Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trước Tết, chương em đã phát động phong trào “Tết yêu thương”. Mỗi học sinh sẽ ủng hộ một số tiền cho các bạn học sinh vùng cao. Chúng em đều nhiệt tình tham gia. Em đã về nhà xin mẹ một số tiền nhỏ. Sáng hôm sau, em mang đến lớp đóng cho bạn lớp trưởng. Cả lớp của em đã ủng hộ được hai triệu tám trăm ba mươi nghìn đồng. Em cảm thấy rất vui vì làm được một việc tốt.
học tốt nhé:))1. Mở bài
Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
2. Thân bài
Việc tốt mà em đã làm là gì?
Thời gian và địa điểm em làm công việc đó?
Có bao nhiêu người hay chỉ mình em?
Có người khác chứng kiến hay không?
Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
Em có vui khi làm công việc đó?
Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
3. Kết bài
Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.
Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.
Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.
Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.
Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.
Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.
Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.
Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.
Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.
Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.
Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.
Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.
Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.
Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện.
Gợi ý: Đó là vào một buổi chiều mùa hè, thời tiết rất nóng nực. Khi đi học về, em được mẹ cho tiền ra phố ăn kem. Bỗng nhiên em nhìn thấy một cụ già ăn xin già yếu đang ngồi bên vệ đường, ông lão chìa bàn tay gầy gò, run rẩy về phía em để cầu xin sự giúp đỡ…
Thân bài
- Đó là một ông lão đã già và yếu, quần áo của ông lấm lem, nhìn ông còn rất mệt mỏi. Hành lí của ông là một cái bao nhỏ nhìn cũng đã cũ rách. Ông lão run rẩy chìa bàn tay yếu ớt và run rẩy của mình về phía trước để câu xin sự giúp đỡ của mọi người.
- Ban đầu em nghĩ tới món kem trái cây nhiều màu sắc, hương vị thơm ngon và cảm giác mát lạnh khi miếng kem tan chảy trong miệng thật sung sướng, em ngần ngừ bước qua ông lão.
- Nhưng rồi em chợt nghĩ tới ông nội mình ở nhà, ông em cũng đã già yếu nhưng luôn được mọi người trong gia đình em yêu thương và chăm sóc hết mực. Còn ông lão ăn xin ở đây chỉ có một mình, chắc hẳn ông đang mệt và đói lắm.
- Vừa nghĩ đến đây em quyết định sẽ không ăn kem nữa mà biếu ông lão ăn xin số tiền đó.
- Ông lão nhận số tiền và cảm ơn em bằng một giọng nói cũng run run.
c) Kết bài
- Bày tỏ cảm xúc của mình về câu chuyện.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu một việc tốt em đã làm
Ví dụ:
Ngày hôm qua, trên đường đi học em đã giúp một bà lão qua đường. việc làm hôm qua đã khiến em rất tự hào và vui sướng.
II. Thân bài: kể về một việc tốt em đã làm
1. Kể bắt đầu việc tốt em đã làm
- Hôm qua trên đường đi học
- Em đạp xe trên đường tận hưởng những làn gió mát thoảng qua
- Bỗng em nhìn thấy một bà cụ ven đường
- Bà cụ đang đứng ven đường tay cầm một cây gậy, một tay quơ quơ
2. Kể diễn biến sự việc
- Em dừng xe lại nắm tay bà cụ
- Em hỏi bà cụ “ bà muốn qua đường ạ?”
- Bà cụ nói: “ bà muốn qua đường nhưng bà không thấy đường”
- Tôi nói để tôi giúp qua đường và bà đồng ý
- Tôi nắm tay bà
- Một tay nắm tay bà, một tay vẫy vẫy xin đường
- Tôi dẫn bà qua đường
3. Kể kết thúc sự việc:
- Khi qua bên kia đường, tôi thả tay bà ra
- Bà cảm ơn tôi và hỏi thăm tôi
- Tôi và bà nói chuyện rất lâu
- Xong bà đi về nhà còn tôi lại lấy xe
- Tôi về nhà
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về một việc tốt em đã làm
Ví dụ:
Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc với việc làm của mình. Em biết việc làm của mình rất nhỏ nhoi trong những việc tốt mà mọi người làm, nhưng em đã cảm thấy rất vui vì mình đã làm được một việc có ích cho xã hội.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Kể về một việc tốt mà em đã làm” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
k phải nha , đối vs máy tính CPU (viết tắt của chữ Central Processing Unit (tiếng Anh), tạm dịch là bộ xử lý trung tâm, là các mạch điện tử trong một máy tính, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu (I/O) cơ bản do mã lệnh chỉ ra.
a) Mở bài
- Câu chuyện này đã xây ra cách đây hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em lại thấy không vui vì hành động của mình ngày hôm đó.
- Em đến nhà dì chơi vào ngày chủ nhật, khi em và các em họ chơi trốn tìm, do mải tìm chỗ trốn mà em đã không may làm gãy mấy cành hoa hồng của dì.
b) Thân bài
- Em giật mình hoảng sợ vì biết dì rất thích giống hoa hồng Đà Lạt này và đã mất rất nhiều công ươm trồng, chăm sóc.
- Vì không có ai ở đó, nên em quyết định trốn sang chỗ khác và coi như không có chuyện gì xây ra,
- Buổi trưa, bữa cơm vẫn vui vẻ vì không ai phát hiện ra những cành hồng bị gãy. Dì còn liên tục khen em ngoan, học giỏi khiến em xấu hổ vô cùng.
- Về nhà em rất day dứt. Mấy ngày sau, em quyết định kể cho mẹ nghe. Mẹ không mắng mà khuyên em nên xin lỗi dì.
- Em đã xin lỗi và được dì tha lỗi cho.
c) Kết bài
- Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Em đã học được rằng: phải sống trung thực, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
I.Mở bài
- Nêu lên lỗi lầm mà em mắc phải.
Hành trình trưởng thành của mỗi người nào có ai tránh được những lúc phạm phải sai lầm. Có những lỗi nhỏ chìm vào dĩ vãng, nhưng cũng có những lỗi lầm mà mỗi khi nghĩ lại thì đều thấy thấy lòng hối hận và day dứt khôn nguôi. Với tôi, đó chính là khi tôi đi chơi đến khuya mới về mà không báo trước với bố mẹ khiến bố mẹ tôi ở nhà vô cùng lo lắng.
II.Thân bài
a. Nêu cụ thể hoàn cảnh xảy ra sự việc
- Hôm đó là ngày cả lớp đi liên hoan, chúng tôi được dịp đi chơi vui vẻ.
- Do mải vui nên tôi đã quên không thông báo cho bố mẹ là tôi sẽ về muộn nên khiến bố mẹ tôi ở nhà thấp thỏm lo lắng.
b.Diễn biến sự việc
- Bọn tôi sau giờ học chiều được các bác trong hội phụ huynh dẫn ra một nhà hàng ăn.
- Ăn xong bữa liên hoan, chúng tôi tự đứng lên tổ chức một buổi “tăng ca” đi chơi ở khu vui chơi trong trung tâm thương mại nữa.
- Do tâm trạng đang rất hứng khởi, tôi không ngần ngại tham gia cùng các bạn.
- Trò chơi ở khu vui chơi hấp dẫn quá, tôi chơi hoài không chán.
- Không khí ở khu vui chơi rất đông vui tấp nập khiến tôi chơi mà quên mất thời gian.
- Tôi và bạn bè cứ mải chơi mãi, đến khi giật mình nhận ra thời gian đã trôi nhanh quá, nhìn vào đồng hồ thì kim giờ kim phút đã chỉ chín giờ ba mươi.
- Tôi và các bạn đều bất ngờ và hoảng hốt, cả lũ réo nhau nhanh lấy xe để đi về.
- Tuổi bọn tôi tuy không phải nhỏ nhưng cũng không phù hợp để đi chơi muộn thế này, đứa nào đứa nấy đều thầm lo lắng không yên.
- Về đến nhà, tôi đã thấy bố đứng ở cửa nhìn ra con ngõ nhỏ, lòng tôi sợ hãi bởi suy nghĩ: “Lần này kiểu gì cũng bị mắng to.”
- Lúc bước vào nhà, tôi chỉ lí nhí chào bố mẹ, bố mẹ cũng chỉ hỏi han tôi xem về muộn thế có chuyện gì xảy ra không, dặn dò tôi thay quần áo rồi nhanh chóng đi ngủ.
- Tôi rất bất ngờ vì không bị mắng, lòng hí hứng vui sướng, nhưng tôi thấy bố mẹ tôi rất lạ, có chút bất lực trong ánh mắt của bố khi nhìn thấy tôi về nhà và có chút bất đắc dĩ khi mẹ nói lời dặn dò với tôi.
- Nhưng lúc ấy tôi chẳng nghĩ gì, chỉ cảm thấy kì lạ chút nhưng cũng không cảm nhận được gì, vội tắm qua, thay bộ đồ ở nhà rồi lên phòng ngủ.
- Đêm hôm ấy tôi lại khó ngủ, mắt cứ chập chờn muốn mở ra dù đã muộn. Dư âm của buổi đi chơi khiến tôi vẫn lâng lâng trong tiếng cười sảng khoải của lũ bạn bè, của những trò chơi đầy thú vị.
- Bỗng chợt tôi nghĩ đến bố mẹ, tôi nghĩ đến ánh mắt của bố mẹ khi tôi bước vào nhà, nghĩ tại sao bố mẹ lại không mắng mình.
- Tôi thấy mình vô tâm quá, mỗi lần mắc lỗi chỉ sợ bị mắng mà không biết rằng bố mẹ mắng cũng chỉ vì muốn mình được trưởng thành hơn. Hôm nay bố mẹ không mắng tôi nữa, tôi lại thấy sợ hãi gấp bội. Có lẽ, lỗi lầm hôm nay không đơn giản như tôi vẫn nghĩ.
- Tôi nhớ bố mẹ vẫn dặn đi chơi thì dù vui mấy vẫn phải về sớm, không thì phải gọi cho bố mẹ trước để bố mẹ không lo lắng. Tôi gật đầu đồng ý với mẹ, nhưng chính tôi hôm ấy lại không làm được. Chỉ đơn giản là một cuộc gọi, một lời thông báo mà tôi cũng không làm được.
- Tôi hối hận lắm, bố mẹ đã lo cho tôi biết bao, có lẽ bố mẹ chỉ cần tôi bình an là tốt rồi, có lẽ tôi nợ bố mẹ tôi một lời xin lỗi.
- Tôi đi ngủ với những day dứt không yên trong lòng như thế.
c. Kết thúc sự việc
- Sáng hôm sau, bố mẹ tôi nhìn buồn lắm, không niềm nở cười nói với tôi như trước nữa.
- Tôi đi học mà lòng nặng trĩu nỗi hối hận.
- Tối hôm ấy, tôi đã xin lỗi bố mẹ và hứa từ nay về sau sẽ không như thế nữa.
- Bố mẹ tha lỗi cho tôi, lại dặn dò tôi không được một lần nữa thất hứa. Tôi cũng cười và vui vẻ đồng ý.
III.Kết bài
- Nêu cảm nhận về lần mắc lỗi đó
Sự việc đã qua đi được một thời gian nhưng mỗi khi nghĩ lại, mỗi khi nhớ lại bố mẹ tôi lúc ấy, lòng tôi vẫn gợn chút ăn năn hối hận. Tôi tự hứa sẽ phải trưởng thành hơn, phải biết suy nghĩ cho những người quan tâm đến mình hơn, phải sống ra sao để không làm tổn thương những người thân yêu ấy.
Cái đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn nhưng đêm không ngủ cua Bác. Việc bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác. Vì người là một vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người dành chọn vẹn cho nước cho nhân dân cho tổ quốc. Đó chính là lẽ sống của Bác mà mọi người dân đền thấu hiểu
Mở bài: Giới thiệu việc tốt mà em đã làm. Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?
Thân bài:
– Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
– Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
– Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
– Có người khác chứng kiến hay không?
– Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
– Em có vui khi làm công việc đó?
– Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.
Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.
1. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.
2. Thân bài
- Kể diễn biến sự việc:
+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?
+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.
+ Hành động cụ thể của em khi đó.
- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.
c. Kết bài
- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.