Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số đề nha: (TỪ ĐỒNG NGHĨA)
Bài 1 :
Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :
a- TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)
b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )
c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )
d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )
e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )
Bài 2 :
Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :
a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.
b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.
Bài 3 :
Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại :
a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.
b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.
c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.
Bài 4 :
Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.
Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.
Bài 5 :
Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu :
a) Thợ + X
b) X + viên
c) Nhà + X
d) X + sĩ
Bài 6 :
Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây :
a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích
b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ).
c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
Bài 7 :
Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm :
a) Cắt, thái, ...
b) To, lớn,...
c) Chăm, chăm chỉ,...
Bài 8 :
Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng“hoà” có trong mỗi nhóm :
Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.
Bài 9 :
Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau :
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.
( theo Nguyễn Đình Thi )
(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .
(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .
(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.
(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .
(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.
Bài 10:
Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :
Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....
Từ đồng âm
Bài 1 :
Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :
a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu .
b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .
c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.
Bài 2 :
Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.
Bài 3 :
Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.
1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy:
là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa
Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu
– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…
-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh
– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được
Đại từ:
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
2)
Hán Việt:
Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.
Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )
bạn cứ bịa ra 1 chuyện j đó ví dụ như đi chơi quên h về, điểm thi tốt, làm vỡ bình mà mẹ thích nhất,..... rồi bạn kể tường tận sự việc đó lý do siễn biến kết quả cứ thế mà lm, có j sai mik xin lỗi
mình thi rui
đề là hãy cho biết điệp từ là j?tác dụng của điệp từ?
có mấy loại điệp từ?tìm và nêu tác dụng của phép điệp từ trong câu thơ sau:
cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Hồ Chí Minh
Đề
Câu 1: Kể tên 2 tác phẩm, tác giả thuộc văn học trung đại Việt Nam mà em đã học, trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì 1.(1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Chỉ ra điểm giống và khác nhau của bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh
Câu 3: (2,0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
"Khi đi trẻ lúc về già
Giọng quê không đổi sương pha mái đầu."
("Hồi hương ngẫu thư", Hạ Tri Chương)
a/ Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên
b/ Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.
Câu 3: (5,0 điểm) Hãy viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 7.