Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Được biểu hiện trên tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, ngoại giao
Chính trị: Các vương triều ra sức củng cố quyền lực, quan tâm đến cuộc sống của người dân. Vua Giay-a-vác-ma II thì mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho nhà lữ hành,...
Kinh tế:
+Nông nghiệp: đào nhiều hồ, kênh mương để dự trữ và điều phối nước tưới.
+Đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác làm thổ sản,...
+Thủ công nghiệp: làm đồ trang sức, chạm khắc phù điêu,...
Ngoại giao: Dùng vũ lực để mở rộng quyền lực ra ngoài
a/ So sánh
Lĩnh vực | Nội dung |
Chính trị | - Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương: + Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. + Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã. - Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042). - Quân đội: + Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương. + Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. - Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt. - Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa. |
Kinh tế | - Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu. - Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân. - Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển. |
Xã hội | - Xã hội gồm 2 bộ phận: + Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ… + Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì. - Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê. |
Văn hóa | - Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. - Nghệ thuật: + Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển. + Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện… |
Giáo dục | - Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long. - Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại. - Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. |
b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp.
+ Tích cực trị thủy: đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.
+ Ngoài ra, cư dân còn đánh bắt cá ở Biển Hồ, khai thác lâm sản quý và săn bắt thú trên rừng.
- Thủ công nghiệp: Có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đố trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của các đền tháp.
* Về chính trị:
- Các vua Cam-pu-chia thời Ăng-co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài.
- Trong các thế kỉ X - XII, Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.
* Về văn hóa:
- Thời Ăng-co đã góp phần xây dựng một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo của người Cam-pu-chia.
- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ-me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo nên hệ thống chữ viết riêng của mình.
Tham khảo:
a/ Bảng thống kê những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly
Lĩnh vực | Nội dung cải cách |
Chính trị và quân sự | - Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương… - Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội)…. Chế tạo súng, đóng thuyền. |
Kinh tế - xã hội | - Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng. - Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường. - Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô. |
Văn hóa | - Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. - Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương… |
b/ Tác động của chính sách cải cách:
- Tích cực:
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần.
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.
+ Phát triển văn hóa dân tộc.
- Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân.
- Tích cực:
+ Củng cố quyền lực chính quyền trung ương
+ Giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc
- Hạn chế:
+ Một số chính sách chưa thực hiện triệt để
+ Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Thời Ăng-co được coi là thời kì phát triển cực thịnh nhất của vương quốc Cam-pu-chia thời phong kiến:
- Kinh tế: Quan tâm phát triển nông nghiệp.
- Đối ngoại: Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Công.
- Kinh đô Ăng – co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo.
Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI:
- Từ thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán.
- Năm 802, người Khơ-me giành lại độc lập và thống nhất lãnh thổ.
- Kinh đô được chuyển lên khu vực phía bắc Biển Hồ, giai đoạn phát triển mới được mở ra thời kì Ăng-co (802-1431).
Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co:
- Thời kì Ăng co xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, quyền lực của vua đồng nhất với các vị thần Hin-đu giáo.
- Kinh tế của thời kì Ăng-co đa dạng và phát triển: đánh bắt thủy sản, săn bắt, khai thác lâm sản, canh tác lúa nước. Đặc biệt là thương mại, buôn bán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
- Thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay, trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 37 SGK Lịch sử
Bước 2: Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia gắn với các mốc thời gian.
Khi đánh giá sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia, thời kì Ăng-co gắn với thời kì phát triển đỉnh cao.
Lời giải chi tiết:
Quá trình hình thành, phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI:
- Từ thế kỉ VIII, vương quốc Chân Lạp rơi vào tình trạng phân tán.
- Năm 802, người Khơ-me giành lại độc lập và thống nhất lãnh thổ.
- Kinh đô được chuyển lên khu vực phía bắc Biển Hồ, giai đoạn phát triển mới được mở ra thời kì Ăng-co (802-1431).
Đánh giá sự phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia thời Ăng-co:
- Thời kì Ăng co xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền, quyền lực của vua đồng nhất với các vị thần Hin-đu giáo.
- Kinh tế của thời kì Ăng-co đa dạng và phát triển: đánh bắt thủy sản, săn bắt, khai thác lâm sản, canh tác lúa nước. Đặc biệt là thương mại, buôn bán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng.
- Thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia tiến hành chiến tranh, mở rộng ảnh hưởng tới các khu vực thuộc lãnh thổ Lào và Thái Lan ngày nay, trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
- Vua chỉ huy quân đội, quan đứng đầu các mường. Kinh đô ban đầu ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.
- Cuối thế kỉ XIV, cư dân dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.
- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển nghề thủ công truyền thống, trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.
- Đối ngoại: Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Can-pu-chia và Đại Việt. Kiên quyết chống quân xâm lược (chống Miến Điện năm 1565).
Thời kì Ăng-co
Chính trị
Kinh tế
Ngoại giao
Văn hóa
Đất nước thống nhất và ổn định, các vương triều ra sức củng cố quyền lực và quan tâm đến đời sống nhân dân
Vua Giay-a-vác-ma +II đã tiến hành mở rộng đường giao thông, lập nhà nghỉ chân cho lữ hành, mở các cơ sở khám chữa bệnh trên khắp đất nước.
+ Các vua Campuchia thời Ăng-co đã thi hành nhiều biện pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng vũ lực để mở rộng lãnh thổ về phía Đông, sang vùng hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan ngày nay) và vùng trung lưu sông Mê Công (Lào hiện nay).
Trong hơn một nghìn năm dưới chế độ phong kiến, người Campuchia đã xây dựng nên một nền văn hoá riêng, hết sức độc đáo.