K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2021

Vào TK XIX, nền phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nhân dân nổi dậy khắp nơi. Lúc này, 1858, Pháp nổ súng tấn công Việt Nam. 

  Tuy nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn đã có thể tạo nên chiến thắng ở Đà Nẵng, chiến thắng Cầu Giấy,... nhưng với tư tưởng phong kiến hàng nghìn năm thấm nhuần vào nhân dân cùng với sự khủng hoảng của chế độ phong kiến đã hạn chế sự phát triển của các cuộc khởi nghĩa phát triển một cách quy mô.

  Trong lúc thế giặc còn mạnh, thế lực cầm quyền của đất nước lại đang dần suy yếu nên việc ta có thể giữ được độc lập là một việc coi chừng không thể.

  Tuy nhiên, rút bài học từ cuộc Duy tân Minh Trị "muốn giữ nước phải đi đôi với dựng nước", vì thế chỉ cần có một đường lối đúng đắn, ta có thể giữ nước. Nhưng không đồng nghĩa với việc ta có thể rút được kinh nghiệm từ Duy tân Minh Trị thì ta có thể học theo và đi theo con đường giống Nhật Bản. Tuy đều là nước Châu Á nhưng hoàn cảnh hai đất nước vẫn rất khác nhau và lúc bấy giờ các nước phương Tây vẫn chưa đề cao cảnh giác và coi thường năng lực của chế độ phong kiến. Cũng vì vậy, mà cuộc Duy tân và các đề nghị cải cách của nước ta đều bị "chặn đứng" khi chưa kịp "mọc mầm", mà nếu có "mọc mầm" thì Pháp vẫn đàn áp một cách dễ dàng. Song, cần chọn một tư tưởng mới, đường lối mới và thời điểm thích hợp, thì ta có thể giữ độc lập trước sự xâm lược của Pháp

 

8 tháng 3 2023

Vào TK XIX, nền phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, nhân dân nổi dậy khắp nơi. Lúc này, 1858, Pháp nổ súng tấn công Việt Nam. 

  Tuy nhân dân ta với lòng yêu nước nồng nàn đã có thể tạo nên chiến thắng ở Đà Nẵng, chiến thắng Cầu Giấy,... nhưng với tư tưởng phong kiến hàng nghìn năm thấm nhuần vào nhân dân cùng với sự khủng hoảng của chế độ phong kiến đã hạn chế sự phát triển của các cuộc khởi nghĩa phát triển một cách quy mô.

  Trong lúc thế giặc còn mạnh, thế lực cầm quyền của đất nước lại đang dần suy yếu nên việc ta có thể giữ được độc lập là một việc coi chừng không thể.

  Tuy nhiên, rút bài học từ cuộc Duy tân Minh Trị "muốn giữ nước phải đi đôi với dựng nước", vì thế chỉ cần có một đường lối đúng đắn, ta có thể giữ nước. Nhưng không đồng nghĩa với việc ta có thể rút được kinh nghiệm từ Duy tân Minh Trị thì ta có thể học theo và đi theo con đường giống Nhật Bản. Tuy đều là nước Châu Á nhưng hoàn cảnh hai đất nước vẫn rất khác nhau và lúc bấy giờ các nước phương Tây vẫn chưa đề cao cảnh giác và coi thường năng lực của chế độ phong kiến. Cũng vì vậy, mà cuộc Duy tân và các đề nghị cải cách của nước ta đều bị "chặn đứng" khi chưa kịp "mọc mầm", mà nếu có "mọc mầm" thì Pháp vẫn đàn áp một cách dễ dàng. Song, cần chọn một tư tưởng mới, đường lối mới và thời điểm thích hợp, thì ta có thể giữ độc lập trước sự xâm lược của Pháp

1.* Nguyên nhân sâu xa:

- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

=> Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

 

2.Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.

- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.

 

9 tháng 5 2022

* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam :

Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. - Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên. - Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.

*Sau khi xâm lược và thôn tính toàn bộ nước ta, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo. Chế độ phong kiến suy tàn đã công khai câu kết và làm tay sai cho thực dân Pháp.

*Tổ chức bộ máy cai trị chặt chẽ, bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối. => Nhà nước thuộc địa nửa phong kiến. Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công, thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính

* Niên biểu thì chịu, huhuu TvT

 

 

28 tháng 2 2022

Nhận định này là đúng.

Thái độ của triều đình:

- Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên nhưng triều đình nhà Nguyễn lại nhu nhược, tự dập tắt các cuộc khởi nghĩa đồng nghĩa với việc bán nước cho thực dân Pháp

- Có ý muốn thương lượng với TD Pháp

=> Nguyên nhân tất yếu khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp

*Nhà Nguyễn ngày càng lúng sâu trên con đường đầu hàng vì:

- Triều đình Nguyễn đã kí các hiệp ước với những điều khoản nặng nề và vô lý.

- Triều đình Nguyễn quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

- Triều đình Nguyễn vì quyền lợi của giai cấp và dòng họ mà muốn lầm hòa, nhượng bộ thực dân Pháp,bán rẻ dân tộc.

* Hãy trình bày quan điểm của em trước ý kiến cho rằng triều Nguyễn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc để đất nước rơi vào sự thống trị của thực dân Pháp.
Ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, khả năng đánh bại Pháp không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.

Triều đình Nguyễn vì mục đích giữ ngai vàng của dòng họ đã nhanh chóng cầu hòa với thực dân Pháp, ra sức bóc lột nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chi phí cho Pháp, không tổ chức toàn dân chống giặc mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng,…

Những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân, đối lập sâu sắc với nhân dân cả nước, ngày càng lún sâu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng cấu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước.

Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Đó là trách nhiệm, cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử.

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.

+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

28 tháng 3 2021

Tham Khảo 

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .