Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quan sát đề bài cần phải phân tích, giải thích, bình luận để làm rõ vấn đề, đối tượng được nêu.
- Trước khi vào phân tích:
- Đề cập đến xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Giới thiệu vị trí của nó trong toàn bộ tác phẩm.
- Giải thích các khái niệm, hoặc câu nhận xét xuất hiện trong đề bài.
- Đi vào phân tích:
- Mổ xẻ thật sự một đoạn thơ, đoạn văn, nhân vật, tác phẩm bằng cách phân tích nghệ thuật có trong bài.
- Dựa vào những kiến thức, kết hợp với cảm xúc cá nhân để phân tích, trình bày và diễn đạt ý.
- Trong quá trình làm bài, cần đối chiếu với những tác phẩm cùng loại để thấy được sự khác biệt, độc đáo của tác phẩm đang phân tích.
Dàn ý tả cây bút máy :)
I. Mở bài
- Đúng vào dịp sinh nhật, em được tặng một cây bút máy.
- Cây bút đó rất tốt, em mới dùng khi vào học lớp ba.
II. Thân bài
a. Tả bao quát hình dáng bên ngoài
- Bút đặt trong một chiếc hộp nhựa trong.
- Hình dáng cây bút: dài và thon thon, trông rất xinh xắn.
b. Tả từng bộ phận
- Thân bút và nắp bút bằng nhựa, màu hồng... Cái cài bút màu vàng sáng loáng.
- Nắp bút đậy vừa khít vào thân bút.
- Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng; đầu ngòi tròn, chắc nịch.
- Cái lưỡi gà màu đen có những rãnh nhỏ, hơi vót nhọn phía đầu; nó nằm dưới ngòi bút.
- Ruột bút làm bằng một thứ nhựa tốt, nằm giữa hai mảnh sắt nhỏ như hình cái nhíp. Bên trong ruột là một ống dẫn nước, bé như que tăm.
III. Kết luận
Tác dụng của chiếc bút và cách em giữ nó.
Dàn bài Tả đồ chơi - Tả con búp bê
1. Mở bài:
Con búp bê rất đẹp là món quà bố tặng nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em.
2. Thân bài:
- Con búp bê có đôi mắt đen láy.
- Bộ tóc vàng óng cài nơ xinh xinh.
- Hai bím tóc, làn tóc mai, khuôn mặt trái xoan.
- Búp bê mặc bộ váy hoa viền đăng ten đủ màu sặc sỡ.
- Môi đỏ như son, cái miệng nhỏ nhắn hình trái tim.
- Những ngón tay thon thon búp măng.
- Chân đi hài óng ánh hạt cườm.
3. Kết bài:
- Em rất thích con búp bê.
- Em cho búp bê ngủ cùng em.
- Nó là kỉ vật, em giữ gìn cẩn thận.
. Mở bài: Giới thiệu chiếc đồng hồ nhà em (Ai mua? Vào lúc nào?)
- Nhân dịp đầu năm học mới
- Mẹ mua cho em chiếc đồng hồ để báo thức
II. Thân bài:
1) Tả bao quát: hình dáng, màu sắc, chất liệu
- Hình dáng tròn, bằng chiếc đĩa đựng trái cây.
- Lớp vỏ bên ngoài làm bằng nhựa
- Màu hồng tươi, pha lẫn màu trắng hai bên.
- Chân đế bằng làm bằng sắt xi mạ bóng loáng.
2) Tả chi tiết: mặt số, kim đồng hồ, quả lắc, bộ máy, …..
- Mặt số màu đỏ thẫm, có in hình chú chuột Mickey cầm bó hoa rất ngộ nghĩnh.
- Có 12 chữ số màu trắng, viền đen
- Có bốn cây kim : kim giờ, kim phút, kim giây và kim báo thức
- Phía dưới có một con lắc hình tròn cũng có in hình chú chuột Mickey lúc nào cũng lắc qua lại một cách đều đặn.
- Phía sau có một cái hộp màu đen chứabộ máy chính.
III. Kết bài:
- Chiếc đồng hồ rất có ích trong đời sống hàng ngày.
- Nó báo giờ, báo thức giúp em đi học đúng giờ
- Nó còn nhắc nhở mọi người phải biết quý trọng thời gian và dùng thời gian vào những việc có ích.
Dàn ý tả chiếc cặp sách
I. Mở bài:
- Đó là chiếc cặp em được má mua cho vào dịp khai giảng năm học lớp 5.
II. Thân bài:
a) Tả bao quát chiếc cặp sách:
- Chiếc cặp có quai đeo
- Làm bằng vải da
- Hình khối hộp chữ nhật
- Màu xanh tươi và xanh thẫm
b) Tả chi tiết từng bộ phận:
- Nắp cặp và mặt trước:
+ Màu xanh tươi có hình trang trí.
+ Đường viền cặp màu vàng.
+ Khóa sáng loáng.
- Mặt sau cặp:
+ Hình chữ nhật xanh thẫm hơn mặt trước.
+ Có vân chìm, đặt tay lên thấy ram ráp.
- Quai cặp:
+ Quai da den để xách.
+ Dây đeo màu xanh, để deo qua vai.
- Các bộ phận bên trong:
+ Cặp có 3 ngăn, một ngăn rộng, 2 ngăn hẹp.
+ Công dụng của từng ngăn,...
III. Kết bài:
- Tình cảm gắn bó với chiếc cặp
tham khảo
1. Mở bài:
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
2. Thân bài:
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phần: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phần que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn. Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khắc dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bằng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
3. Kết bài:
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận để làm những bài toán, bài văn thật hay.
TK
a. Mở bài
- Giới thiệu về cái bình hoa mà em muốn tả:
- Cái bình hoa đó do ai mua hoặc tặng? Nhân dịp gì?
- Cái bình hoa đó được đặt ở đâu? Thường được dùng để làm gì?
- Chiếc bình hoa đó đã được sử dụng lâu chưa? Đã cũ chưa hay vẫn còn mới tinh?
b. Thân bài
- Miêu tả chiếc bình hoa:
- Chiếc bình hoa đó được làm từ chất liệu gì? Có bền hay không?
- Chiếc bình hoa có hình dáng gì? (tròn thấp, thon cao…)
- Kích thước của chiếc bình hoa là bao nhiêu? (chiều cao, chiều rộng, hoặc có thể so sánh với một món đồ khác để ước lượng kích thước)
- Chiếc bình có màu sắc gì? (bên trong và bên ngoài chiếc bình)
- Họa tiết của chiếc bình là gì? Có màu sắc ra sao? Họa tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
- Trên chiếc bình có vết tích nào của việc sử dụng trong thời gian qua không? (vết xước, mẻ…)
- Kỉ niệm cùng với chiếc bình:
- Hằng ngày, ai sẽ là người cắm hoa vào chiếc bình? Đó là những loại hoa nào? Được hái trong vườn hay được tặng, đi mua?
- Cả gia đình đã có những giờ phút vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc ra sao bên cạnh chiếc bình hoa đó?
c. Kết bài
- Tình cảm của em dành cho chiếc bình hoa
- Em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc bình ấy
1. Mở bài
- Năm vừa rồi khi đi nhà sách mua đồ dùng học tập cùng mẹ, em đã được mẹ mua cho một chiếc bút mực thật là đẹp.
- Em đã luôn dùng nó để viết hàng ngày cho tới tận bây giờ.
b) Thân bài
* Tả bao quát cái bút
- Chiếc bút bằng chất liệu gì? Màu sắc của cây bút (vd: màu xanh da trời, màu đen, màu xám bạc), cây bút có kích thước như thế nào (dài khoảng một gang tay của em. Hình tròn có đường kính gần bằng ngón tay của em).
* Tả chi tiết
- Bên ngoài cây bút gồm hai phân: Nắp bút và vỏ thân bút
+ Tả phần nắp bút: Nắp bút dài khoảng năm xăng-ti-mét, có phân que cài bằng kim loại. Phía cuối nắp bút có vòng tròn nhỏ, nhiều hoa văn.
Hoa văn in trên đó là những bông hoa và những chú bướm đang bay rất đẹp.
+ Tả phần Vỏ cây bút: trên thân vỏ bút có khác dòng chữ: Nét chữ nét người. Ngoài ra còn vẽ hình bàn tay rất đẹp mắt.
- Bên trong bút:
+ Ngòi bút được làm bằng chất liệu gì: làm bâng kim loại, sáng bóng, ngòi nhọn được mài trơn.
+ Ruột bút gồm có: ống mực, cần bơm mực.
* Công dụng của bút
- Chiếc bút của em khi viết rất nhẹ, trơn, bút ra đều mực và rất chắc chắn.
c) Kết bài
- Chiếc bút mực như một người bạn thân thiết của em mỗi khi em học tập.
- Em rất yêu thích nó và sẽ dùng nó thật cẩn thận đề làm những bài toán, bài văn thật hay.
a) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi mà mình thích nhất. Đó là thứ đồ chơi gì? (Chú thỏ nhồi bông Melody). Có trong trường hợp nào? (Quà tặng sinh nhật lần thứ chín). Ai tặng hay mua? (bạn của bố mẹ tặng)
b) Thân bài:
– Tả bao quát con thú nhồi bông Melody: To bằng chừng nào, nặng nhẹ ra sao? Hình thù có gì ngộ nghĩnh? Ăn mặc như thê nào?
– Tả từng bộ phận:
+ Cái đầu có đặc điểm gì? To hay nhỏ?
+ Cái mặt trông giống gì?
+ Mắt, mũi, miệng cụ thể ra sao?
+ Hai cái tai của thỏ có gì đặc biệt?
+ Cái thân (dài hay ngắn, to hay nhỏ có thể so sánh với con vật gì?
+ Hai chân của nó (co lại hay duỗi ra….)
+ Tư thế ngồi có vững không?
– Hoạt động của con thú (Hàng ngày em để nó ở đâu, nó nằm hay ngồi? Em có đắp chăn (mền) cho nó không? Buổi tối Melody nằm với ai?….)
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em với Melody.
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
- Em cần chú trọng nêu những đặc điểm và hành động của cô giáo (thầy giáo) đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc và tình cảm tốt đẹp.
- Em cần thể hiện rõ tình cảm yêu mến đối với cô giáo (thầy giáo) qua lời văn của mình.
b) Tả một người ở địa phương em (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trường dân phố, bà cụ bán hàng,...)
- Đây là người ỏ cùng địa phương nên em đã gặp nhiều lần, vì vậy em có thể tả sự thay đổi về ngoại hình hoặc hành động của người được tả trong những thời gian, hoàn cảnh khác nhau.
- Em cần thể hiện tình cảm của mình đối với người được tả.
c) Tả một người em mới gặp nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- Người em mói gặp có thể là người chợt đến chơi nhà hoặc đến trường ; cũng có thể là ngưòi em gặp ngoài đường.
- Người đó có thể gây ấn tượng sâu sắc cho em về ngoại hình hoặc tính cách đặc biệt của mình. Em cần chú trọng miêu tả đặc điểm này.
Nhà em ở gần biển. Em thích cùng mẹ đi dạo trên bờ biển, cảm nhận vị mặn mòi của biển quê hương và nhìn về phía biển.
Biển dữ dội vô cùng nhưng cũng như nàng công chúa đài các, thay đổi xiêm y liên tục. Đó là màu xanh lơ vào buổi sáng, xanh biếc vào buổi trưa như ôm trọn lấy vòm trời xanh thẳm, và màu xanh thẫm vào buổi chiều.
Em yêu màu xanh. Mẹ bảo đó là màu của tuổi trẻ, của hòa bình, của niềm tin và hi vọng... và hơn hết, đó chính là màu của biển quê hương.
Trong các khổ thơ của bài Sắc màu em yêu của Phạm Đình Ân, em yêu thích nhất màu đỏ ở khổ thứ hai, vì màu đỏ như máu trong tim cho ta sự sống, lớn khỏe từng ngày. Màu đỏ cũng gợi cho em về lá quốc kì của đất nước Việt Nam thân yêu, lad sự hi sinh của đồng bào, của các chiến sĩ nhuộm đỏ lá cờ Tổ quốc. Màu đỏ cũng luôn nhắc em xứng đáng chiếc khăn quàng của người đội viên thiếu niên Tiền Phong.
1. Mở bài:
Học kì 2 đã đến, em được dùng bộ sách giáo khoa mớiTrong các cuốn sách, em yêu thích nhất sách Tiếng Việt 5, tập hai.2. Thân bài:
Tả bao quát: Sách hình chữ nhật, dài khoảng 27cm, rộng khoảng 19 cm, màu chủ đạo là màu vàng cam.Tả chi tiết:Bìa sách: in bằng giấy cứng, có màu vàng cam. Bìa trước có chữ "TIẾNG VIỆT”cỡ chữ to, màu vàng đất cùng với chữ số 5 màu xanh.Mặt sau bìa sách: giới thiệu tên các quyển sách có trong bộ sách giáo khoa lớp 5, góc dưới bên phải của bìa có in giá tiền của quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.Bài học được bố trí trong sách:Sách có 187 trang, in chữ đen đều tăm tắpSách được ghép các bức tranh minh hoạ dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài học giúp em hứng thú hơn trong học tập.Nội dung cuốn sách gồm có 7 chủ điểm: Mỗi chủ điểm có 9 bài (trừ chủ điểm ôn tập)Các bài học có thông tin và hình ảnh đầy đủ, có phần thực hành và ứng dụng cụ thể. Công dụng của sách tiếng việt 5: giúp em học được nhiều bài đọc, nhiều dạng câu và dạng tập làm văn mới.3. Kết bài:
Em rất quý cuốn sách, em xem đó là người bạn đồng hành của em trong chặng đường tiếp theo.b. Cái đồng hồ báo thức
1. Mở bài:
Em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thứcĐó là quà sinh nhật lần thứ 9 của Lan tặng em2. Thân bài:
Tả tổng quát: hình chú mèo máy Đô-rê-mon ngộ nghĩnh, làm bằng nhựa cứng, khoác lên mình màu xanh da trời.Tả chi tiết:Phía trên đồng hồ là khuôn mặt đáng yêu của chú mèo với đôi mắt to tròn, bộ râu màu đen và chiếc miệng cười tươiChú đeo chiếc balo đi học màu vàng và đang đưa cánh tay lên vẫy chàoPhía dưới là mặt đồng hồ tròn trĩnh, có các chữ số từ một đến mười hai và ba chiếc kim nhỏ màu đen.Phía sau là một mặt nhựa đen và chỗ để lắp pin để chiếc đồng hồ hoạt động và hai nút điều chỉnh kim giờ và kim phút.Công dụng của chiếc đồng hồ: Giúp em xem thời gian, mỗi sáng giúp em thức dậy đúng giờ để tới lớp.3. Kết bài:
Em rất quý chiếc đồng hồ, em sẽ giữ gìn và bảo vệ chiếc đồng hồ cẩn thận
Khi miêu tả đồ vật, ta cần chú ý:
- Tập trung miêu tả những bộ phận quan trọng: màu sắc, bề ngoài, cấu tạo bao quát,...
- Kể về kỉ niệm của mình và bộc lộ tình cảm với đồ vật đó
Khi miêu tả đồ vật, cần chú ý:
Tập trung tả những bộ phận quan trọng ,nói tới công dụng của đồ vật và tình cảm của con người đối với nó.