Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cuộc đời ai cũng có bạn, tình bạn rất quý giá
- Tình bạn là mối quan hệ chân chính, tri kỷ có vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.
2. Thân bài- Nguồn gốc của tình bạn là sự đồng điệu tâm hồn, chung sở thích, không nên nhầm tưởng với việc lấy bí mật, chuyện xấu của người khác ra làm thân.
- Tình bạn phải xuất phát từ sự chân thành, thật tâm, không hai lòng, có thế bạn mới dám mở lòng chia sẻ.
- Bạn thân là những người sẵn sàng bên ta lúc ta khó khăn tựa như những người thân ruột thịt. Ở bên những người bạn, ta sẵn sàng chia sẻ nỗi lòng, bởi sự dễ cảm thông và thấu hiểu của bạn.
- Bạn chính là người thầy của chúng ta
- Phải đặt niềm tin hàng đầu trong mối quan hệ bạn bè, không nên nghi kỵ, ích kỷ tính toán với bạn.
- Không được dung túng, bao che khi bạn làm việc xấu, phải biết lựa lời khuyên ngăn.
- Tình bạn vì mục đích trong sáng cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là lợi dụng lẫn nhau hay vụ lợi về mình.
- Phải biết giúp đỡ san sẻ khi bạn gặp khó khăn, biết khích lệ, cổ vũ bạn khi bạn thành công
3. Kết bài- Tình bạn là thứ tình cảm tuyệt vời
- Mỗi người nên có cho mình một người bạn thân, một người bạn tri kỷ
Chúc bạn làm bài tốt
a, mb: g/t dẫn dắt vấn đề chính : những thiên thần áo trắng trong đại dịch.
--Dân tộc Việt Nam trải qua mấy ngàn năm lịch sử, đã tích lũy được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, trong đó có những tri thức bảo vệ sức khỏe, duy trì phát triển nòi giống, ghi danh nhiều danh Y nổi tiếng.
tb:
---Tiêu biểu nhất cho các danh Y trong lịch sử dân tộc là 2 đại danh Y: Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIII) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII). Các danh y đã để lại cho hậu thế một khối lượng tri thức phong phú về Y lý, Y đức, Y thuật và những bài thuốc quý.
---khẳng định vị thế :
Ở bất kỳ thời kỳ nào, nghề Y luôn là nghề cao quý được xã hội coi trọng, tôn vinh. Hơn 200 năm trước, đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã từng nói: “Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết trong tay mình nắm, phúc họa do một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng!”
----- giải nghĩa:
cụm từ :'' Thiên thần áo trắng '' ở đây chỉ đến những y bác sĩ , những thiên thần có sứ mệnh thiêng liêng cao cả đó là cứu người .
----Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy cần phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình.
+Họ cứu vớt sinh mạng của mình khi mình bệnh dù nặng hay nhẹ .
dẫn chứng:
Họ là những người có chuyên môn, có tâm sáng lòng trong và đầy lòng nhiệt huyết khi đã xung phong lên đường. Có hàng ngàn nhân viên y tế đã sẵn sàng làm nhiệm vụ và chia sẻ khó khăn cùng với người dân trong đại dịch covid. Họ bỏ lại phía sau mình là những hình ảnh thân thương về quê hương, gia đình và bao mối lo toan khác của cuộc mưu sinh. Trong sứ mệnh cứu người, “Những Thiên Thần Áo Trắng” phải chấp nhận hy sinh cả tính mạng mình! Họ mang theo trái tim hồng và dòng máu Việt, nên luôn cùng đập chung nhịp đập của Tổ quốc, máu thịt với nhân dân! Không chỉ là nhiệt huyết, lòng nhân ái, tình yêu thương trước những bệnh nhân, ở họ còn là tấm gương về ý chí, nghị lực phi thường khi suốt nhiều ngày dài phải đứng túc trực bên bệnh nhân, khi phải mang trên mình bộ quần áo bảo hộ kín mít giữa trời nóng, khi phải đeo khẩu trang hai lớp gần như suốt phiên trực...
kb:
+ Họ là những ân nhân của bao người sống trong đại dịch mà không chờ mong sự đền đáp! Họ là những người con biết hy sinh và tận tụy nhất của thời đại chúng ta đang sống! Họ đang là những rào chắn để chở che cho bao nhiêu người bệnh! Họ là niềm tin chiến thắng và những hy vọng tột cùng vào sự sống vốn đầy mong manh! Họ làm cho chúng ta hiểu hơn giá trị của “Sự sống và lòng biết ơn! Những Thiên Thần Áo Trắng! Họ là niềm tự hào của Y tế Việt Nam! Những bác sĩ, y tá và nhân viên y tế Việt Nam. Họ là những người dũng cảm nhất lúc này, họ luôn đi trước và về sau.Trong đại dịch Covid lan tràn khắp toàn cầu hôm nay, họ vẫn đang xả thân cho sứ mệnh cứu người! Bởi họ luôn mang trong tim mình Y Đức và lời thề Hypocrates! Những thiên thần áo trắng! Hãy để cho người dân chúng tôi được nói lời biết ơn từ trong sâu thẳm trái tim mình! Các anh chị là bài ca đẹp nhất! Là những người anh hùng của đất nước hôm nay! Nhân dân biết ơn họ từng ngày!
b/ mở bài bn tham khảo:
Cho tôi xin được thầm gọi tên của họ- những bác sĩ, Ytá và kỹ thuật viên...yêu mến của ngành Y với cả tấm lòng ngưỡng mộ và biết ơn của mình! Dẫu tôi không có cái may mắn được trở thành các bác sĩ hay nhân viên y tế nhưng cũng may mắn đã từng công tác lâu năm trong ngành Y tế! Suốt trong hơn 500 ngày dài, khi cả nước ta đang phải gồng mình lên để chống chọi với lũ giặc Covid, thật xúc động và biết ơn các Thiên Thần Áo Trắng, xin cho phép tôi được gọi họ bằng cụm từ thân thương này!DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Bài làm
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.
“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:
Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)
Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.
Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.
Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…
Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Bạn tham khảo nha !
1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.
2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình
được hưởng.
3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.
DÀN BÀI
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài
1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".
Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".
-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.