mình. Tỷ...
Đọc tiếp

Câu hỏi 1:
Vào đầu mùa hè, Bob đã cao 140 cm. Vào cuối mùa hè, ông đã đo chiều cao của mình một lần nữa và phát hiện ra rằng nó đã tăng 5%. Đo bằng cm, chiều cao của mình vào cuối mùa hè là gì? 
Trả lời:cm.

Câu hỏi 2:
Chiều dài của mỗi cạnh của một khối lập phương là 3 cm. Diện tích bề mặt của khối lập phương, trong , là

Câu hỏi 3:
điểm Bella trên sáu trong tám hình ảnh của mình. Tỷ lệ của hình ảnh mà cô không điểm số trên là%.

Câu 4:
Số lượng cm 7,05 m là

Câu hỏi 5:
Các khu vực của các con số được hiển thị là
(Tất cả các bên đều được đo trong cùng một đơn vị)
 

Câu hỏi 6:
Có bao nhiêu số chẵn từ 1 đến 100 chia hết cho 5? 
Trả lời: Có số.

Câu hỏi 7:
Có bao nhiêu số ba chữ số là chính xác hơn so với một số có hai chữ số 19 
trả lời: số.

Câu hỏi 8:
Alice là đi đến cửa hàng. Một phần ba của đường đến các cửa hàng, cô dừng lại để nói chuyện với Kelly. Sau đó, cô tiếp tục cho 6 km và đạt đến các cửa hàng. Cô ấy đi bao nhiêu cây số? 
Trả lời: km.

Câu 9:
Có bao nhiêu khác nhau 3 chữ số số nguyên có thể được hình thành bằng cách sử dụng chữ số 4, 5, 0 và 8, giả định rằng không có chữ số có thể được lặp đi lặp lại trong một số? 
Trả lời: Có số.

Câu 10:
Trong bảng 3 × 3 cho thấy, số 2, 4 và 6 được đặt sao cho mỗi số chỉ xảy ra một lần trong mỗi hàng và chỉ một lần trong mỗi cột. Giá trị của M + N là

8
14 tháng 3 2016

câu 7 là 6

tin mình đi

6 tháng 3 2016

Câu 1:147

Câu 2:9

Câu 3:16

Câu 4:705

Câu 5:....

Câu 6:10

Câu 7:...

Câu 8:9

Câu 9:...

Câu 10: 6 hoặc 8

Mình ko chắc chắn đâu nhé

9 tháng 10 2021

8 kq

9 tháng 10 2021

12 CM

Giải thưởng khi làm các bài này :1 Giải nhất : 10 SP2 Giải nhì : 8 SP3 Giải ba : 5 SP 5 Giải khuyến khích : 2 SPBắt đầu nào :Bài 1 : Tham gia một giải đấu bóng đá nam, ở bảng D có 4 đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt và tính điểm theo quy định hiện hành (Thắng : 3 điểm, Hòa : 1 điểm, Thua : 0 điểm). Kết thúc vòng loại, tổng số điểm các đội ở bảng D là 17 điểm. Hỏi ở bảng...
Đọc tiếp

Giải thưởng khi làm các bài này :

1 Giải nhất : 10 SP

2 Giải nhì : 8 SP

3 Giải ba : 5 SP 

5 Giải khuyến khích : 2 SP

Bắt đầu nào :

Bài 1 : Tham gia một giải đấu bóng đá nam, ở bảng D có 4 đội thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt và tính điểm theo quy định hiện hành (Thắng : 3 điểm, Hòa : 1 điểm, Thua : 0 điểm). Kết thúc vòng loại, tổng số điểm các đội ở bảng D là 17 điểm. Hỏi ở bảng D có mấy trận hòa?

Bài 2 : 

Cuối tuần này, lớp Lan có buổi liên hoan tất niên. Vì là lớp trưởng nên Lan được cô giáo chủ nhiệm nhờ mua 40 gói kẹo đến lớp. Khi đi ra chợ, Lan thấy hai cửa hàng cạnh nhau cùng bán 1 gói kẹo với giá 5000 đồng nhưng có khuyến mại khác nhau:

- Cửa hàng nhà bác Nam: Mua 10 gói kẹo được tặng thêm 1 gói.

- Cửa hàng nhà bác Hoa: Mua trên 6 gói kẹo sẽ được tặng 8% tổng số tiền phải trả.

Lan đang phân vân mua như thế nào để có thể đủ 40 gói mà số tiền phải trả là ít nhất. Em hay giúp Lan.

Bài 3 : 

Trên một con đường mòn nhỏ, có hai mẹ con nhà Sói đang đuổi một chú Thỏ ở giữa chúng. Khoảng cách giữa hai con sói là 400m và vận tốc của chúng đều là 2m/s. Khi hai còn sói bắt đầu chạy về phía nhau thì chú Thỏ đang từ chỗ Sói mẹ chạy lại phía Sói con với vận tốc 3m/s. Khi gặp Sói con thì lại lập tức quay đầu chạy về phía Sói mẹ. 

Thỏ cứ chạy đi chạy lại như vậy cho đến khi hai mẹ con nhà Sói gặp nhau. Và thế là Thỏ bị tóm gọn.

Hỏi từ lúc bắt đầu chạy đến lúc bị bắt, Thỏ đã chạy được bao nhiêu mét?

Bài 4 : Tìm số nguyên lớn nhất thỏa mãn nó bằng 19 lần tổng các chữ số của nó.

Bài 5 : Cho X là số tự nhiên có 2004 chữ số, Y là tổng các chữ số của X, Z là tổng các chữ số của Y và T lại là tổng các chữ số của Z. Biết rằng X là số chia hết cho 9. Tìm số T.

Bài 6 : Đoạn đường giữa A và B gồm một số đoạn lên dốc, xuống dốc và nằm ngang. Một xe máy đi từ A đến B hết 4 giờ và đi từ B về A hết 6 giờ. Hãy tìm khoảng cách giữa A và B biết rằng xe máy đi với vận tốc 30 km/h khi lên dốc, đi với vận tốc 42 km/h khi xuống dốc và đi với 35 km/h khi đi đường bằng.

Bài 7 : Giá xăng dầu trong năm 2014 có 2 lần thay đổi. Lần điều chỉnh thứ nhất (giữa năm) tăng 25% (tức là giá sau khi điều chỉnh tăng 25% so với giá trước khi điều chỉnh). Đến cuối năm, do giá xăng dầu thế giới giảm mạnh nên Nhà nước điều chỉnh giảm 36% (tức là giá sau khi điều chỉnh giảm 36% so với giá trước khi điều chỉnh). Hỏi muốn giá xăng dầu quay trở lại mức giá đầu năm 2014 thì phải điều chỉnh tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm? ok

1
21 tháng 2 2019

ko chép bài nha !!!

1. Lan viết số lớn nhất có tính chất : gồm 4 chữ số đôi một một khác nhau và là một bội của 9. Hương viết số nhỏ nhất có cùng tính chất đó. Tính tổng hai số mà Lan và Hương đã viết.2. Tuấn có hai chiếc đồng hồ chạy điện. Khi mất điện. Cả hai đồng hồ sẽ không hoạt động. Khi có điện, chiếc đồng hồ thứ nhất sẽ chạy lại từ 00 :00 (0 giờ), còn chiếc đồng hồ thứ hai...
Đọc tiếp


1. Lan viết số lớn nhất có tính chất : gồm 4 chữ số đôi một một khác nhau và là một bội của 9. Hương viết số nhỏ nhất có cùng tính chất đó. Tính tổng hai số mà Lan và Hương đã viết.
2. Tuấn có hai chiếc đồng hồ chạy điện. Khi mất điện. Cả hai đồng hồ sẽ không hoạt động. Khi có điện, chiếc đồng hồ thứ nhất sẽ chạy lại từ 00 :00 (0 giờ), còn chiếc đồng hồ thứ hai sẽ chạy tiếp theo thời gian cũ (tức là thời gian mà nó dừng). Có một đêm, điện bị mất vào lúc 2 giờ 30 và có điện trở lại lại lúc 4 giờ 30. Hỏi khi Tuấn thức giấc lúc 7 giờ sáng thì hai đồng hồ lệch nhau bao nhiêu phút? Biết đêm đó chỉ mất điện 1 lần.
3. Chú Hà nhìn công tơ mét thấy số km đã đi được là 15951. Chú thầm nghĩ : thú vị thật, đọc thử trái qua phải và từ phải qua trái đều được cùng một số. Sau đúng 2 giờ đồng hồ chạy xe liên tục, số hiện ra trên công tơ mét cũng có tính chất đúng như vậy. Hỏi vận tốc trung bình chú Hà đã đi trong  2 tiếng đó là bao nhiêu km/h ? Biết rằng trên đoạn đường đó, xe không được chạy quá 70km/h.
4. Thu, Thảo, Tuấn - mỗi bạn có một tấm bìa, trên đó có ghi một số tự nhiên. Không ai biết số trên tấm bìa của hai bạn còn lại. Sau khi được biết rằng ba số trên ba tấm bìa là khác nhau, có tổng bằng 13 và tích là số lẻ, Thu và Thảo đoán ra ngay tích của ba số đó nhưng Tuấn không đủ thông tin để đoán được. Hỏi trên tấm bìa của Tuấn ghi số mấy ?
5. Trong hộp có 30 viên bi đỏ, 20 viên bi xanh, 10 viên bi vàng, 8 viên bi trắng và 4 viên bi đen. Hỏi Trung cần lấy ít nhất bao nhiêu viên bi trong hộp để chắc chắn có được 2 màu, mỗi màu có ít nhất 5 viên bi ?
6. Có 25 sản phẩm với giá trung bình là 120 ngàn đồng/ sản phẩm. Không sản phẩm nào có giá dưới 40 ngàn và đúng 10 sản phẩm trong số đó có giá dưới 100 ngàn đồng. Hỏi một sản phẩm có thể có giá cao nhất là bao nhiêu ?
7. Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, có thể lập được bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số và các chữ số đôi một khác nhau ?
8. Trong một chương trình xây dựng tủ sách cho trường, có 2 nhóm bạn đã quyên góp sách. Nhóm thứ nhất, Dũng góp 5 quyển và An, Đăng, Tường mỗi bạn góp 10 quyển. Nhóm thứ hai, mỗi bạn góp ít nhất một quyển và số sách các bạn góp đôi một khác nhau. Tổng số sách 2 nhóm đã góp là 102 quyển. Hỏi hai nhóm đó có nhiều nhất bao nhiêu bạn ?
9. Cho A = 10 x 11 x ... x 99. Đổi chỗ chữ số hàng chục và hàng đơn vị của mỗi thừa số trong tích trên, ta được số B = 01 x 11 x 21 x ... x 99. Tính thương A/B
10. Có 6 cái hộp được đánh số từ 1 đến 6. Bạn Hồng bỏ 2018 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 2018 vào các hộp như sau : thẻ số 1 vào hộp 1, thẻ số 2 vào hộp 2,..., thẻ số 6 vào hộp số 6; sau đó, thẻ số 7 vào hộp 5, thể số 8 vào hộp số 4,...hồng tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết thẻ. Hỏi thẻ số 2018 được bỏ vào hộp nào ?
 

0
Bài 1: Tí có một số bi không quá 80 viên, trong đó số bi đỏ gấp 5 lần số bi xanh. Nếu Tí có thêm 3 viên bi xanh nữa thì số bi đỏ gấp 4 lần số bi xanh. Hỏi lúc đầu Tí có mấy viên bi đỏ, mấy viên bi xanh ?Bài giải: Bài này có nhiều cách giải khác nhau, xin nêu một cách giải như sauTa thấy: Số bi xanh lúc đầu bằng 1/5 số bi đỏ.Sau khi Tí có thêm 3 viên bi xanh nữa thì số bi xanh lúc đó bằng...
Đọc tiếp

Bài 1: Tí có một số bi không quá 80 viên, trong đó số bi đỏ gấp 5 lần số bi xanh. Nếu Tí có thêm 3 viên bi xanh nữa thì số bi đỏ gấp 4 lần số bi xanh. Hỏi lúc đầu Tí có mấy viên bi đỏ, mấy viên bi xanh ?

Bài giải: Bài này có nhiều cách giải khác nhau, xin nêu một cách giải như sau
Ta thấy: Số bi xanh lúc đầu bằng 1/5 số bi đỏ.
Sau khi Tí có thêm 3 viên bi xanh nữa thì số bi xanh lúc đó bằng 1/4 số bi đỏ.
Do đó 3 viên bi ứng với số phần của số bi đỏ là:
Vậy số bi đỏ của Tí lúc đầu là:
Số bi xanh của Tí lúc đầu là : 60 : 5 = 12 (viên)
Vậy lúc đầu Tí có 60 viên bi đỏ và 12 viên bi xanh.
Vì 60 + 12 = 72 nên kết quả này thỏa mãn giả thiết về số bi của Tí không có quá 80 viên.
 

Bài 2: Cho tổng : 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + ... + 49 + 50. Liệu có thể liên tục thay hai số bất kì bằng hiệu của chúng cho tới khi được kết quả là 0 hay không?

Bài giải: Ta đặt A = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + ... + 49 + 50. Dãy số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 50 có 50 số, trong đó số các số lẻ bằng số các số chẵn nên có 50 : 2 = 25 (số lẻ). Vậy A là một số lẻ. Gọi a và b là hai số bất kì của A, khi thay tổng a + b bằng hiệu a - b thì A giảm đi: (a + b) - (a - b) = 2 x b tức là giảm đi một số chẵn. Hiệu của một số lẻ và một số chẵn luôn là một số lẻ nên sau mỗi lần thay, tổng mới vẫn là một số lẻ. Vì vậy không bao giờ nhận được kết quả là 0.

Bài 3: Bác Hà có hai tấm kính hình chữ nhật. Chiều rộng của mỗi tấm kính bằng 1/2 chiều dài của nó và chiều dài của tấm kính nhỏ đúng bằng chiều rộng của tấm kính to. Bác ghép hai tấm kính sát vào nhau và đặt lên bàn có diện tích 90 dm2 thì vừa khít. Hãy tính kích thước của mỗi tấm kính đó.

Bài giải: Theo đầu bài, coi chiều rộng của tấm kính nhỏ là 1 đoạn thì chiều dài của nó là 2 đoạn như vậy và chiều rộng của tấm kính to cũng là 2 đoạn, khi đó chiều dài của tấm kính to là 4 đoạn như vậy. Nếu bác Hà ghép khít hai tấm kính lại với nhau sẽ được hình chữ nhật ABCD (hình vẽ), trong đó AMND là tấm kính nhỏ, MBCN là tấm kính to. Diện tích ABCD là 90 dm2. Chia hình chữ nhật ABCD thành 10 hình vuông nhỏ, mỗi cạnh là chiều rộng của tấm kính nhỏ thì diện tích của mỗi hình vuông nhỏ là 90 : 10 = 9 (dm2).
Ta có 9 = 3 x 3, do đó cạnh hình vuông là 3 dm. Tấm kính nhỏ có chiều rộng 3 dm, chiều dài là 3 x 2 = 6 (dm). Tấm kính to có chiều rộng là 6 dm, chiều dài là 6 x 2 = 12 (dm).

Bài 4: Cho 7 phân số:

Thăng chọn được hai phân số mà tổng có giá trị lớn nhất. Long chọn hai phân số mà tổng có giá trị nhỏ nhất. Tính tổng 4 số mà Thăng và Long đã chọn.

Bài giải:
Vậy ta sắp xếp được các phân số như sau :
Tổng hai phân số có giá trị lớn nhất là : 
Tổng hai phân số có giá trị nhỏ nhất là: 

Do đó tổng bốn phân số mà Thăng và Long đã chọn là:

Bài 5: Tìm các chữ số a và b thỏa mãn : 

Bài giải:
Vì 1/3 là phân số tối giản nên a chia hết cho 3 hoặc b chia hết cho 3.
Giả sử a chia hết cho 3, vì 1/a < 1/3 nên a > 3 mà a < 10 do đó a = 6 ; 9.
Vậy a = b = 6.

Bài 6: Viết liên tiếp các số từ trái sang phải theo cách sau : Số đầu tiên là 1, số thứ hai là 2, số thứ ba là chữ số tận cùng của tổng số thứ nhất và số thứ hai, số thứ tư là chữ số tận cùng của tổng số thứ hai và số thứ ba. Cứ tiếp tục như thế ta được dãy các số như sau : 1235831459437......
Trong dãy trên có xuất hiện số 2005 hay không ?

Bài giải:
Giả sử trong số tạo bởi cách viết như trên có xuất hiện nhóm chữ 2005 thì ta có : 2 + 0 là số có chữ số tận cùng là 0 (vô lí).
Vậy trong dãy trên không thể xuất hiện số 2005.

Bài 7: Có 5 đội tham gia dự thi toán đồng đội. Tổng số điểm của cả 5 đội là 144 điểm và thật thú vị là cả 5 đội đều đạt một trong ba giải : nhất (30 điểm) ; nhì (29 điểm) ; ba (28 điểm).
Chứng minh số đội đạt giải ba hơn số đội đạt giải nhất đúng một đội.

Bài giải:
Ta thấy trung bình cộng điểm của một đội giải nhất và một đội giải ba chính là số điểm của một đội giải nhì. 
Nếu số đội đạt giải nhất bằng số đội đạt giải ba thì tổng số điểm của cả 5 đội là : 29 x 5 = 145 (điểm) > 144 điểm, không thỏa mãn.
Nếu số đội giải nhất nhiều hơn số đội giải ba thì tổng điểm 5 đội lớn hơn 145, cũng không thỏa mãn.
Do đó số đội giải nhất phải ít hơn số đội giải ba. Khi đó ta xếp một đội giải nhất và một đội giải ba làm thành một cặp thì cặp này sẽ có tổng số điểm bằng hai đội giải nhì. Số đội giải ba thừa ra (không được xếp cặp với một đội giải nhất) chính là số điểm mà tổng điểm của 5 đội nhỏ hơn 145. Vì vậy số đội giải ba nhiều hơn số đội giải nhất bao nhiêu thì tổng điểm của 5 đội sẽ nhỏ hơn 145 bấy nhiêu.

Vì tổng số điểm của cả 5 đội là 144 điểm nên số đội giải ba nhiều hơn số đội giải nhất là 145 - 144 = 1. 

Bài 8: Viết liên tiếp các số từ trái sang phải theo cách sau: Số đầu tiên là 1, số thứ hai là 2, số thứ ba là chữ số tận cùng của tổng số thứ nhất và số thứ hai, số thứ tư là chữ số tận cùng của tổng số thứ hai và số thứ ba. Cứ tiếp tục như thế ta được dãy các số như sau: 1235831459437...... 
Trong dãy trên có xuất hiện số 2005 hay không ?

Bài giải:
Giả sử trong số tạo bởi cách viết như trên có xuất hiện nhóm chữ 2005 thì ta có: 2 + 0 là số có chữ số tận cùng là 0 (vô lí).
Vậy trong dãy trên không thể xuất hiện số 2005.

Bài 9: Có 5 đội tham gia dự thi toán đồng đội. Tổng số điểm của cả 5 đội là 144 điểm và thật thú vị là cả 5 đội đều đạt một trong ba giải: nhất (30 điểm); nhì (29 điểm); ba (28 điểm).
Chứng minh số đội đạt giải ba hơn số đội đạt giải nhất đúng một đội.

Bài giải:
Ta thấy trung bình cộng điểm của một đội giải nhất và một đội giải ba chính là số điểm của một đội giải nhì.
Nếu số đội đạt giải nhất bằng số đội đạt giải ba thì tổng số điểm của cả 5 đội là: 29 x 5 = 145 (điểm) > 144 điểm, không thỏa mãn.
Nếu số đội giải nhất nhiều hơn số đội giải ba thì tổng điểm 5 đội lớn hơn 145, cũng không thỏa mãn. 
Do đó số đội giải nhất phải ít hơn số đội giải ba. Khi đó ta xếp một đội giải nhất và một đội giải ba làm thành một cặp thì cặp này sẽ có tổng số điểm bằng hai đội giải nhì. Số đội giải ba thừa ra (không được xếp cặp với một đội giải nhất) chính là số điểm mà tổng điểm của 5 đội nhỏ hơn 145. Vì vậy số đội giải ba nhiều hơn số đội giải nhất bao nhiêu thì tổng điểm của 5 đội sẽ nhỏ hơn 145 bấy nhiêu.

Vì tổng số điểm của cả 5 đội là 144 điểm nên số đội giải ba nhiều hơn số đội giải nhất là 145 - 144 = 1.

Bài 10: Cho (1), (2), (3), (4) là các hình thang vuông có kích thước bằng nhau. Biết rằng PQ = 4 cm. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD. 

Bài giải:
Vì các hình thang vuông PQMA, QMBC, QPNC, PNDA bằng nhau nên: MQ = NP = QP = 4 cm và CN = AD.
Mặt khác AD = NP + QM = 4 + 4 = 8 (cm)
Do đó: CN = AD = 8 cm.
Diện tích hình thang vuông PQCN là: (CN + PQ) x NP: 2 = (8 + 4) x 4: 2 = 24 (cm2)
Suy ra: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 24 x 4 = 96 (cm2)

Bài 11:Tích sau đây có tận cùng bằng chữ số nào ? 

Bài giải:
Tích của bốn thừa số 2 là 2 x 2 x 2 x 2 = 16 và 2003: 4 = 500 (dư 3) nên ta có thể viết tích của 2003 thừa số 2 dưới dạng tích của 500 nhóm (mỗi nhóm là tích của bốn thừa số 2) và tích của ba thừa số 2 còn lại.
Vì tích của các thừa số có tận cùng là 6 cũng là số có tận cùng bằng 6 nên tích của 500 nhóm trên có tận cùng là 6.
Do 2 x 2 x 2 = 8 nên khi nhân số có tận cùng bằng 6 với 8 thì ta được số có tận cùng bằng 8 (vì 6 x 8 = 48). Vậy tích của 2003 thừa số 2 sẽ là số có tận cùng bằng 8. 

Bài 12: Một người mang cam đi đổi lấy táo và lê. Cứ 9 quả cam thì đổi được 2 quả táo và 1 quả lê, 5 quả táo thì đổi được 2 quả lê. Nếu người đó đổi hết số cam mang đi thì được 17 quả táo và 13 quả lê. Hỏi người đó mang đi bao nhiêu quả cam?

Bài giải:
9 quả cam đổi được 2 quả táo và 1 quả lê nên 18 quả cam đổi được 4 quả táo và 2 quả lê. Vì 5 quả táo đổi được 2 quả lê nên 18 quả cam đổi được: 4 + 5 = 9 (quả táo).
Do đó 2 quả cam đổi được 1 quả táo. Cứ 5 quả táo đổi được 2 quả lê nên 10 quả cam đổi được 2 quả lê. Vậy 5 quả cam đổi được 1 quả lê. Số cam người đó mang đi để đổi được 17 quả táo và 13 quả lê là: 2 x 17 + 5 x 13 = 99 (quả). 

Bài 13: Tìm một số tự nhiên sao cho khi lấy 1/3 số đó chia cho 1/17 số đó thì có dư là 100.

Bài giải:
Vì 17 x 3 = 51 nên để dễ lí luận, ta giả sử số tự nhiên cần tìm được chia ra thành 51 phần bằng nhau. Khi ấy 1/3 số đó là 51: 3 = 17 (phần); 1/17 số đó là 51: 17 = 3 (phần). 
Vì 17: 3 = 5 (dư 2) nên 2 phần của số đó có giá trị là 100 suy ra số đó là: 100: 2 x 51 = 2550. 

Bài 14: Tuổi của con hiện nay bằng 1/2 hiệu tuổi của bố và tuổi con. Bốn năm trước, tuổi con bằng 1/3 hiệu tuổi của bố và tuổi con. Hỏi khi tuổi con bằng 1/4 hiệu tuổi của bố và tuổi của con thì tuổi của mỗi người là bao nhiêu?

Bài giải:
Hiệu số tuổi của bố và con không đổi. Trước đây 4 năm tuổi con bằng 1/3 hiệu này, do đó 4 năm chính là: 1/2 - 1/3 = 1/6 (hiệu số tuổi của bố và con).
Số tuổi bố hơn con là: 4: 1/6 = 24 (tuổi).
Khi tuổi con bằng 1/4 hiệu số tuổi của bố và con thì tuổi con là: 24 x 1/4 = 6 (tuổi). 
Lúc đó tuổi bố là: 6 + 24 = 30 (tuổi). 

Bài 15: Hoa có một sợi dây dài 16 mét. Bây giờ Hoa cần cắt đoạn dây đó để có đoạn dây dài 10 mét mà trong tay Hoa chỉ có một cái kéo. Các bạn có biết Hoa cắt thế nào không?

Bài giải:
Xin nêu 2 cách cắt như sau:
Cách 1: Gập đôi sợi dây liên tiếp 3 lần, khi đó sợi dây sẽ được chia thành 8 phần bằng nhau.
Độ dài mỗi phần chia là: 16: 8 = 2 (m)
Cắt đi 3 phần bằng nhau thì còn lại 5 phần.
Khi đó độ dài đoạn dây còn lại là: 2 x 5 = 10 (m)
Cách 2: Gập đôi sợi dây liên tiếp 2 lần, khi đó sợi dây sẽ được chia thành 4 phần bằng nhau.
Độ dài mỗi phần chia là: 16: 4 = 4 (m)
Đánh dấu một phần chia ở một đầu dây, phần đoạn dây còn lại được gập đôi lại, cắt đi một phần ở đầu bên kia thì độ dài đoạn dây cắt đi là: (16 - 4): 2 = 6 (m)
Do đó độ dài đoạn dây còn lại là: 16 - 6 = 10 (m) 

Bài 16: Một thửa ruộng hình chữ nhật được chia thành 2 mảnh, một mảnh nhỏ trồng rau và mảnh còn lại trồng ngô (hình vẽ). Diện tích của mảnh trồng ngô gấp 6 lần diện tích của mảnh trồng rau. Chu vi mảnh trồng ngô gấp 4 lần chu vi mảnh trồng rau. Tính diện tích thửa ruộng ban đầu, biết chiều rộng của nó là 5 mét. 

Bài giải:
Diện tích mảnh trồng ngô gấp 6 lần diện tích mảnh trồng rau mà hai mảnh có chung một cạnh nên cạnh còn lại của mảnh trồng ngô gấp 6 lần cạnh còn lại của mảnh trồng rau. Gọi cạnh còn lại của mảnh trồng rau là a thì cạnh còn lại của mảnh trồng ngô là a x 6. Vì chu vi mảnh trồng ngô (P1) gấp 4 lần chu vi mảnh trồng rau (P2) nên nửa chu vi mảnh trồng ngô gấp 4 lần nửa chu vi mảnh trồng rau.
Nửa chu vi mảnh trồng ngô hơn nửa chu vi mảnh trồng rau là: a x 6 + 5 - (a + 5) = 5 x a. 
Ta có sơ đồ:
Độ dài cạnh còn lại của mảnh trồng rau là: 5 x 3: (5 x a - 3 x a) = 7,5 (m)
Độ dài cạnh còn lại của mảnh trồng ngô là: 7,5 x 6 = 45 (m)
Diện tích thửa ruộng ban đầu là: (7,5 + 4,5) x 5 = 262,5 (m2) 

Bài 17: Tôi đi bộ từ trường về nhà với vận tốc 5 km/giờ. Về đến nhà lập tức tôi đạp xe đến bưu điện với vận tốc 15 km/giờ. Biết rằng quãng đường từ nhà tới trường ngắn hơn quãng đường từ nhà đến bưu điện 3 km. Tổng thời gian tôi đi từ trường về nhà và từ nhà đến bưu điện là 1 giờ 32 phút. Bạn hãy tính quãng đường từ nhà tôi đến trường.

Bài giải:
Thời gian để đi 3 km bằng xe đạp là: 3: 15 = 0,2 (giờ)
Đổi: 0,2 giờ = 12 phút.
Nếu bớt 3 km quãng đường từ nhà đến bưu điện thì thời gian đi cả hai quãng đường từ nhà đến trường và từ nhà đến bưu điện (đã bớt 3 km) là:
1 giờ 32 phút - 12 phút = 1 giờ 20 phút = 80 phút.
Vận tốc đi xe đạp gấp vận tốc đi bộ là: 15: 5 = 3 (lần)
Khi quãng đường không đổi, vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian nên thời gian đi từ nhà đến trường gấp 3 lần thời gian đi từ nhà đến thư viện (khi đã bớt đi 3 km). Vậy:
Thời gian đi từ nhà đến trường là: 80: (1 + 3) x 3 = 60 (phút);
60 phút = 1 giờ 
Quãng đường từ nhà đến trường là: 1 x 5 = 5 (km)

Bài 18: Cho phân số: 
a) Có thể xóa đi trong tử số và mẫu số những số nào mà giá trị của phân số vẫn không thay đổi không?
b) Nếu ta thêm số 2004 vào mẫu số thì phải thêm số tự nhiên nào vào tử số để phân số không đổi?

Bài giải:
= 45 / 270 = 1/6.

a) Để giá trị của phân số không đổi thì ta phải xóa những số ở mẫu mà tổng của nó gấp 6 lần tổng của những số xóa đi ở tử. Khi đó tổng các số còn lại ở mẫu cũng gấp 6 lần tổng các số còn lại ở tử. Vì vậy đổi vai trò các số bị xóa với các số còn lại ở tử và mẫu thì ta sẽ có thêm phương án xóa. Có nhiều cách xóa, xin giới thiệu một số cách (số các số bị xóa ở mẫu tăng dần và tổng chia hết cho 6): mẫu xóa 12 thì tử xóa 2; mẫu xóa 18 thì tử xóa 3 hoặc xóa 1, 2; mẫu xóa 24 hoặc xóa 11, 13 thì tử xóa 4 hoặc xóa 1, 3; mẫu xóa 12, 18 hoặc 13, 17 hoặc 14, 16 thì tử xóa 5 hoặc 2, 3 hoặc 1, 4; mẫu xóa 12, 24 hoặc 11, 25 hoặc 13, 23 hoặc 14, 22 hoặc 15, 21 hoặc 16, 20 hoặc 17, 19 thì tử xóa 6 hoặc 1, 5 hoặc 2, 4 hoặc 1, 2, 3; mẫu xóa 18, 24 hoặc 17, 25 hoặc 19, 23 hoặc 20, 22 hoặc 11, 13, 18 hoặc 12, 13, 17 hoặc 11, 14, 17 hoặc 11, 15, 16 hoặc 12, 14, 16 hoặc 13, 14, 15 thì tử xóa 7 hoặc 1, 6 hoặc 2, 5 hoặc 3, 4 hoặc 1, 2, 4; ...
Các bạn hãy kể tiếp thử xem được bao nhiêu cách nữa?
b) Để giá trị phân số không đổi, ta thêm một số nào đó vào tử bằng 1/6 số thêm vào mẫu. Vậy nếu thêm 2004 vào mẫu thì số phải thêm vào tử là:
2004: 6 = 334.

Bài 19: Người ta lấy tích các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 30 để chia cho 1000000. Bạn hãy cho biết:

1) Phép chia có dư không?
2) Thương là một số tự nhiên có chữ số tận cùng là bao nhiêu?

Bài giải:
Xét tích A = 1 x 2 x 3 x ... x 29 x 30, trong đó các thừa số chia hết cho 5 là 5, 10, 15, 20, 25, 30; mà 25 = 5 x 5 do đó có thể coi là có 7 thừa số chia hết cho 5. Mỗi thừa số này nhân với một số chẵn cho ta một số có tận cùng là số 0. Trong tích A có các thừa số là số chẵn và không chia hết cho 5 là: 2, 4, 6, 8, 12, . . . , 26, 28 (có 12 số). Như vật trong tích A có ít nhất 7 cặp số có tích tận cùng là 0, do đó tích A có tận cùng là 7 chữ số 0.
Số 1 000 000 có tận cùng là 6 chữ số 0 nên A chia hết cho 1 000 000 và thương là số tự nhiên có tận cùng là chữ số 0.

Bài 20: Ba bạn Toán, Tuổi và Thơ có một số vở. Nếu lấy 40% số vở của Toán chia đều cho Tuổi và Thơ thì số vở của ba bạn bằng nhau. Nhưng nếu Toán bớt đi 5 quyển thì số vở của Toán bằng tổng số vở của Tuổi và Thơ. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở?

Bài giải:
Đổi 40% = 2/5.
Nếu lấy 2/5 số vở của Toán chia đều cho Tuổi và Thơ thì mỗi bạn Tuổi hay Thơ đều được thêm 2/5: 2 = 1/5 (số vở của Toán)
Số vở còn lại của Toán sau khi cho là: 
1 - 2/5 = 3/5 (số vở của Toán)
Do đó lúc đầu Tuổi hay Thơ có số vở là:
3/5 - 1/5 = 2/5 (số vở của Toán)
Tổng số vở của Tuổi và Thơ lúc đầu là:
2/5 x 2 = 4/5 (số vở của Toán)
Mặt khác theo đề bài nếu Toán bớt đi 5 quyển thì số vở của Toán bằng tổng số vở của Tuổi và Thơ, do đó 5 quyển ứng với: 1 - 4/5 = 1/5 (số vở của Toán)
Số vở của Toán là: 5: 1/5 = 25 (quyển)
Số vở của Tuổi hay Thơ là: 25 x 2/5 = 10 (quyển)

Nhận xét

2
1 tháng 4 2016

are you crazy

1 tháng 4 2016

Thanh niên say rắm

26 tháng 3 2023

23:59