Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
Con người đã lợi dụng tính ứng động sinh trưởng của thực vật để trồng hoa, giữ cho hoa nở đúng vào các dịp lễ tết, kéo dài thời gian ngủ của chồi (vd: Hoa đào, mai, …)
Tham khảo:
Ứng dụng | Cơ sở ứng dụng | Lợi ích |
Dùng cây sống (cây keo, cây lồng mức,…), cọc gỗ, cọc bê tông làm trụ bám cho cây khi trồng hồ tiêu | Tính hướng tiếp xúc | Giúp cây bám chắc để vươn lên |
Làm giàn khi trồng các cây dây leo như bầu, bí,… | Tính hướng tiếp xúc | Giúp cây bám chắc và hướng về ánh sáng |
Sử dụng các biện pháp bảo quản lạnh, khô, tránh ánh sáng,… để kéo dài thời gian ngủ của hạt | Hiện tượng ngủ nghỉ của hạt | Bảo quản hạt tốt hơn |
Trồng xen canh giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng | Tính hướng sáng | Tiết kiệm diện tích trồng cây |
Điều khiển quá trình ra hoa của cây thông qua điều khiển chế độ chiếu sáng, nhiệt độ,… Ví dụ: tăng thời gian chiếu sáng ở thanh long, cúc, mía,… | ứng động sinh trưởng | Giúp tăng năng suất cây trồng |
Học xong chủ đề dinh dưỡng khoáng, quang hợp, em rút ra được nhiều ứng dụng thực tiển trong nông nghiệp là:
- Khi trồng và chăm sóc cây ta cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây qua việc bón phân, không bón phân nhiều quá mức cần thiết bởi vậy sẽ gây hại cho cây.
- Khi trồng cây phải căn đều khoảng cách giữa các cây, không quá dày cũng như quá thưa để cây có thể hứng được 1 ánh sáng cần thiết để quang hợp. Trong quá trình chăm sóc cũng cần thường xuyên tươi tiêu làm tơi đất giúp cây sinh trưởng tốt.
Tham khảo:
Ứng dụng | Cơ sở |
Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng | Nhận biết điều kiện hóa đáp ứng |
Làm bù nhìn để ở ruộng mương đuổi chim chóc phá hoại mùa màng | Nhận biết điều kiện hóa hành động |
Tham khảo!
Vận dụng hiện tượng hướng động trong sản xuất:
- Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân và tưới nước xung quanhh gốc để kích thích rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng.
- Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao bằng cách: hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa để đảm bảo đủ ánh sáng khi cây đã lớn.
- Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển bằng cách làm giàn, mở rộng giàn để kích thích thân cây vươn dài.
Vận dụng hiện tượng ứng động trong sản xuất:
- Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường bảo quản (bảo quản trong kho lạnh, phơi khô hạt giống), hạn chế tiếp xúc ánh sáng hoặc sử dụng các chất ức chế nảy mầm.
- Kích thích hạt gióng, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách cung cấp thêm nước, tăng nhiệt độ môi trường, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, ...
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa của các loài cây trồng bằng cách bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ, ...
Tham khảo:
Một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn:
- Sử dụng hormone auxin để hạn chế rụng hoa và quả, tăng tỉ lệ đậu quả ở nhóm cây có múi. Ví dụ: Phun α – NAA (5 – 15 ppm) làm giảm tỉ lệ rụng quả ở cây bông.
- Sử dụng Gibberellin làm tăng chiều cao của một số cây như cây lấy sợi, lấy gỗ,… Ví dụ: Phun GAs (20 – 50 ppm) giúp tăng chiều cao cây đay lên gấp 2 – 2,5 lần.
- Sử dụng Ethylene kích thích ra hoa trái vụ ở một số cây trồng. Ví dụ: Phun ethylene (0,1 – 0,25%) lên bề mặt lá thúc đẩy cây dứa ra hoa trái vụ.
Con người đã lợi dụng tính ứng động sinh trưởng của thực vật để trồng hoa, giữ cho hoa nở đúng vào các dịp lễ tết, kéo dài thời gian ngủ của chồi (vd: Hoa đào, mai, …)
cảm ơn câu trả lời của bạn. Nhưng đó chưa phải là đáp án chính xác. ý mình hỏi là ứng động không sinh trưởng mà bạn lại trả lời là ứng động sinh trưởng
Để có thể tạo điều kiện cho các loài hoa nở theo đúng thời gian mà người nông dân mong muốn (VD: Đào nở hoa, ứng động sinh trưởng)
Làm giảm bớt nhiệt trong cây và khuyếch tán khí CO2 cho quá trình quang hợp (ứng động không sinh trưởng)
Bắt mồi ở những loài cây phát triển ở nơi nghèo chất dinh dưỡng