K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2018

Khi luận bàn về ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống ”. Bằng những hiểu biết của mình về công dụng và ý nghĩa của văn chương, em hãy chứng minh.

* Mở bài: ( …….)Giới thiệu về vai trò của văn chương đối với cuộc sống của con người, trích dẫn câu nói của Hoài Thanh.

* Thân bài:(………..) Trình bày tóm lược cách hiểu của HS về câu nói của Hoài Thanh; triển khai thành các luận điểm sau:
- Văn chương là hình dung của sự sống: Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống: Cuộc sống của con người muôn hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
+ Phản ánh cuộc sống, chiến đấu (HS có thể đưa dẫn chứng VD các tác phẩm như: lượm).
+ Phản ánh cuộc sống lao động ( Những câu ca dao về cái cò…).
+ Phản ánh ước mơ, công lí, cải tạo xã hội ( Truyệ Thạch Sanh, Cây bút thần…)
- Văn chương sáng tạo ra sự sống: văn chương dựng lên hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có đề mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tương lai tốt đẹp (“Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta không có, luyện cho ta tình cảm mà ta sãn có”)-> Văn chương làm giàu tình cảm cho con người, làm đẹp những thứ bình thường…Cuộc sống của con người sẽ trở lên nghèo nàn, vô vị biết bao nếu thiếu đi sự hiện hữu của văn chương.

12 tháng 11 2018

Bài làm cần có các nội dung sau:

- Phân tích lí giải hai loại văn chương: "Chỉ chuyên chú ở văn chương" và loại "Chuyên chú ở con người".

   + Thế nào là văn chương "Chỉ chuyên chú ở văn chương"?

Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái đẹp của hình thức, không mấy chú ý đến nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống,vân mệnh con người, không có trách nhiệm đối với xã hội.

   + Thế nào là văn chương "chuyên chú ở con người"?

Đó là loại văn chương quan tâm trước hết đến cuộc sống con người vì con người, coi giá trị chủ yếu của văn chương ở chỗ nó có ích cho cuộc đời.

- Nêu ý kiến về quan niệm của Nguyễn Văn siêu:

    + Vì sao loại đáng thờ là loại "Chuyên chú ở con người" chứ không phải loại "Chuyên chú ở văn chương"?

NVS muốn nói đến chân giá trị của văn chương . Nếu văn chương không quan tâm đến con người thì văn chương sẽ tự đánh mất mình. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Cái tâm thường nuôi dưỡng, phát huy cái tài.

- Liên hệ đến các nhà văn có cùng quan điểm như NVS.

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)
[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 1 ]I. Thế nào là lí luận văn học?Đây là một mảng kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu về văn chương, về những bản chất của văn học và những chức năng, xác định phương pháp lập luận và làm bài của nó. Từ đó mà tìm ra những quy luật chung của văn học.II. Vậy văn học là gì?Văn học chính là một loại hình nghệ thuật, là một phương tiện bày...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 1 ]
I. Thế nào là lí luận văn học?
Đây là một mảng kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu về văn chương, về những bản chất của văn học và những chức năng, xác định phương pháp lập luận và làm bài của nó. Từ đó mà tìm ra những quy luật chung của văn học.
II. Vậy văn học là gì?
Văn học chính là một loại hình nghệ thuật, là một phương tiện bày tỏ tình cảm bằng ngôn từ, câu chữ, và là lăng kính chủ quan thể hiện góc nhìn của tác giả về đời sống và đời người. 
III. Đặc trưng của văn học
- Văn học là sự phản ánh: phản ánh về những hiện thực cuộc sống; phơi bày những tâm tư thầm kín trong nội tâm con người và là sự chắt lọc, đón nhận những gì tinh túy nhất, những chuyển biến tế vi nhất trong thế giới tâm hồn nhân vật.
- Văn học là tấm dệt từ chất liệu ngôn từ và hình tượng văn học:
     + Ngôn từ: có một sức mô tả lớn, mang tính nghệ thuật và phi vật thể, gồm bốn đặc trưng cơ bản: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hiện tượng.
     + Hình tượng văn học: tái hiện lại cuộc sống từ tác phẩm qua những chi tiết nghệ thuật, mang những dáng dấp đặc biệt, giúp người đọc hình dung được những hình tượng gợi lên từ văn học.
- Văn học là sự sáng tạo, chế tác theo nguyên mẫu cái đẹp: nghệ thuật từ văn học chính là sự sáng tạo; phải luôn đổi mới và bộc phá; mỗi tác phẩm văn chương là một hình thức trình bày khác nhau với những nhu cầu thể hiện riêng của từng tác giả, mà chung quy lại đều đi theo “quy luật của cái đẹp", của sự chân chất, thật thà trong tâm hồn nhà văn, nhà thơ.

________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY

1. "Thơ văn quý ở chỗ cong." (Viên Mai)

2. "Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng." (Sóng Hồng)

3. "Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi". (Lưu Trọng Lư)

4. "Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật

     Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay." (Chế Lan Viên)

5. "Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ." (Chekhov)

 

13
18 tháng 3 2023

Đây sẽ là một series của mình về những vấn đề về văn học cũng như lý luận văn học, mỗi tuần mình sẽ đăng một bài và đính kèm 5 câu lý luận mà mình sưu tầm được mọi người nhé! Hy vọng series này của mình sẽ giúp mọi người có niềm hứng thú hơn với môn Văn nè =)))

18 tháng 3 2023

Hay quá ạ </3 

24 tháng 6 2016

- Tham gia cách mạng sớm. 1922, ông chuyển lên Mat-xitcơva và vừa lao động vừa học.

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông tham gia chiến đấu chống phát xít với tư cách là phóng viên mặt trận có mặt ở nhiều chiến trường.

- Sau chiến tranh tiếp tục hoạt động xã hội, được nhà nước phong tặng anh hùng Liên Xô.

Sự nghiệp: Năm 1924, bắt đầu viết truyện ngắn.

1825 bắt đầu viết tiểu thuyết " Sông Đông êm đềm"  và  "Thảo nguyên xanh".   Ngoài ra còn những tác phẩm " Đất vỡ hoang", " Họ chiến đấu vì tổ quốc".

- Sứ mệnh cao cả nhất của văn học: Ca ngợi nhân dân-  người lao động - người xây dựng, nhân dân -  người anh hùng.

- Nổi bật trong phong cách nghệ thuật là tôn trọng nghệ thuật.

24 tháng 6 2016

Mikhain Solôkhốp (1905-1984), sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô.

Trước khi đến với việc sáng tác văn chương, Sôlôkhốp đã từng làm một số công tác cách mạng như: thanh toán nạn mù chữ, thư kí uỷ ban xã, đấu tranh vũ trang…

Sôlôkhốp đã từng sống ở Matxcơva, làm đủ mọi ngành nghề: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây… để sinh sống và để thực hiện “giấc mơ viết văn”. Ngoài giờ làm việc ông đến tòa soạn báo Thanh niên, tham gia sinh hoạt nhóm văn học Đội cận vệ trẻ và say mê sáng tác. Ở Matxcơva ông được đăng một vài tác phẩm nhưng không thể định cư lâu dài vì ông cảm thấy “thiếu quê hương’’.

 

1925, Sôlôkhốp lại trở về vùng sông Đông, bắt tay viết Sông Đông êm đềm. Đây là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của M. Gorki.

Ông được đánh giá là một nhà văn hiện thực vĩ đại. Theo quan niệm của ông, chủ nghĩa hiện thực ở thời đại cách mạng tư tưởng “đổi mới, cải tạo cuộc sống vì hạnh phúc của con người”.

Các tác phẩm nổi tiếng của Sôlôkhốp là Đất vỡ hoang, Sông Đông êm đềm, Họ chiến đẩu vì Tổ quốc, Số phận con người…

   
[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 2]“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". (Nguyễn Minh Châu)- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC -1. Đặc điểm ngôn từ:Ngôn là chất liệu của văn học, là phương tiện để miêu tả cái hiện thực đời sống và biểu hiện...
Đọc tiếp

[TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO VĂN CHUYÊN - PART 2]
“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người".
 (Nguyễn Minh Châu)
- ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM VĂN HỌC -
1. Đặc điểm ngôn từ:

Ngôn là chất liệu của văn học, là phương tiện để miêu tả cái hiện thực đời sống và biểu hiện cho những suy tư - trăn trở - tình cảm của nhà văn. Ngôn từ cũng là một loại lời nói nhưng là được sử dụng nhằm xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật cho tác phẩm. Ngôn từ trong văn chương phải có tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc, phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật thì mới có khả năng làm lay động, cuốn hút lòng người và khơi dậy những cảm xúc từ những câu từ “tình hay ý đẹp". Mặt khác, từ ngữ văn chương phải được chắt lọc sao cho hàm súc nhất nhưng vẫn thể hiện rõ được nét nghĩa, miêu tả được chính xác bản chất của sự vật hiện tượng và chứa đựng nhiều tầng nghĩa, ấy là “ý tại ngôn ngoại".
2. Đặc điểm về hình tượng:

Hình tượng trong văn học là một hình tượng không cụ thể, được xây dựng nên từ ngôn từ của nhà văn và trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của người đọc. Hình tượng nhà văn tạo ra là một thể trừu tượng, có khi chỉ là vài nét chấm phá không rõ ràng, chỉ “gợi" mà không “tả", điều đó bắt buộc mỗi người đọc phải biết cảm thụ lấy từng con chữ, phải biết suy ngẫm, lồng ghép và tưởng tượng nên cho bản thân mình một hình tượng lý mẫu phù hợp với vẻ đẹp hình mẫu của chính mình. Tạo ra được một hình tượng là cả một quá trình, nó sẽ rèn cho chúng ta khả năng về tư duy, nuôi dưỡng và kích thích trí tưởng tượng cũng như khả năng liên tưởng sắc bén. “Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc”.
3. Đặc điểm về ý nghĩa: 
     a) Phản ánh những hiện thực của đời sống
Văn học bắt nguồn từ đời sống và phản ánh hiện thực đời sống. Mọi tác phẩm văn học dù có phong phú đến đâu thì đều mang trong mình hơi thở của cuộc sống, hình bóng của thời đại và hiện thực đời sống ở thời kỳ nó sinh ra. Nhưng cái phản ánh đó không phải là cái phản ánh thô thiển hay đem hiện thực cuộc đời  vào văn học một cách trực tiếp mà sự phản ánh ấy là cả một quá trình tìm hiểu, chắt lọc, nhào nặn và hệ thống lại tất cả những yếu tố theo trí tưởng tượng của nhà văn một cách nghệ thuật và hài hoà. Vì vậy mà bức tranh đời sống trong các tác phẩm luôn vừa thực vừa hư, vừa giống lại vừa không giống, là sự hài hoà giữa trí tưởng tượng của tác giả và những hiện thực của cuộc đời. Những phản ánh ấy đều đi theo ý kiến chủ quan từ người viết, nó mang theo nỗi niềm suy tư, trăn trở, sự nghiễn ngẫm về đời và ý nghĩa của đời.
     b) Bày tỏ những tâm tư, tình cảm, trăn trở, … của nhà văn
Văn học là một phương tiện để bộc lộ trực tiếp những tâm tư thầm kín của tác giả trước cuộc đời và con người. Đến với văn chương, người viết có thể tự do bộc bạch những nỗi lòng và cảm xúc của mình. Đó có thể là những ngại ngùng thuở ban đầu, những nỗi niềm day dứt, những đau thương dày vò hay những lưu luyến bồi hồi, … về những triết lý nhân sinh và cuộc sống. Tình cảm trong văn chương là tình cảm bắt nguồn từ đời sống, do đó nhà văn phải thực sự sống thật với đời, với chính bản thân mình thì tình cảm và giá trị của tác phẩm mới sâu sắc và đủ thấm để động lại trong lòng độc giả. Một trái tim với một tâm hồn lớn sẽ sinh thành nên những tác phẩm mang tư tưởng lớn, một trái tim nhạy cảm với một tâm hồn tinh tế sẽ sinh ra những tác phẩm bắt được cái vẻ đẹp tinh tuý mà man mác của vũ trụ.

     c) Thường đa nghĩa
Văn học không chỉ để ta nhìn thấu những hiện thực của đời sống mà còn là cách để ta cảm nhận được những tâm tư của nhà văn đối với đời. Nội dung của tác phẩm phải là sự dung hòa, xuyên thấm vào nhau trong từng câu từng chữ giữa sự khách quan hiện thực cuộc sống với những suy tưởng, tình cảm của nhà văn. Tác phẩm văn học là sự đa nghĩa, chúng có nhiều mặt cắt khác nhau với những suy tư khác nhau, mỗi góc nhìn của người đọc sẽ cho thấy những cách cắt nghĩa khác nhau về nó. Bởi văn chương là tính tư duy và logic chính là như thế.
4. Đặc điểm về tính sáng tạo của nhà văn:

Văn chương đòi hỏi sự sáng tạo, những điều mới mẻ nếu chúng ta lặp lại những điều cũ kĩ sẽ làm chết mòn đi tính nghệ thuật của nó. Sự sáng tạo trong văn học vừa phản ánh những khía cạnh mới trong đời sống vừa khoác lên mình diện mạo mới với những dấu ấn, …  và phong cách riêng biệt của nhà văn. Muốn có sự sáng tạo bắt buộc mỗi tác giả phải có những mắt nhìn khác biệt, phải giàu cá tính và tạo nên những dấu ấn riêng, “mỗi người một vẻ" tạo nên một vườn thơ ca đầy hương sắc trong Văn đàn Văn học Việt Nam. Sáng tạo ở đây không phải là lập dị, đi ngược lại với quy luật sáng tạo nghệ thuật, phản văn hoá, … mà là tạo lập nên cho bản thân mình những bản sắc và dấu ấn riêng, có tính đóng góp những giá trị mới cho sự phát triển của nghệ thuật và văn học.

___________________________________________________________________________

MỘT SỐ CÂU LÝ LUẬN VĂN HỌC HAY

1. "Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện."

(Aimatov)

2. "Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi

     Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

     Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

     Nó không là anh nhưng nó là mùa."

(Chế Lan Viên)

3. "Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực."

(Stendhal)

4. "Tác phẩm văn học là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp."

(Sóng Hồng)

5. "Cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương."

(Tố Hữu)

2
23 tháng 3 2023

Đọc tư liệu, tổng hợp và viết xong bài này trong 1 tiếng rưỡi đồng hồ xong là đau hết lưng 🥺

24 tháng 3 2023

e hóng suốt giờ có part 2 làm tư liệu học tập

dzui ghê! e cảm ơn chị nhìu nhìu...

3 tháng 6 2017

Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích khác nhau:

- Trương Ba: mượn thân xác người khác để trú ngụ là điều không nên, sống trong người khác sẽ làm cho bản tính của ta bị mờ nhạt dần

- Đế Thích cho rằng: mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt

- Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích:

    + Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách của mình bị mai một

    + Tâm hồn của ông đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác

Ý nghĩa:

    + Con người cần phải có sự thống nhất hài hòa, tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho xác và vỗ về bằng những hình ảnh đẹp siêu hình của tâm hồn

    + Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên cuộc đời

- Qua đoạn thoại, nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận của mình: trớ trêu, bi kịch

26 tháng 9 2018

Lượt lời 1: hình thức câu hỏi nhưng không dùng để hỏi, thực hiện hành động khuyên thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng khổ giấy to

- Lượt lời 2: lượt lời đầu có thêm hàm ý khác: không tin tưởng vào tài văn chương của ông, ý nói văn chương ông viết kém

13 tháng 5 2017

– Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.

– Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích: "ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Mượn thân xác để sống con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm mà ông đang phải trải qua.

– Ý nghĩa:

+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

+ Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.

– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.