K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 9 2023

Ở nông thôn, dân cư tập trung thưa thớt hơn so với dân cư thành thị em nhé.

12 tháng 9 2023

tham khảo

Tại khu vực thành thị, trung bình mỗi hộ dân có 3,3 người/hộ, thấp hơn khu vực nông thôn 0,3 người/hộ. Vùng Trung du và miền núi phía bắc có số người bình quân một hộ cao nhất cả nước (3,8 người/hộ); vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có số người bình quân một hộ thấp nhất cả nước (3,3 người/hộ).

3 tháng 1 2022

C.Có lịch sử khai thác lãnh thổ và định cư lâu đời.​​​​​​​

27 tháng 12 2018

a) Nhận xét

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

22 tháng 3 2019

Qúa trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp -> phần lớn lao động vẫn hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp nên phần lớn dân cư vẫn tập trung ở khu vực nông thôn.

Đáp án cần chọn là: B

18 tháng 12 2018

a) Quần cư nông thôn

- Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số khác nhau. Các điểm dân cư có tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc và địa bàn cư trú như làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường,...), buôn, plây (các dân tộc Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me).

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc vào đất đai nên các điểm dân cư nông thôn thường được phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

- Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi. Tỉ lệ người không làm nông nghiệp ở nông thôn ngày càng tăng.

b) Quần cư thành thị

- Các đô thị, nhất là các đô thị lớn của nước ta có mật độ dân số rất cao. Ở nhiều siêu đô thị, kiểu “nhà ống” san sát nhau khá phổ biến. Ở các thành phố lớn, những chung cư cao tầng đang được xây dựng ngày càng nhiều. Ngoài ra còn có kiểu nhà biệt thự, nhà vườn,...

- Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Các thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.

6 tháng 8 2017

Nguyên nhân chủ yếu các hoạt động dịch vụ tập trung ở thành phố lớn và thị xã nhiều hơn ở khu vực nông thôn là do ở khu vực này có dân cư tập trung đông và kinh tế phát triển hơn khu vực nông thôn.

Đáp án: A.

8 tháng 9 2023

Trong giai đoạn từ 1990 đến 2016, phân bố dân cư ở Việt Nam được chia thành hai loại: thành thị và nông thôn.

Trên thực tế, có một sự dịch chuyển đáng kể của dân số từ nông thôn sang thành thị trong thời gian này. Dân số thành thị tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều này có thể được giải thích bởi sự phát triển kinh tế và công nghiệp, thu hút người dân từ các vùng nông thôn đến các khu vực đô thị để tìm kiếm cơ hội việc làm và cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của nước ta. Nông thôn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi.

Tổng kết lại, trong giai đoạn 1990-2016, chúng ta đã chứng kiến một sự dịch chuyển dân số từ nông thôn sang thành thị, nhưng dân số nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số của nước ta