K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2021

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình, thịnh vượng trước hết, phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

15 tháng 3 2021

Bạn tham khảo để lập dàn ý

b) Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới: Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc, Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tính chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập “có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc, bừng dậy hung khí...
Đọc tiếp

b) Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới: 

Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc, Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tính chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập “có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc, bừng dậy hung khí của những năm “đoạt sáo, cầm Hổ", trào dâng khí thế chiến đấu và chiến thắng của những năm tháng “Bình Ngô phục quốc". Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi đã dùng trí mưu để phân tích thời – thế – lực nhằm chứng minh ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Nguyễn Trãi đã vận dụng đạo lí lên án vua quan triều Minh về tội ác xâm lược, dối trá, tàn bạo,... tuyên dương nghĩa quân về việc làm chính nghĩa, quang minh chính đại, trung thực, khoan hồng,... Sức mạnh chiến đấu của văn chính luận Nguyễn Trãi là sức mạnh của chiến lược “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo", của sự ưu thắng khi phân tích về thời – thế – lực. Từ nhu cầu “tâm công" và từ nhận thức về tính năng chiến đấu của văn chương, với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng, trên những điểm căn bản và tuân theo một sách lược linh hoạt, Nguyễn Trãi đã viết thư giảng cho địch những đòn tới tấp, đánh cho kẻ địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Chiến đấu là tính đặc thù của văn chính luận dân tộc. Nhưng chiến đấu ngoan cường, trực diện, tập trung, thường xuyên và có hiệu quả cao, xuất phát từ trí tuệ nhạy bén, tình cảm chân thành và nhất là từ ý thức dùng văn chương làm vũ khí “mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao" (Phạm Văn Đồng), thì chỉ có thể tìm thấy sớm nhất trong văn chính luận Nguyễn Trãi.

(BÙI DUY TÂN, in trong Nguyễn Trãi, Về tác gia tác phẩm, 

NXB Giáo dục, 1999) 

0
20 tháng 2 2020

Đề 1:

I. Cuộc đời

- 1380 – 1442

- Tên hiệu: Ức Trai

- Quê quán: quê gốc ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Sau đó dời đến làng Nhị Khê, thuộc Thường Tín, Hà Nội.

-Xuất thân trong một gia đình danh giá, cả họ nội và họ ngoại đều có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa văn học.

+ Cha là Nguyễn Ứng Long, sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh. Đã từng đỗ Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) dưới thời nhà Trần.

+ Mẹ là Trần Thư Thái, con của quan tư đồ Trần Nguyên Đán.

-Những sự kiện lớn trong cuộc đời Nguyễn Trãi:

+ Thuở nhỏ chịu rất nhiều mất mát:

_ 5 tuổi: mẹ mất

_ 10 tuổi: ông ngoại qua đời

+ 1400: thi đỗ Thái học sinh

->2 cha con ra làm quan dưới triều nhà Hồ.

+ 1407: giặc Minh xâm lược, bắt Hồ Quý Ly cùng với một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh.

->Nguyễn Trãi thực hiện nguyên tắc đạo hiếu, đi theo cha đến tận cửa ải mong muốn thực hiện chữ hiếu. Nhưng cha dặn trở về lập chí trả thù cho nước, rửa nhục cho cha, như thế mới là đại hiếu

-> Nguyễn Trại bị giam lỏng ở thành Đông Quan.

+ Thời đại chống giặc Minh: Nguyễn Trãi trốn thoát khỏi thành Đông Quan, tìm đến Lam Sơn, gia nhập nghĩa quân Lam Sơn.

->Nguyễn Trãi là cánh tay đắc lực của Lê Lợi, góp công lớn vào chiến thắng giặc Minh.

-> Cuối 1427, đầu 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo” để thông báo chiến thắng giặc Minh

+ Thời đại khủng hoảng của triều đại phong kiến.

Sau khi chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi rất hăm hở giúp dựng xây đất nước nhưng thái bình không lâu

->Mâu thuẫn nội bộ

-> Nguyễn Trãi bị nghi ngờ và không được tin dùng trong suốt 10 năm trời

-> Bất đắc chí, thậm chí bị bắt giam rồi lại được tha.

1439: xin về ở ẩn

1440 được vua Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Trong lúc cũng đang hăng hái cống hiến thì xảy ra thảm án.

1442 xảy ra thảm án Lệ Chi Viên. Nhà vua trong chuyến du hành, ghé qua vườn vải của Nguyễn Trãi nghỉ đêm tại đây. Trong đêm đó, nhà vua bị cảm qua đời. Triều thần trong triều đình lập mưu vu oan cho Nguyễn Thị Lộ là người thiếp yêu của Nguyễn Trãi. Nguyễn Thị Lộ vốn là người vừa có tài vừa có sắc, Nguyễn Trãi lấy Nguyễn Thị Lộ năm ông 26 tuổi, bà 16 tuổi.

Nguyễn Thị Lộ được nhà vua sủng ái, phong chức lễ nghi học sĩ, để dạy nghi lễ cho cung nữ và đọc sách cho nhà vua.

->kết cục bi thảm: chu di tam tộc.

Đến nay vẫn tiếp tục nghiên cứu vụ án này. Có nhiều tài liệu khác nhau, có hai cách giải thích nổi bật.

+ Rắn báo oán: Nguyễn Thị Lộ là hiện thân của con rắn nên khi sinh ra có vảy ở bên sườn. Cha của Nguyễn Trãi sau khi đỗ đạt, về nhà dọn dẹp để mở lớp dạy học. Ông đã có một giấc mơ kì lạ: Có một người phụ nữ dẫn con đến, xin hãy thư thư cho vài hôm dọn nhà xong thì hãy dọn vườn. Nhưng Nguyễn Phi Khanh không để ý đến giấc mơ này, hôm sau học trò của ông vẫn dọn vườn và vô tình giết chết một ổ rắn con.

Khi Nguyễn Phi Khanh đọc sách, có một giọt máu của con rắn rơi từ xà nhà rơi xuống trúng chữ “tộc”, thấm qua bat rang. -> Nguyễn Thị Lộ là con rắn mẹ quay trở lại báo thù.

+ Xuất phát từ mối quan hệ trước đó giữa Nguyễn Trãi và Lê Thị Anh – hoàng hậu vợ nhà vua. Lê Thị Anh sinh ra con trai là Lê Nhân Tông, được phong là Thái tử. Trong lúc đó một người thiếp khác của vua là Ngoo Thị Ngọc Giao cũng mang bầu, nằm mơ thấy ngôi sao rơi vào bụng. Nghĩa là sẽ sinh ra một người cũng có thể nối nghiệp ngôi vua. Lê Thị Anh đã tìm cách để hãm hại Ngô Thị Ngọc Giao. Nhân khi ấy có một người thiếp khác dùng bùa chú để mong có con, Lê Thi Anh đã đổ vạ bùa chú ấy do Ngô Thị Ngọc Giao làm với mục đích giết vua -> bị voi giày đến chết.

Nguyễn Trãi biết chuyện đã nói với Nguyễn Thị Lộ để bà vào can gián với nhà vua, không giết Ngô Thị Ngọc Giao, bà được đưa đi ở nơi khác. Sau này sinh ra người con là Lê Tư Thành, chính là vua Lê Thánh Tông.

->Nguyễn Trãi gây ra mối hằn thù với Lê Thị Anh và Lê Thị Anh tìm cách trả thù.

1464: vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi

II. Sự nghiệp thơ văn

1.Những tác phẩm chính

Tuy số lượng tác phẩm hiện còn khá lớn nhưng đó chỉ là số lượng ít ỏi trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi vì sau thảm án, tác phẩm của ông đã bị tiêu hủy. Đến 1467 vua Lê Thánh Tông mới truyền lệnh sưu tầm lại những tác phẩm của ông nhưng bị thất lạc nhiều.

Để lại số lượng lớn ở các lính vực

- Lịch sử: Văn bia Vĩnh Lăng, Lam Sơn thực lục

- Quân sự, chính luận:

+Quân trung từ mệnh tập (tập hợp những thư từ, chiếu biểu gửi cho các tướng giặc)

+ Bình Ngô đại cáo.

- Địa lí: Dư địa chí – được đánh giá là cuốn sách địa lí cổ nhất của Việt Nam.

- Văn học

+ Chữ Hán: Ức Trai thi tập

+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập – tập thơ viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt đầu tiên của văn học dân tộc

->tập thơ đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.

2. Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất

- Trước Nguyễn Trãi, chúng ta chỉ có những tác phẩm chính luận xuất sắc, đến Nguyễn Trãi mới có nhà văn chính luận xuất sắc

- Số lượng tác phẩm khá lớn

- Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt: Nhân nghĩa, yêu nước, thương dân

- Đặc sắc nghệ thuật: kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, sử dụng linh hoạt các bút pháp tùy theo mục đích, yêu cầu, đối tượng.

=> Những áng văn chính luận mẫu mực.

3. Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc

- Tác phẩm hiện còn: 2 tập thơ

- Giá trị nội dung: ghi lại hình ảnh Nguyễn Trãi vừa là người anh hùng lỗi lạc, vừa là con người trần thế

+ Người anh hùng vĩ đại:

_ Lí tưởng của người anh hùng: hòa quyện giữa nhân nghĩa và yêu nước thương dân

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng

_ Ý chí chống ngoại xâm và chống lại cường quyền, bạo lực

_ Phẩm chất tốt đẹp tượng trưng cho người quân tử: dáng ngay thẳng của cây trúc, vẻ thanh tao, trong trẻo của cây mai, sức sống khỏe khoắn của cây tùng

=>Những phẩm chất tốt đẹp của người quân tử hướng đến mục đích giúp nước giúp dân

+ Con người trần thế, đời thường bình dị:

_ Mang nỗi đau của con người bình thường

++ đau đớn trước nghịch cảnh của xã hội cũ.

++ Đau đớn trước thói đời đen bạc

Ví dụ:

- Phượng những tiếc cao diều hãy liệng

Hoa thường hay héo cỏ thường tươi

- Bui một lòng người cực hiểm thay

_Yêu lòng yêu của con người bình thường

++ Yêu thiên nhiên

Ví dụ:

- Kình ngạc băm vằm non mấy khúc

Giáo gươm chìm gãy bão bao tầng

(Cửa biển Bạch Đằng)

- Những hình ảnh lảnh mồng tơi, cây núc nác

++ Tình nghĩa vua tôi, cha con, bạn bè sâu nặng

=>Con người trần thế trong người anh hùng đã giúp nâng tầm người anh hùng dân tộc lên người anh hùng nhân loại.

*** Kết luận:

-Nguyễn Trãi là một hiện tượng văn học, kết tinh những thành tựu của văn học Lí Trần, vừa mở đường cho giai đoạn phát triển mới.

- Nội dung: Văn chương của Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc là yêu nước và nhân đạo.

- Nghệ thuật: có đóng góp về thể loại và ngôn ngữ.

20 tháng 2 2020

Đề 2:

1. Nêu luận đề chính nghĩa

a, Tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa vốn của Nho giáo, đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Chữ “Nhân” của Khổng Tử, chữ “Nghĩa” của Mạnh Tử từ lâu đã trở thành nguyên lí đạo đức và chính trị để giai cấp phong kiến xác lập địa vị thống trị với nhân dân. Chính vì vậy, nó gắn liền với tư tưởng trung quân ái quốc.

- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi:

+ “yên dân”: đem lại cuộc sống yên ổn, thái bình, ấm no cho nhân dân

=> Mọi sự bắt đầu từ dân, đất nước bắt nguồn từ nhân dân chứ không phải từ sự cai trị của giai cấp cầm quyền -> tư tưởng thân dân

+ “trừ bạo”: trừ kẻ bạo tàn. Trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược, “trừ bạo” chính là chống quân xâm lược – giặc Minh

-> Cặp câu biền ngẫu thể hiện tầm quan trọng của hai nhiệm vụ trong tư tưởng nhân nghĩa. Nguyễn Trãi đem đến nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa:

· Nhân nghĩa gắn liền với nhân dân, đặc biệt là người dân lao động. Nó khác với Nho giáo chỉ gắn nhân nghĩa với tầng lớp trên của xã hội, không xuống tới người dân bình thường

· Nguyễn Trãi quan niệm, nhân nghĩa còn là chống ngoại xâm, đem lại hòa bình, độc lập dân tộc

=> Tư tưởng nhân nghĩa là cơ sở của cuộc kháng chiến chống quân Minh, cũng là nguồn cảm hứng bao trùm nội dung bài cáo

b, Chân lí về chủ quyền dân tộc

- Đất nước có văn hiến lâu đời “vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

+ “Văn hiến”: bao gồm những vẫn đề về văn hóa, tư tưởng, kèm thêm các vấn đề liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, con người…

- Cương vực, lãnh thổ riêng “núi sông bờ cõi đã chia”: ta có đường biên giới phân chia đất nước, có lãnh thổ, địa giới rõ ràng

- Phong tục tập quán, nếp sống, thói quen riêng, không phụ thuộc vào phương Bắc “phong tục Bắc Nam cũng khác”

=> Các từ mang tính chất hiển nhiên “từ trước” – “duy ngã”, “đã lâu” – “thực vi”, “đã chia” – “kí thù”, “cũng khác” – “diệc dị” ->

chân lí có cơ sở vững chắc từ thực tiễn lịch sử

- Các triều đại thay nhau trị vì quốc gia:

+ Cặp câu biền ngẫu, nghệ thuật so sánh:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần…

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên…”

-> Sự sóng đôi, ngang hàng của các triều đại phong kiến nước Việt với các triều đại phương Bắc

+ Từ “đế”: vị bá vương hùng mạnh, duy nhất, toàn quyền, cai quản một quốc gia độc lập. Nó khác với “vương” là vua một nước chư hầu

-> Vua nước Đại Việt cũng là “đế” như vua Bắc triều, nước Đại Việt không phải nước chư hầu của Trung Quốc -> phủ nhận tư tưởng “trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế”

- Có anh hùng hào kiệt làm nên lịch sử đấu tranh oanh liệt của dân tộc “hào kiệt đời nào cũng có”

=> Ý thức độc lập dân tộc toàn diện và sâu sắc hơn.

· Toàn diện vì nó được xác định trên các mặt: từ lãnh thổ, chủ quyền đến văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử…

· Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi ý thức được văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất

=> Nguyễn Trãi đứng trên lập trường chính nghĩa, bằng thái độ tự hào, tự tôn dân tộc, dựa trên thực tế lịch sử để khẳng định chủ quyền và nền độc lập dân tộc

=> Độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc là một tất yếu khách quan, một chân lí thiêng liêng, một sức mạnh không gì xâm phạm được

TIỂU KẾT

- Nghệ thuật: cặp câu biền ngẫu, nghệ thuật so sánh, sử dụng từ mang tính chất hiển nhiên

- Nội dung: Phần 1 của bài cáo đưa ra cơ sở lí luận về tư tưởng nhân nghĩa, gắn nhân nghĩa với chống ngoại xâm; đồng thời khẳng định một thực tiễn khách quan về chủ quyền dân tộc. Chính vì vậy, đoạn mở đầu có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn độc lập đanh thép, hùng hồn, chặt chẽ

12 tháng 3 2017

Năm 1407, giặc Minh xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa xưng là Bình Định Vương. Trải qua mười năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân dân ta quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 1482, thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo Bình Ngô đại cáo.

Bình Ngô đại cáo khẳng định sức mạnh nhân nghĩa, nhân dân Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân “cuồng Minh”, ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở “bình Ngô”, tuyên bố đất nước Đại Việt bước vào kỉ nguyên mới độc lập, thái bình bền vững muôn thuở.

Tuy ra đời gần sáu trăm năm, nhưng cho đến nay và muôn đời sau nữa, Bình Ngô đại cáo và những tác phẩm khác cũa Nguyễn Trãi mãi mãi đi sâu vào lòng người. Tư tưởng “nhân nghĩa’' trong thơ văn Nguyễn Trãi thâm sâu, ngay khi mở đầu Bình Ngô đại cáo, ông viết:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Việc nhân nghĩa là gì? Nho giáo cho rằng: Nhân nghĩa là quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng. Khái niệm này mang nội hàm rất đẹp, rất tiến bộ và cao cả. Nguyễn Trãi đã khẳng định: Điều chủ yếu của nhân nghĩa là giữ “yên dân”. Vì thương yêu dân, muốn cho dân được yên ổn làm ăn nên phải “trừ bạo” là trừ những kẻ sách nhiễu dân.

Từ quan hệ ứng xử mang tính cá nhân, Nguyễn Trãi đã nâng lên thành lí tưởng xã hội, một nhiệm vụ cụ thể, nói theo Đinh Gia Khánh thì “tư tưởng này không mơ hồ, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước”. Chính vì “nhân nghĩa”, vì thương dân nên Nguyễn Trãi xem những hành động man rợ của quân Minh hành hạ nhân dân ta như đốt lửa thiêu sống, đào hố để chôn sống dân lành vô tội là những việc phi nhân nghĩa, là bạo ngược, do đó chúng ta phải trừng phạt. Như vậy có nghĩa là “việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì đó trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “việc” cụ thể là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các nguồn phản động chống triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Nguyễn Trãi không mơ hồ về sự nghiệp giải phóng dân tộc có thể dùng đường lối thỏa hiệp mềm yếu để chấm dứt can qua, hòa bình muôn thuở, mà phải có sức mạnh của quân sự và sức mạnh của “đại nghĩa”-.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Lấy nghĩa để thắng hung, lấy nhân thay bạo. Ớ đây trong sự đối đầu lịch sử của cuộc kháng Minh này, kẻ thù là hung tàn và cường bạo:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

Tội án “trời không dung, đất không tha” ấy của giặc Minh:

“Trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

Tội ác ấy phải trừng phạt. “Quân điểu phạt trước lo trừ bạo”. Quân ở đây là nhân dân: tập hợp thành đội quân “đại nghĩa - chí nhân” để chống lại quân cường bạo giặc Minh. Vậy là, triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xét đến cùng là lòng yêu nước thương dân. Đó chính là chủ nghĩa yêu nước. Nó làm nền cho bản hùng ca bất hủ “Cáo bình Ngô”, nó là ánh sáng kì diệu để Nguyễn Trãi nêu lên một quan điển về quyền dân tộc, và do đó ông đã định nghĩa về đất nước khá rõ ràng, hoàn chỉnh, khoa học trong lời mở đầu bài cáo trang trọng, thật đỉnh đạc và tự hào.

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương”.

Trải qua bao biến động của lịch sử, Nguyễn Trãi lặp lại quyền vương để đầy tinh thần độc lập tự chủ ấy. Nước Đại Việt có cương vực, có lịch sử, có phong tục và nền văn hiến, nghĩa là có nhân nghĩa. Nó không cần và không thể phụ thuộc để tồn tại. Mọi mưu toan muốn biến nó thành quận huyện, thành chư hầu phải chi thảm họa. Lịch sử đâu đã quên:

“Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã".

Thế mà nay bọn giặc Minh “mượn tiếng điếu dân phạt tội, kì thực làm việc tàn bạo, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân dân ta, thế nặng hình phiền, vơ vét của quý, dân mọn xóm làng không được yên ổn”. Nhân nghĩa mà lại thế Lí? Thế đứng của một dân tộc trong nhân nghĩa bằng mọi giá cho quân thù nếm cay đắng mà cha ông chúng ta phải trả giá cho sự tàn bạo “lỗi đạo”, ngạo mạn, xấc xược...

Sức mạnh nhân nghĩa của nhân dân ta “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều” đã làm nên chiến thắng.

“Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu.

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong.

Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn”.

Những trang nhật kí chiến sự thể hiện một cuộc tấn công đại quy mô mạnh mẽ, hào hùng. Chiến thắng càng gần, thế trận càng trở nên biến hóa kè thù chưa kịp trở tay đối phó thì đã lại:

“Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông”.

Miêu tả cuộc tổng chiến công đại phá quân thù, có lẽ trong lịch sử văn học Việt Nam chưa bao giờ có những trang hào hùng sáng chói như thế. Đội quân làm nên chiến thắng ấy, chính là đội quân đã xác định “vì nhân nghĩa mà chiến đấu, vì an dân mà trừ bạo”.

Nhân nghĩa là sức mạnh để chiến thắng. “Chí nhân, đại nghĩa” là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo mà dân tộc ta bao đời đeo đuổi để tạo dựng nền văn hiến mang bản chất truvền thống của con người Việt Nam. ở đây, Nguyễn Trãi đã nêu cao chủ nghĩa nhân đạo ấy, gắn nó với nhân nghĩa là chủ nghĩa yêu nước.

Coi trọng con người, quý trọng nhân dân, coi trọng tình hòa hiếu giữa các dân tộc nên chúng ta đã đặt nhân nghĩa lên trên tất cả. Có gì quý hơn sinh mạng con người? “Người, ta là hoa của đất’’ do đó nhân nghĩa sau chiến tranh là tấm lòng, là trí tuệ để giải quyết những hậu quả, cho “bốn phương biển cả thanh bình”... đối với quân giặc đã bị “cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng”, chúng ta đã “chẳng giết hại” mà cho chúng “đường hiếu sinh”. Chúng ta có cái thế để “xử tội ác chiến tranh, có đủ sức để trừng phạt, nhưng nhân nghĩa không cho phép chúng ta làm điều đó khi bọn giặc đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng”. Chúng ta tha tội cho chúng để chấm dứt can qua trong tương lai, để được “an dân” không phải chỉ ngày một ngày hai mà mãi mãi dân ta được “nghỉ sức” trong thanh bình:

“Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới”.

Nghĩa là triết lí nhân nghĩa, hành động nhân nghĩa của chúng ta đã toàn thắng. Ta đã đạt mục đích, không cần phải xử sự như những kẻ cuồng sát không nhân nghĩa.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thể hiện ngay cả khi cổ vũ nhân dân ta tiêu diệt giặc, nhưng lại rất thông cảm với nhân dân và binh sĩ Trung Quôc bị tàn hại bởi chiến tranh. Nguyễn Trãi từng vạch tội tướng giặc với nhân dân Trung Quốc: chúng lại muốn cùng bỉnh độc vũ, khiến nhân dân vô tội liền năm phải thiệt mạng ở chốn gươm đao, những kẻ lưu li phải nát gan ở nơi chốn đồng cỏ” (Bài 28 - Quân Trung từ mệnh tập).

Bình Ngô đại cáo xét về mặt tư tưởng là tác phẩm nổi bật về chủ nghĩa nhân đạo, chứng minh hùng hồn cho cuộc chiến thắng của nhân dân ta chống giặc Minh. Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như mỏ quặng quý mà ta phải khai thác đào sâu, nhưng nổi lên bề mặt lộ thiên của nó chính là chủ nghĩa yêu nước, là tình cảm thương dân. Vì yêu nước thương dân mà Nguyễn Trãi có tư tưởng tiến bộ về bản chất và mục đích của đội quân nhân nghĩa, về Tổ quốc và ước vọng “bốn phương biển cả thanh bình”. Vì yêu thương nhân dân trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi tố cáo tội ác quân Minh đanh thép như thế, miêu tả những trang hào hùng của quân dân ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Bình Ngô đại cáo trở thành một tác phẩm còn lại mãi với thời gian.

Đã sáu trăm năm trôi qua, Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và là nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng chính trị, thực sự sống mãi trong lòng dân tộc khi các thế hệ con cháu mang tư tưởng nhân nghĩa của Người đã làm nên bao kì tích, bao chiến thắng lẫy lừng, như trong chiến tranh chống Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa ấy mà đối xử nhân đạo với những phi công Mỹ ngụy. Họ đã đem bom đạn đến giết hại nhân dân ta trên mọi miền đất nước, tàn phá đất nước ta, gây bao đau thương tang tóc cho nhân dân ta. Vậy mà khi bắt sống những kẻ ấy, ta vẫn đối xử nhân đạo và sau ngày toàn thắng 30-4-1975 trao trả lại cho Mỹ. Phải chăng đó là được nguồn từ tư tưởng Nguyễn Trãi.

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lẩy chí nhân để thay cường bạo”.

Bình Ngô đại cáo vừa là một bản tổng kết cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh vừa là lời tuyên ngôn độc lập, hòa bình. Đồng thời là áng “thiên cổ hùng văn" khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt.



Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau: ''Từng nghe : Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu , Núi sông bờ cõ đã chia Phong tục Bắc -Nam cũng khác . Từ Triệu , Đinh ,Lí ,Trần bao đời ây nền độc lập, Cùng Hàn , Đường , Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một phương, Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

''Từng nghe :

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ,

Núi sông bờ cõ đã chia

Phong tục Bắc -Nam cũng khác .

Từ Triệu , Đinh ,Lí ,Trần bao đời ây nền độc lập,

Cùng Hàn , Đường , Tống , Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có"

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích ?

Câu 2: Đoạn trích đã xác định nền độc lập, chủ quyền cảu nước Đại Việt ở những yếu tố nào ?

Câu 3: Đoạn trích đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó.

Câu 4: Từ việc đọc hiểu đoạn trích trên, hãy viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ vải anh/chị về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta hiện nay.

0
Bạn thân mến, nhìn vào cuộc đời của mỗi người, có lẽ nó cũng chẳng khác bao nhiêu khi ta viết đời ta như một bài luận văn. Cách chung mà nói, đời người ai cũng trải qua phần mở đầu, phần thân bài và phần kết luận. Có những người loay hoay mãi mà không viết ra đc câu chủ đề cho đời mình. Đáng lẽ họ phải viết cho đc câu chủ đề bắt đầu từ lúc 18 tuổi, nhưng thật không may, có rất nhiều người...
Đọc tiếp

Bạn thân mến, nhìn vào cuộc đời của mỗi người, có lẽ nó cũng chẳng khác bao nhiêu khi ta viết đời ta như một bài luận văn. Cách chung mà nói, đời người ai cũng trải qua phần mở đầu, phần thân bài và phần kết luận.

Có những người loay hoay mãi mà không viết ra đc câu chủ đề cho đời mình. Đáng lẽ họ phải viết cho đc câu chủ đề bắt đầu từ lúc 18 tuổi, nhưng thật không may, có rất nhiều người không viết được câu chủ đề; thậm chí có người đã 50 hoặc 60 mà vẫn loay hoay không tìm thấy chủ đề, mục đích của đời mình. Đó là bài kết luận không có chủ đề, ưa viết gì thì viết. Cuộc đời không có lý tưởng, mục đích rõ ràng.

Bạn thân mến, đời bạn cũng cần có 1 mục đích, lý tưởng như một bài luận cần phải có 1 câu chủ đề. Chính câu chủ đề của bài luận văn sẽ giúp bạn không bị lạc đề mà vẫn luôn bám sát "đợi chỉ đỏ" . Lý tưởng của đời bạn cũng cần thiết và quan trọng như thế đó...

Khi đã tìm ra câu chủ đề, mục đích, lý tưởng của đời mình, bạn hãy mạnh dạn triển khai nó đi. Hãy chia nó ra thành những đoạn đời như là những đoạn văn vậy. Hãy kiên nhẫn triển khai thành từng đoạn một thôi và đừng nản chí tháo lui. Cẩn thận hoàn tất từng đoạn này rồi bắt tay vào đoạn khác. Có như thế bạn sẽ không bị lạc đề, mất phương hướng. Hãy cố gắng bổ túc cho mục đích và lý tưởng của đời mình bằng mọi giá. Cũng như mọi câu văn đều bổ túc cho chủ đề của bài luận, thì mọi hành động của đời bạn cũng hãy phục vụ lý tưởng của đời mình.

Cầu chúc bạn đi cho tới phần kết luận. Chúc bạn viết bài luận đời mình thật hay, rõ ràng, trong sáng, sâu sắc, dễ hiểu, logic và ý nghĩa.

1. Xác định phương thức biểu đạt chính

2. Theo tác giả, khi đã tìm ra chủ đề, mục đích, lý tưởng của đời mình, ta phải làm gì?

3. Xác định và nêu biện pháp tu từ đc sử dụng trong câu sau: " Bạn thân mến, đời bạn cũng cần có 1 mục đích, lý tưởng như 1 bài luận cần phải có 1 câu chủ đề".

4. Từ văn bản trên, rút ra được bài học cho bản thân.

0
10 tháng 2 2020

1. Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Tư tưởng nhân nghĩa là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản). Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. Từ triết lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường lối, chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.

2. Khẳng định độc lập, chủ quyền của quốc gia độc lập

- Nước Đại Việt ta: khẳng định chủ quyền trên mọi phương diện:

+Nền văn hiến – bề dày lịch sử

+Núi sông bờ cõi – lãnh thổ.

+Những triều đại – sự phát triển của dân tộc.

+Yếu tố con người – tài năng/ hào kiệt

+Phong tục tập quán – văn hóa.

=> Cơ sở đưa ra chủ quyền dân tộc rộng lớn, có chiều sâu hơn rất nhiều.

23 tháng 4 2019

1. Khái quát

- Giới thiệu vị trí, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.

- Chí làm trai của người quân tử thời xưa là gì? Là kinh bang tế thế, là rong ruổi bốn phương tám hướng để thực hiện trí nam nhi, sống cho thỏa cho xứng và đúng là bậc quân tử, đại trượng phu.

- Chí làm trai của người anh hùng Từ Hải trong trích đoạn "Chí khí anh hùng"

2. Cụ thể

a. Phân tích chí làm trai của người anh hùng Từ Hải:

- Tuy rất yêu Kiều và mới "nửa năm hương lửa đương nồng" nhưng Từ Hải quyết dứt chữ tình để thực hiện chí làm trai.

- Chí làm trai của Từ Hải không phải là cầu cạnh kinh lễ để thăng tiến theo con đường làm quan. Mà Từ Hải thực hiện chí làm trai bằng cách có chí hướng riêng (thậm chí bị coi là tay giặc cỏ chống lại triều đình). Từ Hải đứng về phía nhân dân, chống lại những nhũng nhiễu của bọn quan lại triều đình thối nát.

Phân tích các câu, hình ảnh trong bài thể hiện chí làm trai: "Theo càng thêm bận biết là đi đâu/ Đành rằng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì/ Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm phơi"

=> Ra đi dứt khoát vì nghĩa lớn.

b. So sánh:

- Giống: Chí làm trai của Từ Hải và trong câu thơ của Nguyễn Công Chứ đều là khát vọng lớn được ghi danh, được lập chiến công trong trời đất.

- Khác: Người anh hùng Từ Hải không chỉ là người có chí lớn mà còn là người có tình sâu. Tình cảm sâu đậm ấy là động lớn lớn để Từ Hải thực hiện tráng trí nam nhi của mình.

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi) (HS làm ra giấy kiểm tra) Câu 1: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song...
Đọc tiếp

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn Trãi)
(HS làm ra giấy kiểm tra)

Câu 1:
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
1.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2.Tác phẩm trên thuộc thể loại nào của văn học trung đại? Trình bày những hiểu biết
của em về thể loại đó.
3.Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa nhan đề của tác phẩm trên.
Câu 2:
Tư tưởng nhân nghĩa được tác giả Nguyễn Trãi thể hiện qua những câu thơ nào trong
tác phẩm Bình Ngô đại cáo? Em hãy phân tích tư tưởng nhân nghĩa đó?
Câu 3:
Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau bằng một đoạn văn (12-15 câu):
Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hóa đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Câu 4:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lung mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.

Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nỗi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần dân chịu được?
Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi:
1.Âm mưu cướp nước ta đã được Nguyễn Trãi vạch trần như thế nào?
2.Nguyễn Trãi đứng trên lập trường nào để tố cáo chủ trương cai trị thâm độc và tội ác
của giặc Minh? Hãy phân tích những lập trường đó.
Câu 5:
Tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng những nghệ nào trong phần viết cáo trạng của giặc
Minh? Em hãy kể tên, nêu dẫn chứng trong tác phẩm và tác dụng của những nghệ thuật
đó?
Câu 6:
Nêu cảm nhận của em về hình ảnh lãnh tự Lê Lợi trong tác phẩm Đại cáo Bình Ngô
bằng một đoạn văn (15-17 câu).
Câu 7:
Em hãy nêu nghệ thuật miêu tả của tác giả Nguyễn Trãi trong phần tái hiện lại quá trình
chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
Câu 8:
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng một đoạn văn (15 – 17 câu):
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.

Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu.
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp đỡ mới được như vậy.
Than ôi!
Một cỗ y nhung chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm;
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo
Ai nấy đều hay.
Câu 9:
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (12 – 15 câu) phân tích nghệ thuật chính luận trong Đại
cáo bình Ngô.

0
ĐỀ 2(10,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc...
Đọc tiếp

ĐỀ 2(10,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Trích: Đại cáo Bình Ngô- Nguyễn Trãi)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản?(1,0 điểm)

Câu 2.Tác giả đã xác định nền độc lập dân tộc ở những phương diện nào? (2,0 điểm)

Câu 3.Theo anh/chị ý thức về dân tộc của Nguyễn Trãi có gì mới , tiến bộ so với thời đại?(3,0 điểm)

Câu 4. Từ đoạn văn bản trên,Anh/chị hãy viết đoạn văn (Khoảng 10 dòng)trình bày suy nghĩ về Niềm tự hào dân tộc.(4,0 điểm)

1
21 tháng 4 2020

1. Tự sự, biểu cảm

2. - Quốc hiệu

- Văn hiến

- Lãnh thổ

- Phong tục

- Triều đại

- Nhân tài

3. Phát triển các yếu tố khác ngoài cương vực lãnh thổ

- Xác định cốt yếu nhất là văn hiến.