Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lập bảng và hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc theo mẫu dưới đây:
Lĩnh vực | Thành tựu | Nhận xét |
Tư tưởng | Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc | Nho giáo đã đưa Trung Quốc bước vào thời kì thịnh trị, nhưng cũng chính nho giáo kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật. |
Văn học, sử học | Đỉnh cao có thơ Đường, tiểu thuyết thời Minh-Thanh. Các bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Tốn Sử, Minh Sử,... | Các thành tựu văn-sử học của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng trong nước mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Để lại giá trị cao đến tận ngày nay. |
Nghệ thuật | Phong phú và đa dạng. Tiêu biểu như: Tử Cấm Thành, Vạn lí trường thành, tượng Phật, các tác phẩm thư pháp, tranh thủy mặc | Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Nhiều công trình, tác phẩm còn tồn tại đến ngày nay. |
Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của lịch sử Ấn Độ thời Đế quốc Mô-gôn:
Thời gian | Tình hình chính trị | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội | Thành tựu văn hóa |
Đầu thế kỉ XVI | - Đầu thế kỉ XVI: vương triều Hồi giáo Mô-gôn được lập nên - Năm 1556: Hoàng đế A-cơ-ba lên nắm quyền, đưa Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị | - Nông nghiệp đa dạng. - Kinh tế hàng hóa phát triển | Xã hội ổn định trên cơ sở dung hòa các tôn giáo và tộc người. | - Trường ca Ra-ma-cha-ti-ta Ma-na-sa (nhà thơ Tulasidasa) - Tập hợp và chép lại các bộ sử thi thời cổ đại - Kiến trúc: Thành Đỏ ở A-gra, Thành Đỏ La Ki-la ở Đê-li, lăng mộ Ta-giơ Ma-han - Hội họa: miêu tả con người, cuộc sống cung đình, tầng lớp quý tộc, … |
Lĩnh vực | Văn hóa | Nghệ thuật | Khoa học-kĩ thuật |
Thành tựu | Hài kịch thần thánh- Dante Aligheri, Đôn Ki-hô-tê - Miguel de Cervantes, Hăm- lét, Rô mê-ô và Giu-li-ét của W.Shakêpare | Bữa ăn tối cuối cùng, la Joconde của Lê-ô-na đơ Vanh-xi; | Thuyết nhật tâm của Cô-péc-ních, G.Bru-nô, G.ga-li-lê. |
C.Cô-lôm-bô:
- Thời gian: `1492-1502`
- Kết quả: Phát hiện ra vùng đất mới - Châu Mĩ
- Ý nghĩa: Sau cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô, thương nhân châu Âu biết đến châu Mĩ, họ bắt đầu quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa 2 bên.
Ph. Ma-gien-lăng:
- Thời gian: `1519 - 1522`
- Kết quả: phát hiện ra eo biển nằm ở Cực Nam châu Mĩ (sau này gọi là eo biển Ma-gien-lăng)
- Ý nghĩa: Chứng minh được trái đất có dạng hình cầu.
- Tôn giáo:
+ Phật giáo được các vua Lý tôn sùng và truyền bá rộng rãi trong nhân dân.
+ Nho giáo bắt đầu được mở rộng và ngày càng có vai trò trong xã hội.
+ Đạo giáo khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
- Văn học, nghệ thuật:
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, xuất hiện một số tác phẩm có giá trị tiêu biểu như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà,…
+ Các trò chơi dân gian rất được ưa chuộng. Loại hình hát chèo, múa rối nước đều phát triển.
+ Một số công trình kiến trúc có quy mô tương đối lớn và độc đáo như Cấm thành, chùa Một Cột,… Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, ở hình trang trí rồng,…
- Giáo dục:
+ Nhà Lý chú ý đến việc học tập, thi cử để tuyển chọn những người tài bổ sung vào bộ máy chính quyền.
+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu. Năm 1075, cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
+ Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập cho con em quý tộc, sau đó mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.
Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ thời Gúp-ta
Lĩnh vực | Thành tựu |
Tôn giáo | Hin-đu giáo: tôn giáo chính ở Ấn Độ Phật giáo: được coi trọng |
Văn học | Văn thơ chữ Phạn đạt được nhiều thành tựu. Tác phẩm: Sakuntala, Dushyanta, Bharata,… |
Thiên văn học | Giả thuyết về Trái Đất hình tròn và tự quay quanh trục của nó. |
Y học | Các thầy thuốc đã biết phẫu thuật và khử trùng vết thương Họ đã biết làm vacxin. |
Kiến trúc và điêu khắc | Tạo nên một phong cách nghệ thuật điển hình: Phong cách nghệ thuật Gúp-ta Công trình: Chùa hang A-gian-ta, bảo tháp San-chi, đền tháp Ellora.. |
- Kiến trúc:
+ Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…
+ Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như cung điện và Hoàng thành ở Thăng Long, cung Thái thượng hoàng ở Tức Mặc (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).
- Điêu khắc:
+ Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.
a. Tư tưởng - tôn giáo:
- Tín ngưỡng thờ thần vẫn phổ biến trong nhân dân
- Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng
- Đặc biệt thời kì này đánh dấu sự ra đời của Phật giáo dân tộc với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lậpb. Giáo dục và khoa học kĩ thuật:
- Giáo dục:
+ Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân.
+ Trường tư cũng được mở nhiều ở làng, xã
- Khoa học - kĩ thuật:
+ Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt
+ Về Quân sự nổi tiếng có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn
+ Về y học có Thiền sư Tuệ Tĩnh - là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống của người Việt
+ Thiên văn học có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán
c. Văn học và nghệ thuật:
- Văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông bạch Đằng của Trương Hán Siêu…
- Nghệ thuật:
+ Các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều như: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc…
+ Các tác phẩm điêu khắc bằng đá, chạm khắc gỗ được coi là kiệt tác nghệ thuật dân tộc
+ Hát chèo, múa rối nước phổ biến, nhiều nhặc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm phổ biến vào thời kì này
tham khảo
Lĩnh vực
Nội dung tóm tắt
Danh nhân tiêu biểu
Tư tưởng, tôn giáo
Sáng lập thiền phái Trúc Lâm
Trần Nhân Tông
Giáo dục, khoa học
Đại Việt Sử kí, Việt Sử cương mục, Binh thư yếu lược, thiên văn học
Lê Văn Hưu, Hồ Tông Thốc, Trần Quốc Tuấn, Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán
Văn học, nghệ thuật
Hịch tướng sĩ, Phú sông Bạch Đằng, Tụng giá hoàn kinh sư, Thiên trường vãn vọng
Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu, Trần Quang Khải, Trần Nhân Tông