Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
- Đoạn thơ được trích từ văn bản: ' Ông đồ'
- Tác giả: Vũ Đình Liên
2.
- Thể thơ: Ngũ ngôn
3.
-Phép tu từ: so sánh
- Tác dụng: Cho ta thấy được nét chữ vô cùng của ông đồ, bay bổng. Ca ngợi ông đồ có hoa tay vô cùng đẹp khi ông viết chữ.
4.
- Nội dụng: Nói lên hình ảnh của ông đồ vào những ngày Tết.
Câu 1: Trích trong bài thơ" Ông Đồ " , Tác giả : Vũ Đình Liên
Câu 2: Câu thơ “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay”sử dụng biện pháp tu từ so sánh
Tác dụng : gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động hơn
Câu 3: Đoạn thơ cho ta hiểu gì về một nét đẹp mỗi dịp Tết đến, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà.
Câu 4: Có chứ , và nên duy trì phong tục vì chúng ta cần nâng niu và trân trọng chữ khi từ bao đời nay, những tấm hoành phi, câu đối trong những khu vực đình chùa, miếu mạo hay trong mỗi gia đình vẫn được sử dụng và luôn được đặt ở những nơi trang trọng và linh thiêng nhất. Vai trò của ông đồ hết sức to lớn khi vừa dạy chữ, vừa truyền trao nghệ thuật thư pháp - một hình thức văn hoá xem trọng chữ nghĩa của thánh hiền.
Câu 5: Trong hai khổ thơ trên, tuy ta thấy đó là một khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp nhưng cũng nhận thấy một nỗi buồn thầm kín. Hãy chỉ ra và phân tích.(hơi sai bởi vì từ câu 3,4 mới có đoạn buồn )
C1
-Bài thơ Ông đồ
-Tác giả:Vũ Đình Liên
C2:biện pháp so sánh
ss ''hoa tay'' với ''phương múa rồng bay''
=>cho thấy nét chữ rất đẹp,làm cho sự vật được sinh động và gợi hình,gợi cảm hơn
3. Nghĩa:
- Viết lên một cách đẹp đẽ, thành thục.
4. BPTT so sánh: "....như..."
Tác dụng:
- Giúp hành động của ông đồ già trở được miêu tả rõ ràng, chi tiết.
- Câu thơ thêm phần hấp dẫn, mang tính gợi cảm.
5.
Ý nghĩa: thể hiện cái đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
Theo như mình nghĩ: Nét buồn thầm kín mà tác giả thể hiện qua khổ 2 đó là hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết"
Phân tích: Các ông đồ học chữ thánh hiền để dạy học, để vào dịp Tết người ta sẽ xin chữ của ông vì xưa kia có truyền thống chơi câu đối vào ngày Tết, để hưởng 1 cuộc sống không giàu về vật chất nhưng cao sang về tinh thần. Nhưng cũng vì nghèo, họ phải ra hè phố để bán chữ, để đổi lấy miếng cơm manh áo. Đây là dấu hiệu của sự suy sụp, sụp đổ của nền Hán học, chữ Nho
Chúc bạn học tốt ^^
- Lời dẫn trong khổ thơ là:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Đó là lời dẫn gián tiếp.
tham khảo
Lời dẫn trong khổ thơ là:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Đó là lời dẫn gián tiếp.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”.
Vũ Đình Liên à một nhà thơ, nhà giáo nhân dân Việt Nam. Bài thơ Ông Đồ của ông được một nhà phê bình văn học xem là một trong mười bài thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ Mới. Đoạn thơ này được trích từ bài thơ " Ông Đồ".Từ bao nhiêu cho người đọc thấy được nghề cho chữ đã từng được mọi người rất yêu mến. Sự có mặt của ông đồ đã thu hút sự chú ý của mọi người, ông chính là trung tâm của sự kính nể và ngưỡng mộ. Hạnh phúc không chỉ là có nhiều người thuê viết mà còn được tấm tắc ngợi khen tài – Bởi ông có tài viết chữ rất đẹp. Ba phụ âm 't' cùng xuất hiện trong 1 câu như 1 tràng pháo tay giòn giã để ca ngợi cái tài năng của ông. Giữa vòng người đón đợi ấy ông hiện lên như 1 người nghệ sĩ đang say mê, sáng tạo, trổ hết tài năng tâm huyết của mình để rồi ông được người đời rất ngưỡng mộ.Với sự ngưỡng mộ đó thì Vũ Đình Liên còn thể hiện 1 lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chơi câu đối chữ. Nhưng liệu có bao nhiêu người thuê viết hiểu được ý nghĩ sâu xa của từng c
"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
Có bài nào trên mạng thì bảo tui ko thì vt ra hộ tui nha
Những lời khen thật hào phóng, nhưng nghĩ kĩ đó chỉ là lời khen của những người ngoài giới bút nghiên. Đi viết câu đối thuê, bản thân việc ấy đã là nỗi lận đận, là bước thất thế của người theo nghiệp khoa bảng. Đỗ các thành quan nghè, quan thám, đỗ thấp thì cũng ông cử, ông tú, chứ ông đó là chưa đỗ đạt gì, công chưa thành, danh chưa toại, đành về quê dạy học, bốc thuốc, hay xem lí số ở nơi đô hội như có lần Tản Đà đã làm. Ngày tết, mài mực bán chữ ngoài vỉa hè chắc cũng là việc bất đắc dĩ của nho gia. Chữ thì cho chứ ai lại bán. Bán chữ là cái cực của kẻ sĩ ở mọi thời. Bà con yêu quý và cũng thán phục cái thú chữ mà bà con không biết, hay chỉ võ vẽ, nên mới khen lao đến vậy. Lời khen này không mang lại vinh quang cho ông đồ, có thể ông còn tủi nữa, nhưng nó an ủi ông nhiều, nó là cái tình của người đời vào hồi vận mạt của ông. Tác giả giới thiệu: cùng với hoa đào, mỗi năm mới có một lần chứ nhiều nhặn gì đâu, giấy đỏ mực tàu, chữ nghĩa thánh hiền bày trên hè phố. Đừng nghĩ đến chuyện khoa bảng, hãy nghĩ trên cương vị người bán, thì đây là hai đoạn thơ vui vì nó nói được sự đắt hàng, ông đồ còn sống được, có thể tồn tại trong cái xã hội đang biến động này. Nhưng cuộc đời đã không như thế mãi, cái ý thích của người ta cũng thay đổi theo thời cuộc. Lớp người mới lớn không có liên hệ gì để mà quyến luyến cái thứ chữ tượng hình kia. Cái tài viết chân, thảo, triện, lệ của ông đồ chữ tốt kia, họ không cần biết đến:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Nội dung : Hình ảnh ông đồ thời xưa-thời hoàng kim của ông đồ
Nội dung : Hình ảnh ông đồ với cây đào thời hoàng kim, thịnh vượng.