K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy dựa vào văn bản sau, tưởng tượng một cuộc hội thoại giữa em và thầy cô giáo dạy Sinh học để viết một văn bản thuyết minh màu xanh lục của lá cây. TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC Lá cây có màu lục vì các tế bào chứa nhiêu lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm...
Đọc tiếp

Hãy dựa vào văn bản sau, tưởng tượng một cuộc hội thoại giữa em và thầy cô giáo dạy Sinh học để viết một văn bản thuyết minh màu xanh lục của lá cây.

TẠI SAO LÁ CÂY CÓ MÀU XANH LỤC

cây có màu lục vì các tế bào chứa nhiêu lục lạp. Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím , chàm, lam, lục, cam, vàng, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia có màu khác , nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó măt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xah lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì. .. Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.

( Vũ Văn Chuyên, Hỏi đáp về thực vật)

0
1/ Hãy dựa vào văn bản sau tưởng tượng một cuộc hội thoại giữa em và thầy sinh học . Hãy viết một văn bản thuyết minh về 1 sinh học của lá cây. Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào chứa nhiều lục lạp 1mm giá chứa 40 vạn Lục Lạp trong các lục lạnh này có chứa một chất gọi là Diệp lục tức là chất xanh của lá ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu tím chàm lam lục vàng cam đỏ Sở dĩ chất diệp...
Đọc tiếp

1/ Hãy dựa vào văn bản sau tưởng tượng một cuộc hội thoại giữa em và thầy sinh học . Hãy viết một văn bản thuyết minh về 1 sinh học của lá cây.

Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào chứa nhiều lục lạp 1mm giá chứa 40 vạn Lục Lạp trong các lục lạnh này có chứa một chất gọi là Diệp lục tức là chất xanh của lá ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu tím chàm lam lục vàng cam đỏ Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia có màu khác góc là màu đỏ và màu lam nhưng không thương nhận màu xanh lục và lại phản chiếu màu này do đó mất ta mới nhìn thấy màu xanh lục nếu ta chiếu chất Diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại nên kết quả ra nhìn thấy lá cây chỉ có một màu đen sì như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây

1
25 tháng 6 2019

Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sự sống của con người. Vốn được ví như những lá phổi xanh của Trái đất, giúp điều hòa và cung cấp dưỡng khí cho sự sống của muôn loài. Thế nhưng con người đã và đang làm gì với cây xanh?

Quần thể cây xanh rộng lớn nhất phải kể đến rừng, nơi đây có độ đa dạng sinh học cực lớn, với hàng ngàn các loại cây cùng chung sống, tạo nên thảm thực vật dày, độc đáo, tương trợ bảo vệ lẫn nhau. Vậy rừng có vai trò gì trong việc bảo vệ môi trường?

Trước hết, phải kể đến tác động làm sạch khí quyển, điều hòa không khí trên trái đất. Chúng ta đã biết cây xanh có hai quá trình hô hấp và quang hợp, tuy nhiên quá trình quang hợp đóng vai trò lớn nhất trong việc bảo vệ khí quyển. Quá trình này diễn ra bằng cách cây xanh sẽ lấy vào khí các bô níc và trả lại không khí ô xy, góp phần làm giàu ô xy trong không khí. Chúng ta có thể cảm nhận điều này bằng trải nghiệm của bản thân, giữa trưa hè nắng nóng, ngột ngạt chúng ta chỉ cần bước vào một bóng râm có nhiều cây xanh, lập tức chúng ta cảm thấy dễ thở và thoải mái hơn rất nhiều. Không tin các bạn cứ thử xem.

Tiếp theo đó là khả năng lọc sạch bụi bẩn trong không khí, khả năng này tuy chỉ là tương đối nhưng nó vẫn đem lại những hiệu quả nhất định. Đặc biệt là những loại cây có tán lá dày rộng, bề mặt lá thô nhám thì khả năng lọc bụi trong không khí càng tốt. Cơ chế chính là khi gió thổi mang theo bụi trong không khí đi qua những tán cây, thì lá sẽ giữ lại phần lớn bụi bẩn trên bề mặt, khi mưa xuống lớp bụi bẩn này sẽ được gột rửa sạch và trôi xuống đất, tạo thành vòng tuần hoàn tự nhiên. Xung quanh các nhà máy xí nghiệp, và trên các con con đường người ta thường trồng nhiều cây cũng một phần vì lý do này.

Một tác dụng không thể thiếu khi nói về cây xanh trong bảo vệ môi trường đó là khả năng chống xói mòn và sạt lở đất, ở các vùng núi, đồi có độ dốc lớn, thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt. Nếu không có cây xanh đất sẽ liên tục bị xói mòn, tạo thành các khe rãnh lớn, đất màu trôi đi hết để trơ trọi lại lớp đất đá cứng nhắc, không thể canh tác được. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình canh tác nông nghiệp và cuộc sống của người dân. Ngoài ra gió và bão cũng là một tác nhân lớn gây mất cân bằng thảm thực vật, những cơn gió mùa mang theo sức nóng, cát, bụi làm vùi lấp đồng rộng, cây trồng, ô nhiễm không khí, giảm khả năng thụ phấn của hoa màu,… Bão tràn đến nếu không có gì che chắn thì nhà cửa, cây trồng vật nuôi cũng sẽ đều bị cuốn phăng. Tuy nhiên nếu chúng ta trồng cây xanh thành rừng, hoặc bãi lớn thì sẽ giảm bớt được đáng kể những tác động kể trên.

Cây xanh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải tạo đất, làm tơi xốp, giữ độ ẩm vừa đủ cho bề mặt, giữ nước cùng các chất dinh dưỡng khác trong mặt đất, khi lá rụng xuống phân hủy thành phân hữu cơ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng khá lớn. Ngoài ra cây xanh cũng cung cấp cho con người thức ăn, cùng nguồn chất xơ vô cùng phong phú đa dạng, không những thế còn cung cấp một lượng lớn vật liệu như gỗ, tre, nứa cho ngành công nghiệp xây dựng, nội thất và sản xuất giấy viết cho chúng ta sử dụng.

Như đã đề cập ở phần đầu, quần thể cây xanh rộng lớn nhất phải kể đến rừng, nơi đây có độ đa dạng sinh học bậc nhất, có các loài cây xanh từ thân gỗ đến thân cỏ, thân leo, tuổi thọ phụ thuộc vào từng loài, chúng cũng được phân tầng theo chiều cao và các đặc tính ưa bóng hay ưa ánh sáng, cùng với các đặc điểm của họ thực vật khác. Sự đa dạng, rậm rạp ấy đã tạo nên một môi trường cư trú vô cùng lý tưởng cho các loài động vật hoang dã như hươu, nai, vượn, sóc, hổ cùng muôn vàn các loài chim và côn trùng khác. Điều này tạo nên sự cân bằng sinh thái, đảm bảo độ đa dạng sinh học của Trái Đất, giúp bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nếu con người biết khai thác một cách hợp lý và hiệu quả thì đây quả thực là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, bởi từ đây ta có thể khai thác được các vị thuốc quý, các loại gỗ quý như lim, xà cừ, trầm hương, sến, táu,…với một giới hạn cho phép. Ngoài rừng tự nhiên thì con người còn trồng các loại rừng nhân tạo như rừng tre, rừng nứa, rừng keo, hoặc rừng ngập mặn,… để phù phợp với mục đích sử dụng và bảo vệ cuộc sống khỏi tác động nguy hại từ thiên nhiên.

Ngày nay rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng, thích hợp với các du khách yêu thiên nhiên, ưa thích khám phá. Bởi rừng mang một vẻ đẹp tự nhiên, trong lành, khoáng đạt, đến nơi đây ta như được trở về thời cổ xưa, hoang sơ, bí ẩn, khi chưa có nhà máy xí nghiệp, khói bụi thành phố, được tận hưởng cái không khí ngọt lành, mát mẻ, thật tuyệt vời. Trong khu dân cư, thành phố cây xanh còn tạo cảnh quan, nâng cao thẩm mỹ, làm bóng mát cho đường phố, trường học, nhà ở, giảm bớt nóng bức, ô nhiễm cùng tiếng ồn.

Với những vai trò to lớn như vậy, nhưng ngày nay ý thức giữ gìn và bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng của con người càng ngày càng kém. Họ không hề tưởng tượng được những hậu quả đằng sau việc chặt phá cây xanh to lớn đến mức nào, mà chỉ biết ham cái lợi trước mắt. Thỉnh thoảng thời sự lại đưa tin, khu rừng này bị lâm tặc chặt phá, khai thác gỗ trộm, khu rừng kia bị dân đốt để làm nương rẫy, và rừng ngày càng trở nên cạn kiệt, diện tích đất trống đồi trọc tăng chóng mặt, việc trồng cây gây rừng không thể bù đắp kịp cho sự phá hoại một cách vô trách nhiệm của những con người không có ý thức.

Hậu quả là những trận lũ quét, sạt lở đất đá nghiêm trọng tại những vùng núi, bao nhiêu nhà cửa, tài sản thậm chí là tính mạng con người bị thiệt hại. Có những nơi vì không khí quá nóng bức dẫn tới việc cháy rừng, động vật không có chỗ cư ngụ, loài thì tuyệt chủng, loài thì hấp hối, con người thấy vậy lại ra sức săn bắn, vây bắt, dẫn tới việc mất cân bằng hệ sinh thái nghiêm trọng. Tác hại của việc phá rừng quả thực rất lớn mang tính chất dây chuyền, hệ quả chồng hệ quả.

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vấn nạn chặt phá rừng bừa bãi, Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp để bảo vệ rừng, tiêu biểu như khoán cho dân trồng rừng, tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc, nhà nước hỗ trợ vốn cùng giống cây. Hoặc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò của rừng cùng các tác hại của việc phá rừng, khuyến khích việc trồng cây xanh, phủ xanh thành phố.

http://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-vai-tro-cua-cay-coi-trong-viec-bao-ve-moi-truong-42588n.aspx
Đối với mỗi học sinh, chúng ta cần tích cực tham gia tuyên truyền và khuyến khích việc trồng cây gây rừng, cảnh báo với người thân và mọi người xung quanh về tác hại của việc phá hại cây xanh. Đồng thời phải học tập thật tốt, sử dụng tiết kiệm giấy, nước, không xả rác bừa bãi, bảo vệ và chăm sóc các loại cây xanh xung quanh mình, đó cũng chính là góp một phần lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp cho chính cuộc sống của chúng ta.

Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp.Một mi-li-mét lá chứa bốn mươi vạn lục lạp.Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím,chàm,lam,lục,vàng,cam,đỏ.Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu...
Đọc tiếp

Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lục lạp.Một mi-li-mét
lá chứa bốn mươi vạn lục lạp.Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Ánh sáng trắng của mặt trời gồm bảy màu: tím,chàm,lam,lục,vàng,cam,đỏ.Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây bằng một nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên kết quả ta nhìn vào lá cây chỉ thấy một màu đen sì...Như vậy, lá cây có màu xanh lục là do chất diệp lục trong lá cây.

A. nêu nội dung chính của đoạn văn

B. đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

c. Tìm một số thuật ngữ trong đoạn văn và cho biết nó thuộc môn học nào

4
14 tháng 12 2018

A. Nội dung chính : Giải thích vì sao lá cây có màu xanh lục

B. Phương thức biểu đạt : Thuyết minh

( Mình chưa học thuật ngữ là gì :D )

14 tháng 12 2018

a:nội dung :giải thích vì sao lá cây có màu xanh

b:phương đạt chính là thuyết minh

"Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố sáng rực một góc trời. Có khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.Hoa phượng không có mùi thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè.Hoa phượng không chỉ đẹp...
Đọc tiếp

"Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố sáng rực một góc trời. Có khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.

Hoa phượng không có mùi thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè.

Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.

"Hoa học trò: ! Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò. Bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến.

Không hiểu từ bao giừ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học? Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề.

Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay? Có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen và trên cả những buổi sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.

Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát:

Những chiếc gió xe trở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu...

..." (Theo Lê Nho Việt, báo Dân trí)

*Hãy phân biệt ý nghĩa khác nhau giữa hai từ góc trời và bầu trời?

2
2 tháng 3 2022

Mày ngu người à?

 

2 tháng 3 2022

Thằng này chỉ spam có 1 câu hỏi.

 

 

Hãy chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung hoặc hình thức trong các phần trích sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.

Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá. Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái

=> Lỗi liên kết nội dung. sửa :

Cau là loại cây thân gỗ, có rễ chùm.Thân cau có màu xanh lục hình tròn, thẳng đứng như cái cột nhà. Lá cau dài, nhọn, mảnh, xếp trên sống lá, trông xa như mái tóc dài của người con gái. Quả cau không to, hình thuôn, thân quả chừng ba xăng ti mét, có màu xanh biếc, có vỏ cứng; bên trong có cùi trắng, nếm thấy cay cay ở đầu lưỡi. Hoa cau nhỏ li ti màu vàng nhạt và mọc thành cuống ở mỗi tàu lá, nó có hương thơm thoang thoảng khiến người ta có cảm giác bình yên.

Cuối buổi chiều Huế thường trở về trong vẻ yên tỉnh lạ lùng khiến cho lòng người khách lãng du cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tỉnh này. Mùa thu gió thổi mây về cửa sông mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẩm lại trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây...
Đọc tiếp

Cuối buổi chiều Huế thường trở về trong vẻ yên tỉnh lạ lùng khiến cho lòng người khách lãng du cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tỉnh này. Mùa thu gió thổi mây về cửa sông mặt nước phía dưới cầu Trường Tiền đen sẩm lại trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rở của bầu trời buổi chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối xuống hẳn đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống người ta vẫn còn thấy những mảng sắc đỏ mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẫm của nó. Phố ít ngươi con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. Xa xa một vài cô gái hình như có thói quen chọn giờ ấy để đạp xe đi chơi loáng thoáng một vòng trên những cón đường phố chợt vắng.

   Phía bên sông xóm Cồn Hến nấu cơm chiều sớm nhất trong thành phố thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. Đâu đó từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn thủy ngân bắt đầu thắp lên những quả tròn máu tím nhạt chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tỉnh của buổi chiều cũng chấm dứt. Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới đi vào cuộc sống ban đầu của nó.

3
14 tháng 6 2018

không có câu hỏi?...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

16 tháng 6 2018

Tìm và xác định Chủ Ngữ trong mỗi câu và cho biết cấu trúc của mỗi câu?

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn an Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỉ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàn, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa. Cứ mỗi con mưa con nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa đến mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

(Bích Loan, “Nhà vườn bên dòng sông Hương”)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt gì?

A. Thuyết minh và miêu tả

B. Nghị luận và thuyết minh

C. Tự sự và nghị luận

D. Miêu tả và tự sự

1
15 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A