Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Với Ra-ma, lúc này chàng không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đường quân vương. Với tư cách ấy, chàng ở trong một hoàn cảnh vô cùng khó xử: vừa yêu thương xót xa cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng: "Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng, trước mặt những người khác...".
Thành ngữ "cú nói có, vọ nói không" trong lời của Huyện Trìa có nghĩa là gì?
A. Lời khai của Trùm Sò mâu thuẫn, không trung thực
B. Lời trình của Đề Hầu mâu thuẫn với lời khai của Trùm Sò và Thị Hến
C. Lời Khai của Trùm Sò và Thị Hến mâu thuẫn, không biết đúng sai, phân định thế nào cho thỏa đáng
D. Lời khai của Hến với Đề Hầu và Huyện Trìa không thống nhất
Chọn đáp án: C. Lời khai của Trùm Sò và Thị Hến mâu thuẫn, không biết đúng sai, phân định thế nào cho thoả đáng
1. Hình thức biến hóa của Tấm: đầu tiên Tấm biến thành chim Vàng anh, tiếp đó là cây xoan, khung cửi, quả thị.
2. + Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
4. - Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
5. - Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
1)-Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. C
-Tấm hóa thành cây xoan đào.
-Tấm hóa thành cây thị.
2)mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
3) Độc ác,mất nhân tính
4)
- Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người.
- Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm.
- Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quí.
⇒ Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.
- Trước phiên tòa, các mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, kiện tụng:
+ Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lữ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà
+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến
- Trong phiên tòa, các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển:
+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến
+ Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đê Hầu
- Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới
+ Mâu thuẫn Huyện Trìa với Đê Hầu
+ Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò.
- Nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn mới và trở thành mâu thuẫn chính trong các màn kịch là do Đê Hầu và Huyện Trìa đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho thị và xử ép Trùm Sò.
- Trước phiên tòa: Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Đề Hầu
+ Dẫn chứng: Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy/ Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét.
=> Huyện Trìa đã biết được tính cách của Đề hầu từ trước: một người hay nói bật, điêu toa, không có thiện cảm.
- Trong phiên tòa: Huyện Trìa và Thị Hến.
+ Trước đây, hai người này chỉ ở mối quan hệ bề trên kẻ dưới.
+ Khi phiên tòa diễn ra: Thấy cô đơn chút chạnh lòng thương/ Phải nâng lên hầu gần quan/Ai dám nói vu oán giá họa.
=> Huyện Trìa dường như đã mềm lòng trước Thị Hến và có ý thiên vị, phân xử thắng cho nàng.
Truyện cổ tích thường kể về số phận và cuộc đời của những con người bất hạnh nhưng ở họ ánh lên vẻ đẹp của tài năng, phẩm chất, đức độ. Đó là một Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, có tài năng phi thường lập nhiều chiến công hiển hách. Một Sọ Dừa khác biệt về ngoại hình nhưng lại có nhân cách và tài năng ưu tú, lương thiện. Với truyện Tấm Cám, cũng là một nàng Tấm hiền lành, nết na nhưng cũng chịu nhiều ngang trái, bất công, những mâu thuẫn xảy ra giữa nàng và mẹ con dì ghẻ luôn diễn biến trong từng bước đi của câu chuyện.
Mẹ mất sớm, sống thiếu tình thương mẹ ruột đã là một thiệt thòi với Tấm. Khi bố đi bước nữa, Tấm lại không có được sự yêu thương từ người mẹ kế của mình, là một đứa trẻ với những sự nhạy cảm chắc chắn Tấm sẽ rất buồn tủi và cô đơn. Nhưng không vì thế mà nàng ghét bỏ hay hận thù mẹ con Cám, Tấm vẫn luôn chăm chỉ với công việc, yêu thương em Cám, nghe lời dì ghẻ. Đó là điều đáng khen ở Tấm.
Ngày mụ dì ghẻ ra phần thưởng ai bắt được nhiều cá tôm sẽ được thưởng yếm đào, món quà ấy lẽ ra đã dành cho Tấm nhưng chính Cám đã giành giật sức lao động, sự chăm chỉ tháo vát của người chị bằng sự giả dối, tinh ranh của mình mà đoạt lấy chiếc yếm. Niềm mơ ước nhỏ bé có chiếc áo đẹp bị Cám cướp đoạt bằng lòng tham của một con người, kể từ đây, mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân bắt đầu trong một gia đình. Sự ích kỷ, nhỏ nhen thắng thế, giẫm đạp lên lòng tin, sự thật thà của người khác.
Khi Tấm nhận được sự giúp đỡ của Bụt, cá Bống trở thành người bạn tâm tình, gần gũi và thân thiết với Tấm nhất. Với nàng, cá Bống là niềm ủi an tỉnh thần sau những mệt nhoài trong cuộc sống để cùng nó kể lể, giãi bày. Mỗi bữa, Tấm đều san sẻ miếng cơm ít ỏi của mình cho bống, Tấm dành cho Bống sự yêu thương bình dị, chân tình nhất. Lúc này, mẹ con Cám phát hiện, hai người bày mưu lừa gạt Tấm để giết cá Bống, giết chết niềm vui, sự ủi an duy nhất mà Tấm có được. Mâu thuẫn tiếp tục được xảy ra, sự ghen ghét ích kỷ của mẹ con dì ghẻ lại được thể hiện rõ nét hơn, Tấm một lần nữa cam chịu. Lúc này đây, sự ghen ghét, ích kỷ một lần nữa thắng thế.
Ngày trẩy hội, Tấm cũng như bao người khác, muốn được khoác lên mình bộ quần áo tươm tất, được cùng hoà vào dòng người tươi vui, rộn rã. Nhưng không, ngay cả cái quyền tự do vui chơi ấy Tấm cũng không có. Mẹ con Cám không cho tấm hưởng niềm hạnh phúc ấy mà trộn lẫn thóc gạo bắt Tấm ngồi nhặt xong mới được đi. Hành động đầy suy tính ấy càng bộc lộ rõ bản chất ích kỷ, đê hèn của mẹ con Cám. Tước đoạt quyền tự do của người khác bằng uy quyền- quyền uy của một mụ dì ghẻ vô lương tâm. Được sự giúp đỡ của Bụt, Tấm đến trẩy hội, thử giày và được vua chọn làm hoàng hậu. Mâu thuẫn xảy ra lúc này lên đến đỉnh điểm- mâu thuẫn giữa quyền lợi vật chất của các cá nhân. Hành động nhẫn tâm giết tâm là cách giải quyết mâu thuẫn mà mẹ con Cám lựa chọn- một sự lựa chọn tàn ác, quyết tâm tiêu diệt con chồng hồng giành lấy sự giàu sang, phú quý vinh hoa về bản thân.
Tấm lại là người thua cuộc. Song, khi dồn đến đường cùng, không cách nào khác phải đứng lên đấu tranh, đó là quy luật tất yếu. Tấm chết nhưng tinh thần không chết, nàng hoá thành chim vàng anh, cây xoan đoàn, khung cửi và quả thị bên đường, dù bị vùi dập hết lần này đến lần khác nàng vẫn bền bỉ đấu tranh đến cùng để dành lấy hạnh phúc của chính mình và trả thù những hậu quả mà mẹ con mụ dì ghẻ gây ra. Cuối cùng mẹ con Cám phải chịu cái chết đích đáng. Có thể thấy, mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám là mâu thuẫn từ những điều nhỏ nhặt, tủn mủn của cuộc sống đến những mâu thuẫn lớn hơn, những xung đột về quyền lợi vật chất dẫn đến những hành động tiêu diệt nhau để giành lấy phần thắng. Mâu thuẫn giữa sự hiền lành, thiện lương với độc ác, ích kỷ, giữa kẻ mạnh với người yếu một lần nữa được tái hiện rõ rệt.
Sự bất công trong xã hội là luôn luôn tồn tại, mâu thuẫn luôn luôn có, vì vậy bằng cách nào để giải quyết hay dung hoà là sự lựa chọn của mỗi người. Sau cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng, trên tất cả, tình yêu thương vẫn là giá trị cốt lõi của đời sống, hãy nâng niu và trân trọng tất cả những gì có được quanh ta.
Câu chuyện buồn cười ở việc anh học trò ít chữ nhưng lại khoe khoang và đi dạy chữ.
Mâu thuẫn truyện ngày càng được đẩy tới đỉnh điểm khi thầy liên tiếp được đặt vào những tình huống:
+ Lần thứ 1: Thầy không biết chữ kê, bị học trò hỏi gấp thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì”- sự liều lĩnh và dốt nát được bộc lộ.
+ Lần thứ 2: Người ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của ông thầy “thầy xấu hổ bảo trò đọc khe khẽ”, anh ta dùng sự láu cá để lấp liếm che giấu dốt
+ Lần thứ 3: Điểm buồn cười khi anh chàng tìm tới thổ công, thổ công ngửa cả ba đài âm dương, thầy đắc ý bệ vệ kêu trẻ đọc to. Cái dốt lúc này được phô trương
+ Lần thứ 4: Cái dốt bị lật tẩy, Thầy lòi ra cái đuôi dốt nhưng vẫn gượng gạo giấu dốt, cái dốt tầng tầng lớp lớp chồng chất lên nhau
- Trong mỗi lần giải quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần được bộc lộ chân tướng. Thầy càng che giấu cái dốt càng chồng chất.
- Mâu thuẫn là thầy dốt nhưng không chịu nhận dốt, liên tục ngụy biện, giấu dốt
- Ra-ma với tư cách người chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù rất yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.
- Thấy vợ với khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt, lòng Ra-ma đau như dao cắt.
- Sợ tai tiếng, chàng đã nói với nàng những lời lạnh nhạt.
- Nhưng lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.