Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài tham khảo
Mở bài: Giới thiệu về người mà mình tả (chị gái). Người đó có ấn tượng gì với mình: Là người luôn sẻ chia với mình, Không chỉ là chị mà còn là 1 người bạn.
Thân bài:
* Tả hình dáng, đặc điểm:
- Dong dỏng cao
- Nước da trăng hồng
- Mái tóc dài suôn mượt luôn được buộc cao trông rất năng động
- Đôi mắt đen láy, là nơi chưa bao câu động viên, sẻ chia với em mỗi khi em buồn
- Bàn tay búp măng nấu ăn, giặt quần áo
* Tính tình:
+ Hiền lành, nhân hậu
+ Vui tính, đảm đang, dễ thương,
* Hoạt động:
- Chị thường hay nấu cơm cho cả nhà. Ai cũng khen khéo tay
- Chị đi học về là giặt giũ, quét nhà,...
-> 1 người chị đảm đang
- Mỗi lần em ôm chị là người chăm sóc, mỗi lần chị đặt tay lên trán em thì lại như có 1 luồng điện yêu thương chạy qua người làm em khỏe lại.
- Chị dạy cho học, dạy cho em những điều hay trong cuộc sống
- Mỗi lần buồn chị luôn động viên chia sẻ
* Kỉ niệm với chị: Làm chị buồn nhưng chị không giận
Kết bài: Cảm nghĩ về chị: Yêu chị, sẽ không bao giờ làm chị buồn
Bài tham khảo
Là người bé nhất trong gia đình nên lúc nào em cũng được cả nhà yêu thương, chăm chút. Lần nào đi công tác xa về, mẹ cũng mua cho em rất nhiều quà bánh, đồ chơi, quần áo. Còn bố, bố rất hay mua cho em những cuốn sách hay
Chả thế mà mới học lớp sáu mà tủ sách của em có nhiều sách lắm! Em rất yêu cha mẹ, chỉ tội cha mẹ hay phải đi công tác dài ngày. Nhưng ở nhà em còn có chị My Trang. Riêng đối với chị My Trang, em lại có một tình cảm thật là đặc biệt.
Nhà em chỉ có hai chị em, bố mẹ lại thường xuyên vắng nhà, thế mà mọi việc ở nhà chị My
Trang lo lắng như người lớn. Chị chỉ hơn em ba tuổi nhưng đã rõ thật là một người chị mẫu mực trong gia đình. Chị My Trang học sáng còn em học chiều nhưng vì là con trai, nên em chẳng biết làm gì ngoài việc học ở trường, về nhà lại xem ti vi và đọc sách ấy vậy mà dù 11 giờ mới tan trường, chị vẫn lo cho cậu em trai bữa cơm trưa tươm tất trước khi đi học.
Buổi chiều về nhà, chị vừa học bài lại vừa dọn dẹp tất cả những công việc gia đình. Thời gian học ngắn ngủi, vậy mà năm nào chị cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường. Chị thật là đáng nể!
Một hôm nhân lúc cùng ngồi học em hỏi chị:
- Chị à! Chị làm thế nào mà học giỏi như vậy!
- Bí quyết của chị là lúc nào cũng phải cố gắng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào em ạ!
Buổi tối chị học rất nhanh rồi còn kèm em học bài cũ. Gần chị, em đã học được rất nhiều điều. Chẳng cần ai bảo, em tự nguyện giúp chị những công việc nhà mỗi khi mẹ và cha đi vắng. Đặc biệt, lúc nào em cũng tự nhắc nhở mình phải luôn cố gắng để được như chị My Trang. Chưa hết đâu các bạn ạ! Bận như vậy mà chị vẫn dành thời gian chăm sóc cho bố vườn hoa cảnh ở ngoài vườn. Những giỏ phong lan đủ màu kheo sắc, những cây khế, cây cảnh xanh non trông đến là mát mắt khiến bố em mỗi lần đi xa về tỏ ra hài lòng lắm.
Dù chẳng nói ra nhưng những việc làm của chị My Trang làm em thấy kính yêu và nể phục lắm. Em biết các bạn có điều kiện hơn nhiều nhưng lại mải chơi, học hành không tốt. Còn đối với riêng em, lúc nào em cũng ước được ở bên chị My Trang mãi mãi để được chị dạy bảo nhiều hơn.
Trong cuộc đời của mỗi người, sẽ có những kí ức, những dòng kỉ niệm đẹp đã in sâu vào tâm thức, để mỗi khi nhớ về ta sẽ đón nhận nó bằng những nụ cười thật vui tươi, hạnh phúc. Đối với em, những kỉ niệm đẹp cũng có rất nhiều, đó là những kỉ niệm mà em cùng với bố mẹ, bạn bè, thầy cô tạo nên trong cuộc sống cũng như trong học tập. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà em không bao giờ quên, đó là vào sinh nhật lần thứ mười hai của em, trong ngày kỉ niệm đầy đặc biệt đó em đã vô cùng bất ngờ, vui mừng và trên tất cả đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Kỉ niệm vào sinh nhật năm mười hai tuổi của em trở thành kỉ niệm mà em không bao giờ quên bởi nó đến quá bất ngờ, không hề có trong suy nghĩ của em. Vào mỗi dịp sinh nhật của em thì những người thân trong gia đình đều tổ chức sinh nhật để chúc em thêm tuổi mới nhiều may mắn, mạnh khỏe, giỏi giang, tuy tiệc sinh nhật không lớn nhưng lại vô cùng ấp áp khiến cho em vô cùng hạnh phúc. Mọi người đều tặng cho em những món quà vô cùng ý nghĩa và chúc những lời chúc tốt lành nhất, đối với em, niềm hạnh phúc nhất cũng có thể đến thế, em không có thêm bất cứ ước ao gì hơn nữa.
Nhưng trong dịp sinh nhật lần mười hai này, mọi người đã làm cho em vô cùng bất ngờ, hạnh phúc và vỡ òa trong vui sướng và cảm động. Sinh nhật của em là vào ngày hai mươi bảy tháng mười một, đây cũng là thời điểm vào đông, tiết trời lạnh giá. Bởi vậy mà buổi chiều ngày hai mươi bảy, mẹ đã dẫn em ra chợ và mua cho em một chiếc áo khoác màu đỏ vô cùng rực rỡ, mẹ em nói đây chính là món quà sinh nhật mẹ tặng cho em, em vô cùng hứng khởi nên buổi đi chợ vô cùng vui vẻ, sau khi được mẹ mua chiếc áo mới, em hân hoan nghĩ đến lúc được mặc nó, trong lòng là niềm vui to lớn len lỏi trong tâm hồn.
Vào mỗi dịp sinh nhật thì mẹ luôn tặng cho em những món quà thật ý nghĩa, đó không phải những món quà đắt tiền, không phải những thứ đồ chơi thời thượng đang thịnh hành, mà đó là những món quà vô cùng thực tế, đó có thể là đôi giày, đôi găng tay, chiếc mũ len và năm nay là một chiếc áo khoác. Những món quà của mẹ thật ấm áp, quan trọng là nó luôn ở bên em, sưởi ấm cho em suốt những ngày đông lạnh giá. Sau khi đã mua áo khoác, em và mua một vài loại hoa quả tươi rồi trở về nhà.
Trên đường về nhà, em đã mường tượng ra một bữa tối ấm cúng của gia đình, ở đó có ông bà, bố mẹ, anh chị và sinh nhật thật ý nghĩa nếu được ở bên người thân. Về đến nhà, em đã nhanh nhảu chạy vào mở cửa cho mẹ, nhưng vừa mở cửa nhà thì bụp bụp hai tiếng, những mảnh pháo giấy bay đầy nhà, trước mắt em là hình ảnh mà em không hề ngờ đến, đó là tất cả những người thân yêu trong gia đình, còn có những bạn bè thân thiết của em, họ cùng hát lên bài hát sinh nhật chúc mừng sinh nhật của em, trên tay bố là chiếc bánh gato rất to và đẹp. Sau khi bài hát kết thúc thì mọi người cùng hô to chúc mừng sinh nhật em, đặc biệt là lời nói ấm áp của bố mà đến giờ em vẫn còn nhớ: “Con gái của bố, sinh nhật vui vẻ”.
Niềm vui đến bất ngờ khiến cho em không kịp có những phản ứng hay những lời nói gì lúc ấy, điều duy nhất mà em có thể làm đó là mỉm cười rất ngốc nghếch, em không thể ngờ được rằng mọi người lại tạo cho em một bất ngờ lớn lao như vậy. Sự xuất hiện của những người bạn khiến cho buổi sinh nhật của em thêm phần nhộn nhịp, vui vẻ hơn rất nhiều. Em và các bạn đã nói cười rất vui vẻ, bố mẹ thì giúp em bày biện bánh kẹo, hoa quả chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của em.
Thì ra các bạn đã đến nhà tặng quà sinh nhật cho em, và bố em đã nảy ra ý định giữ mọi người lại để tạo bất ngờ cho em. Em thấy cảm động và biết ơn bố nhiều lắm. Mọi thứ chuẩn bị đã xong, em thổi tắt nến trong tiếng hò reo của chúng bạn, trong nụ cười hiền hậu của bố, trong ánh mắt trìu mến của mẹ. Sinh nhật năm nay em đã dành điều ước của mình cho mọi người, em mong bố mẹ luôn có sức khỏe thật tốt, bạn bè luôn gắn bó, thân thiết như bây giờ. Em rất mong điều ước của em có thể trở thành sự thật.
Hôm ấy, mọi người đã tặng rất nhiều những món quà, tuy đơn sơ nhưng đối với em thì chúng có ý nghĩa lớn lao hơn bất cứ thứ gì, vì đó không chỉ là những thứ vật chất thông thường mà còn chứa chan bao nhiêu tình cảm mà bố mẹ cũng như bạn bè dành tặng cho em, em sẽ luôn yêu quý, giữ gìn và trân trọng nó. Em cũng tự hứa với mình là sang tuổi mới phải cố gắng học tập để không phụ tấm lòng của bố mẹ, bạn bè. Đây chính là kỉ niệm đáng nhớ nhất trong các sinh nhật của em.
Tôi đã rất buồn khi sinh nhật của tôi trùng vào những ngày thi học kì: các bạn bận rộn lắm, chẳng ai đến được đâu. Vậy mà, trong lúc tôi tủi thân nhất, điều tuyệt vời đã xuất hiện.
Bài làm
Ngày sinh nhật của mình, ai ai cũng muốn được người thân và bạn bè quan tâm, chúc mừng động viên… Bởi vậy, tôi đã rất buồn khi sinh nhật của tôi trùng vào những ngày thi học kì: các bạn bận rộn lắm, chẳng ai đến được đâu. Vậy mà, trong lúc tôi tủi thân nhất, điều tuyệt vời đã xuất hiện.
Sáng hôm ấy, mẹ đánh thức tôi bằng một nụ hôn thật kêu lên má rồi hỏi tôi xem hôm nay sinh nhật, tôi muốn mẹ mua những thứ gì mời các bạn. Tôi buồn thiu lắc đầu:
– Mai chúng con thi học kì rồi… Chắc các bạn chẳng ai đến đâu. Mẹ không cần mua gì hết!
Mẹ mỉm cười:
– Thế sao được con yêu. Mà con cũng không nên buồn. Sinh nhật của mình con phải vui lên chứ! Hơn nữa, còn có bố mẹ và em Hin cơ mà!
Tôi ôm choàng lấy cổ mẹ:
– Vâng, con cảm ơn mẹ! Nhất định con sẽ học và thi thật tốt để mẹ vui!
Nói là làm. Mẹ đi chợ rồi, tôi lấy sách vở ôn bài. Phải rồi, đâu cứ phải ồn ào náo nhiệt mới là sinh nhật! Chỉ cần những người thân yêu quanh ta là rất hạnh phúc rồi. Nén lại nỗi buồn ban sớm, tôi cặm cụi ôn bài… Cứ thế, một ngày trôi qua, trong đầu tôi chỉ có những bài thơ, phép toán, sự kiện lịch sử,…
Buổi tối. Trong bữa ăn, cả nhà tôi nói chuyện rất vui vẻ. Mẹ kể ngày mang thai tôi, mẹ đã bị tôi đạp mạnh như thế nào. Bố thì bồi hồi kể ngày tôi sinh, ông đã trồng một cây bưởi, "chính là cây bưởi trước sân nhà ông đó con! Những lần về quê, con còn bé quá nên không ai chỉ cho con". Nghe bố nói vậy, tôi nghĩ thầm trong đầu rằng lần tới vê quê, tôi sẽ phải quan sát cây buởi ấy thật kĩ mới được! Bé Hin thì trịnh trọng tuyên bố rằng:
– Nhân dịp sinh nhật chị Bông, em sẽ rủ bố rửa bát giúp chị!
Đang bồi hồi suy nghĩ về cây bưởi "của mình", nghe Hin nói vậy tôi bật cười, bố mẹ cũng lắc đầu cười vang nhìn bé.
Tặng bạn nha , sub cho mình nhé !!!
Cứ nghĩ lại hồi ấy, tôi lại thấy hối hận biết bao nhiêu. Giá như lúc đó, tôi không quá tham lam, không có ảo tưởng điên rồ để bây giờ lại trở về con số không, làm mất lòng tin của chồng mình thì tốt biết bao! Và chắc hẳn bây giờ các cháu đã biết tôi là ai, tôi chính là mụ vợ thật đáng ghét trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Hồi ấy, vợ chồng sống rất an bình. Tôi ở nhà may vá lưới và làm những công việc nhà, tôi còn nuôi được một con lợn mập mạp. Ông lão nhà tôi thì đi đánh cá, hôm có, hôm không. Tuy hai vợ chồng tôi già lại sống cảnh nghèo túng trong một túp lều lụp xụp trên bờ biển nhưng cuộc sống của chúng tôi vẫn đầm ấm. Cho đến một ngày…
Tội đang loay hoay trước cái máng lợn vừa bị mẻ một miếng lớn thì ông lão đi đánh cá về. Ông ấy vui vẻ kể cho tôi nghe về chuyện con cá vàng biết nói, nó hứa đáp ứng mọi yêu cầu nhưng ông lão không cần gì cả. Lúc đầu, tôi không tin, nghĩ ông ấy đùa, nhưng thấy thế, tôi tin là thật. Một cơn giận bùng lên, trong đầu tôi có ý nghĩ: "Nếu có con cá vàng ấy nói thật thì sao lão ngốc nghếch đến mức không xin gì cả? Tôi vội nói với lão chồng:
- Ông thật quá ngu ngốc! Ông nhìn xem nhà cửa chúng ta thế nào, cả cái máng cho lợn ăn cũng tả tơi. Ông hãy ra biển xin ngay con cá vàng một cái máng lợn ăn mới đi!
Thế là chồng tôi đi ra biển. Tôi không biết ông ấy có xin con cá được không nhưng vẫn háo hức muốn nhìn thấy phép màu của con cá lạ. Tôi đợi một phút, hai phút rồi năm phút chẳng thấy gì. Bỗng, một luồng sáng bao quanh cái máng lợn.
Rồi khi ánh sáng biết mất... Trời! Trước mắt tôi, cái máng lợn mới loanh chẳng sứt mẻ gì cả hiện ra. Chồng tôi chạy về đến túp lêu và vô cùng thích thú khi thấy cái máng mới. Tôi nhìn quanh và tự hỏi: "Có con cá có phép thuật như vậy tại sao mình phải sống trong một túp lều lồi tàn rách nát này cơ chứ?". Tôi nói với chồng:
- Thì đã có máng lợn mới rồi. Nhưng ông có thấy chúng ta đang sống trong một cái lều rách nát không? Hãy đi mau ra biển và xin con cá một ngôi nhà mới. Nhanh lên!
Thế là chồng tôi lại chạy ra biển. Tôi trông theo cái bóng khuất dần của chồng và mong chờ. Quả nhiên, chỉ một lát sau, tôi bàng hoàng khi thấy mình không còn ngồi trong túp lều tối tăm nữa mà là một ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi và sáng sủa. Tôi sung sướng ngắm mái nhà sơn đỏ với ống khói nhô cao. Tôi quả thật chưa bao giờ dám nghĩ mình có được ngôi nhà đẹp vậy.
Nhưng niềm vui chẳng kéo dài. Chỉ vài ngày là tôi cáu kỉnh vì ý nghĩ: "Thế khi đã có nhà mới rồi, mình vẫn phải làm những công việc nhà ư? Không! Không thể như thế! Tôi muốn có người hầu kẻ hạ”. Thế là tôi đanh mặt lại và nghiêm giọng nói với ông lão:
- Tại sao tôi lại lấy ông cơ chứ? Ông chỉ là một gã đàn ông ngu ngốc. Tôi không muốn làm một mụ nông dân quèn nữa, tôi muốn trở thành nhất phẩm phu nhân. Ông hãy đi mau ra biển và xin con cá. Nhanh lên!
Chồng tôi kêu lên:
- Bà có điên không vậy? Đã có nhà mới rồi thế mà còn muốn là nhất phẩm phu nhân ư?
Lúc đầu, ông ta lên giọng thế, nhưng tôi chỉ dọa nạt một hồi là ông phải đi. Trong chốc lát, tôi choáng váng khi thấy mình đang ở trong một tòa nhà tráng lệ. Trên người tôi, một bộ váy áo mềm mại, lấp lánh, nhìn quanh những cô gái đang quỳ dưới chân tôi. Một cô gần tôi nhất nói: "Thưa nhất phẩm phu nhân! Phu nhân còn cần gì nữa không ạ?" Thì ra điều tôi mong muốn đã thành hiện thực. Thế là từ bây giờ tôi có thể chơi bời thoải mái rồi!
Tôi đứng lên thềm cao, sai phái gia nhân việc này việc nọ. Tôi thấy mình thật cao quý. Bỗng tôi nhìn thấy chồng tôi, cái vẻ mặt nhếch nhác, quần áo tồi tàn đến phát ghét. Tôi đuổi ông ta xuống chăm sóc cho ngựa.
Vui vẻ được mấy hôm, rồi tôi lại nghĩ: "Dù làm nhất phẩm phu nhân đi nữa thì vẫn phải cúi mình trước những ông hoàng bà chúa! Mình phải làm nữ hoàng cho cả thiên hạ quỳ xuống dưới chân!". Thế là tôi cho gọi ông chồng đến và bắt ông ta phải đi xin con cá vàng cho tôi làm nữ hoàng. Ông lão giãy lên nói:
- Thôi tôi xin mụ. Mụ ăn chẳng biết đường ăn nói chẳng biết đường nói mà đòi làm nữ hoàng ư?
Tức điên người, tôi tát cho ông ta một cái trời giáng, đây là lần đầu tiên tôi đánh ông chồng. Tôi gào to:
- Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Có đi không hay là ta sai người lôi đi?
Nhìn ông lão lủi thủi đi, tôi hả hê lắm. Thế là chỉ trong giây phút tôi đã trở thành nữ hoàng, điều mà tôi nằm mơ cũng không được. Đầu đội vương miện, tôi nhấm nháp những món ăn của phương xa mà thị nữ dâng lên. Ông lão đã trở về, nhìn tôi cười:
- Tâu nữ hoàng, bây giờ nữ hoàng đã vừa lòng rồi chứ ạ?
Tôi không thèm trả lời, ra lệnh đuổi lão đi.
Nhưng chỉ vài hôm, tôi chán làm nữ hoàng, liền sai người đi tìm ông chồng, bắt ông ta đòi con cá vàng cho tôi làm vua của biển cả. Ông ấy không dám nói một lời, lủi thủi đi. Tôi mơ màng nghĩ đến cảnh mình làm Long Vương ngự trên mặt biển, con cá vàng hầu hạ bên người tôi và làm theo mọi ý muốn của tôi. Đầu óc tôi quay cuồng, lâu đài biến mất, kẻ hầu người hạ, vàng hạc cũng tan, tất cả trở về như cũ, tôi là một bà lão nghèo nàn, mặc cái váy vá ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ trước túp lều lụp xụp.
Dù bây giờ, ông chồng tôi đã tha thứ cho tôi nhưng không hao giờ tôi lại tha thứ cho mình. Đây chính là một hài học thật xứng đáng đối với tôi. Mong rằng đừng ai phạm sai lầm như tôi. Xin chào tạm biệt các bạn.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trong-vai-mu-vo-hay-ke-lai-chuyen-ong-lao-danh-ca-va-con-ca-vang-c33a1878.html#ixzz5y4UFdeF5
I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ
- Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn
- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó liên quan đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuyện
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.
III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. Nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.
Dàn ý số 2
a. Mở bài
Giới thiệu bạn mình là ai?
Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất?
b. Thân bài
Kể về kỉ niệm đó:
Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?
Sự việc chính và các chi tiết.
Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?
c. Kết bài
Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?
Suy nghĩ của em về người bạn đó.
Bài làm 1
Hồi còn học lớp Hai, tôi và Thảo Vy là đôi bạn rất thân. Một hôm, tôi và Vy rủ nhau ra công viên dạo mát. Nơi đó, chúng tôi đã có một kĩ niệm khó quên.
Khi ông mặt trời thức dậy, ánh nắng chan hoà rải trên khắp cành cây, kẽ lá. Tôi và Thảo Vy đã có mặt ở công viên. Chúng tôi đi dạo vườn hoa, hít thở không khí trong lành. Bỗng tôi nhìn thấy một khóm hải đường đang nở hoa. Màu đỏ rực của hoa chen lẫn màu lá xanh mơn mởn của lá. Cánh hoa mềm mại như nhung, nhuỵ hoa túm ở giữa trông thật quí phái. Tôi dừng lại reo lên:
– ồ! Hoa đẹp quá!
Thảo Vy cũng dừng lại ngắm hoa nhưng lại lắc đầu nói:
– Hoa hải đường này làm sao đẹp bằng hoa hồng.
Thảo Vy đưa tay nâng niu một đoá hồng đã khoe sắc ở cạnh đấy. Tôi tỏ vẻ không đồng ý với ý kiến của Vy. Tôi đưa ra lí lẽ:
– Hoa hồng đẹp nhưng không sang trọng bằng hoa hải đường. Nhờ có những khóm hải đường mà công viên mới thêm rực rỡ, đáng yêu”.
Vy hỏi lại tôi
– Thế bạn không nghe người ta nói: “Hoa hồng là chúa của các loài hoa” hay sao?
Cuộc tranh cãi không phân thắng bại, ai cũng đưa ra lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình. Ai cũng cho mình nói đúng. Bỗng bác bảo vệ đi ngang qua nghe được chuyện, bác dừng lại bảo:
– Này, hai cháu đừng tranh cãi nữa. Hoa nào trồng ở đây cũng đẹp, cũng xinh. Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng. Cái chính là chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ chúng.
Tôi và Thảo Vy đã hiểu ra. Chúng tôi cảm ơn bác bảo vệ rồi nắm tay nhau chạy đến bãi cỏ ven hồ. Bầu trời trong sáng cùng làn gió mùa xuân mát mẻ làm chúng tôi cảm thấy thân thiện nhau hơn từ dạo ấy.
Bây giờ chúng tôi đã lớn. Mái trường THCS đang chờ đón chúng tôi. Có lẽ tôi sẽ có nhiều bạn mói. Dù có nhiều cuộc vui hơn nữa nhưng những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu luôn mãi trong tôi.
Bài làm 2
Chiều, tan học, tôi lại rảo bước trên con đường quen, nơi mà trước đây tôi và An – một người bạn thân thiết thuở nhỏ của tôi có bao nhiêu là kỉ niệm, vui có, buồn có. Nhưng có lẽ kỉ niệm về ngày An dạy tôi chạy xe đạp làm tôi nhớ mãi…
Ngày ấy, An sống cùng bà ngoại ở cạnh nhà tôi, bởi An là con gái nên chúng tôi cũng dễ dàng trở nên thân thiết với nhau. An là một cô bé rất đáng yêu, hay cười và hơn tôi rất nhiều điều khác. An có một làn da nâu với mái tóc ngắn so le khiến cô bé trở nên mạnh mẽ. Tôi yêu mến An ở sự mạnh mẽ – An chưa lần nào khóc!
Sáng nào cũng thế, An đều qua nhà tôi và rước tôi đi học. Không phải nhà tôi không có xe mà chỉ vì tôi không biết chạy xe đạp. Cứ như thế mà An chở tôi mấy năm liền. Cho đến những ngày cuối cấp 1, đó là ngày cuối tuần, tôi đứng trông mãi mà không thấy An đến. Thế là tôi bèn đi qua nhà An xem cô nàng có ngủ quên hay không. Đến nhà thì bà ngoại An bảo rằng An đã đi học rồi. Tôi bắt đầu thấy nóng rơ trong người. Và tôi đi bộ đến trường với sự giận dữ. Có lẽ lúc nhỏ tôi là cô bé được chìu chuộng nên tôi hay tỏ ra khó chịu khi có việc không vừa ý mình. Giờ nghĩ lại thấy mình thật quá đáng!!
Đến lớp, tôi tiến về An liền.
– An! Sao hồi sáng An không rước Chi? Để Chi đi bộ đau chân rồi nè!!
An vẫn điềm nhiên và nói với vẻ nghiêm khắc:
– Sau này An sẽ không chở Chi đi nữa đâu! Chi lớn rồi chứ còn bé gì đâu. Sáng mai An sẽ chỉ cho Chi chạy xe đạp!
An nói bấy nhiêu rồi đi ra ngoài, tôi cũng chả nói được điều gì. Sáng hôm sau, An bắt đầu tập cho tôi chạy xe. Tôi rất nhát nên khi leo lên xe, đạp được hai, ba vòng đã ngã. Cứ như thế, tôi không chịu được nữa, tôi bắt đầu khóc.
– Chi không tập nữa đâu, té đau lắm!!
– Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục. Nếu không sẽ thất bại mãi đấy.
Câu nói lúc này của An khiến tôi có thêm động lực, tôi bắt đầu luyện chạy xe đạp nhiều hơn… Va rồi tôi đã thành công. Hôm ấy tôi sang nhà An để khoe kết quả của mình. Thế nhưng, tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng ba mẹ An đã rước An ra Hà Nội. Tôi như không tin vào sự thật nữa. Và đến bấy giờ tôi mới hiểu được câu nói của An " sẽ không chở Chi đi học nữa "… Tôi đứng lặng, nước mắt bỗng rơi.
Ngày hôm nay, tuy mỗi đứa đã mỗi nơi, nhưng tôi vẫn không sao quên được hình bóng của An. Tuy đó chỉ là một kỉ niệm nhỏ nhưng nó sẽ mãi mãi là một kỉ niệm – một khinh nghiệm sống trong đời tôi: "Té đau thì cứ khóc, khóc xong phải đứng lên mà tiếp tục". Giờ này nơi đâu đó, chắc An cũng đang nghĩ về tôi.
Bài làm 3
Thấy tôi về nhà trễ hơn mọi bữa, mẹ tôi hỏi: "Hôm nay sao con về trễ vậy? Thường ngày độ 11 giờ hay hơn một chút là con về. Chắc ở lớp có sinh hoạt gì phải không con?" "Chút nữa, con kể mẹ nghe, mẹ nhé". Trả lời mẹ xong, tôi vào cất cặp rồi ra bể nước rửa chân tay mặt mũi sạch sẽ mới vào ngồi cạnh mẹ thỏ thẻ.
- Chuyện là thế này mẹ ạ! Tan học, con và Phương con nhà dì Tư đi về sau cùng. Chúng bạn đều đi xe về trước cả, chỉ mình con và Phương đi bộ. Trời nắng quá, hai đứa nép vào vệ đường mà đi. Đến ngã tư đầu làng, vừa mới bước sang bên kia đường, cả hai đứa đều nghe một tiếng rên nho nhỏ. Con bảo Phương dừng lại:
- Phương ơi! Hình như có tiếng ai rên?
- Mình cũng nghe như thế.
Chúng con nhìn quanh quất không thấy một bóng người. Bỗng, tiếng rên lại cất lên. Cả hai đứa như đã định hướng tiếng rên phát lên từ hướng nào rồi. Chúng con bước đến gần gốc me tây nằm sâu trong vệ đường một chút.
- Ôi! Một bà già.
Phương phát hiện ra trước rồi kéo tay con cùng chạy đến. Bà nằm gối đầu lên rễ me. Bộ quần áo màu nâu sẫm lấm lem bụi đường. Chiếc gậy tre trơn bóng nằm cạnh chân. Mái tóc bà đã bạc trắng. Khuôn mặt nhăn nheo xanh nhợt. Con sờ lên trán bà thấy lạnh toát.
- Làm sao bây giờ hả Phương?
Phương vội để cặp xuống theo, run run nói:
- Cậu có mang theo dầu không?
Lúc này, con mới sực nhớ ra vội với lấy chiếc cặp, nhanh nhẹn kéo dây khóa lấy ra một lọ dầu gió Kim mà mẹ vừa mới mua cho con hôm trước. Phương vừa thấm dầu lên trán, mũi, thái dương bà xoa mạnh. Chừng độ mười lăm phút, chúng con thấy người bà ấm lại hơi thở bắt đầu đều dần. Bà mở mắt nhìn chúng con rồi thều thào:
- Cho bà chút nước.
Nghe bà vừa nói xong, Phương quay lại con nói nhanh:
- Cậu ngồi đây với bà, mình chạy đi mua nước nhé!
- Phương chạy lùi lại gần một trăm mét, ngay quán cô Lựu, mua một túi nước chanh có ống hút rồi tất tả trở lại đưa cho con. Cầm túi nước, con từ từ cho bà uống. Được nửa túi, bà bảo cho bà nằm nghỉ một tí. Phương ngồi xuống bên cho bà tựa. Một lúc sau, bà uống tiếp hết túi nước rồi nhìn hai đứa chúng con:
- Bà ờ làng bên kia đi thăm đứa cháu gái ở xóm Đông. Qua đây, thây nắng quá, bà dừng lại nghỉ tạm ở gốc me này. Không ngờ, ngồi được một chút thì thấy xây xẩm cả mặt mày, chẳng có ai mà kêu cả.
- Bây giờ, bà đã thấy đỡ chưa hở bà?
- Bà đỡ rồi nhưng vẫn còn thấy mệt.
Ngồi với bà một lúc, chúng con bàn với nhau. Một đứa ra đường đón xe, đưa bà vào bệnh viện rồi nhắn với người nhà của bà lên. Con chạy ra đường đứng chờ. Từ xa, một chiếc honda vù tới. Con giơ tay ra hiệu cho xe dừng lại. Bác này có lẽ trạc tuổi với bố, dừng lại, nhìn con hỏi:
- Cháu đi về đâu?
- Thưa bác, cháu không đi nhưng có một bà cụ bị mệt. Chúng cháu đi học về, thấy bà ngất xỉu ở đây. Nhờ bác đưa hộ bà vào bệnh viện giúp ạ!
Bác xuống xe cùng con đi đến gốc me. Thấy bà cụ đang nằm tựa vào Phương, bác vội nói:
- Một cháu đứng chờ ở đây. Còn một cháu theo bác đưa bà vào bệnh viên.
Bác bế bà cụ trên tay rồi cùng Phương lên xe. Hai mươi phút sau, bác đưa Phương trở lại. Khi chia tay với chúng con, bác nói:
- Hai cháu thật là ngoan. Bác rất vui vì hành động của hai cháu. Bây giờ hai cháu yên tâm mà về. Bác đến xóm Đông, báo cho cô cháu gái của bà đến bệnh viện ngay.
Khi lên xe, bác còn quay lại mỉm cười với chúng con. Chuyện con về trễ là vì lí do thế đấy, mẹ ạ!
Bây giờ thì Phương - người bạn gái thân thiết của tôi đã theo gia đình về Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Câu chuyện trên là một kỉ niệm đáng nhớ trong tình bạn của chúng tôi.
Đề 3:
Quê tôi ở nông thôn nhưng tôi lớn lên ở thành phố. Từ bé đến giờ, tôi mới chỉ được về quê có một lần. Nhưng lần ấy đã xa xôi lắm rồi, tôi chẳng còn nhớ điều gì nữa. Chả là lúc ấy tôi còn quá bé mà. Tuần vừa qua, tôi thật bất ngờ khi được bố mẹ cho về quê chơi ngày chủ nhật. Chuyến đi đã để lại trong tôi bao kỷ niệm khó quên.
Suốt đêm hôm trước, tôi gần như không ngủ. Tôi cứ nằm mà tưởng tượng về quê nội. Tôi chỉ nhớ mang máng đó là một vùng quê nghèo ở miền trung du. Sáng sớm tàu đã chạy, tôi nghủ lăn trong lòng mẹ vì mệt quá. Lúc tỉnh dậy bước chân đầu tiên từ tàu bước xuống là bước chân tôi đi vào nhà nội. Ngôi nhà nằm ngay cạnh đường tàu, ba gian cũ kỹ, được xây bằng thứ gạch mà lâu ngày đã bị đám rêu làm cho ngả màu xanh. Trước mặt ngôi nhà là cánh đồng lúa mới gặt xong, những gốc lúa trơ ra phơi mình dưới những cơn gió heo may.
Ăn cơm trưa xong, bố mẹ bắt tôi đi ngủ như ở trên thành phố. Đến chiều, tôi mới được mẹ cho đi chơi cùng các anh chị ở ngoài đồng. Một khung cảnh rộng mênh mông bát ngát nhìn mỏi mắt ở phía xa cũng chỉ thấy núi và mây trắng chứ không như thành phố chỉ thấy toàn nhà tầng và cao ốc. Đang cắm đầu đuổi theo con cào cào có cặp cánh màu xanh đỏ, tôi bỗng lao sầm vào một cậu bé trông người nhỏ nhắn hơn tôi khiến cậu bật phăng chiếc chạt bò. Tôi vội vàng:
- Xin lỗi cậu! Cậu có sao không?
- Không! Em không sao! Còn anh?
- Mình cũng không sao
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ người bạn: cậu người nhỏ nhắn nhưng nhìn khuôn mặt xem chừng không ít tuổi hơn tôi. Nước da cậu đen nhém nhưng đôi mắt sáng có vẻ rất thông minh. Tôi chủ động làm quen:
- Mình tên là Hải, mới về đây thăm ông bà nội. Còn bạn tên gì? Bạn bao nhiêu tuổi?
- Em tên là Minh, em 12 tuổi.
- Vậy hả? Thế là chúng mình cùng tuổi với nhau.
Sự niềm nở của Minh không ngờ đã khiến một cậu bé khó tính như tôi nhanh chóng hoà nhập với đồng quê. Minh đã chỉ cho tôi bao thú chơi ttong buổi chiều ngắn ngủi. Những thú chơi ấy đến trong mơ tôi cũng chẳng bao giờ có thể nghĩ ra. Phải chăng vì thế mà tôi đã trở thành khó tính. Và vì thế mà giờ đây tôi mới phải đeo cặp kính cận nặng nề với một mớ kiến thức không sao tiêu thụ nổi. Minh kể cho tôi biết, cậu cũng là học sinh giỏi toàn diện của trường nhưng so với tôi, Minh còn biết bao nhiêu thứ khác. Minh dạy tôi biết bắt dế đồng rồi cho một cái hộp đề chơi trò chọi dế, dạy cách thả diều, dạy cách nghe tiếng sáo để phân biệt diều nhỏ, diều to… Tóm lại ở Minh, tôi thấy như có một kho những trò chơi mà tuổi thơ những ai lớn lên ở thành phố không bao giờ biết được.
Buổi chiều ngắn ngủi trôi đi nhanh chóng. Tôi chia tay người bạn mới quen để về thành phố. Trước khi đi Minh còn cho tôi một chiếc diều. Tôi cầm chiếc diều lấy làm thích thú mặc dù đem về thành phố nhà mình chẳng biết sẽ thả ở đâu.
Về đến nhà, thỉnh thoảng tôi lại viết thư về quê hỏi thăm Minh. Tôi hay kể cho Minh nghe chuyện phố phường, còn Minh lại bù đắp cho tôi những trống rỗng của tuổi thơ. Minh là người bạn mà tôi quen gần đây nhất. Tôi thật không ngờ ở cái nơi xa xôi ấy, tôi lại có được một tình bạn sâu sắc và thân thương đến vậy!
Đề 2
Hàng năm cứ vào dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, trường em lại tổ chức đi thăm các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Chúng em phân công nhau mỗi lớp đi một nhà, lớp em được cử đi thăm gia đình mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Lan.
Mẹ quê ở xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo giàu lòng yêu nước. Thế rồi, truyền thống yêu nước ấy được nhân lên. Mẹ lập gia đình và một lòng đi theo cách mạng. Chồng và con của mẹ tham gia hoạt động cách mạng, luôn nêu cao tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", họ đã làm rạng rỡ truyền thống kiên cường, bất khuất của nhân dân Quảng Ngãi. Với tinh thần đó, chồng và hai con của mẹ đã hi sinh trong một cuộc tiến công và nổi dậy ở Tây Nguyên, để lại trong lòng mẹ một nỗi đau thương, mất mát khôn cùng.Năm 1994, Chủ tịch nước đã kí quyết định tặng cho mẹ danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Năm nay mẹ đã ngoài 80 tuổi, mẹ sống cô đơn một mình trong căn nhà tình nghĩa mà xã xây dựng lên. Tuy tuổi cao, mái tóc đã bạc trắng nhưng mẹ vẫn minh mẫn và khỏe mạnh lắm. Có lẽ linh hồn của chống và hai con đã tiếp thêm sức mạnh cho mẹ để mẹ tiếp tục sống trên cõi đời này.
Chúng em mới tới đầu ngõ, mẹ đã đon đả chạy ra chào hỏi. Chúng em lễ phép chào mẹ. Khuôn mặt mẹ đang hằn sâu những nếp nhăn bỗng bụt tươi lên nụ cười đôn hậu. Bạn Uyên - Chi đội trưởng thay mặt liên đội kính cẩn đặt lên bàn thờ chồng và ***** một bó hoa huệ thơm ngát, chúng em lần lượt đến bàn thờ và thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Rồi chúng em tặng quà cho mẹ, ngồi quây quần bên mẹ, nghe mẹ kể cuộc đời hoạt động cách mạng của gia đình mẹ, của chồng và con mẹ. Kể đến đấy, mẹ rưng rưng nước mắt, mẹ nghẹn ngào xúc động khi lòng mẹ khơi dậy hình ảnh của người thân đã vĩnh viễn ra đi. Chúng em cũng không cầm được nước mắt. Em thầm nghĩ không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của những người mẹ đã cống hiến những đứa con ruột thịt của mình cho Tổ quốc. Rồi mẹ nói tiếp: Ngày nay mẹ không còn chồng con nhưng bù lại tình thương bao la của các cháu, của cán bộ và nhân dân nên mẹ cũng an lòng. Mẹ mong chúng em học giỏi, thành tài, kế tục sự nghiệp của cha ông. Mẹ gởi lời cám ơn đến ngàng giáo dục thành phố Quảng Ngãi, các cơ quan đoàn thể đã phụng dưỡng mẹ, quan tâm chăm sóc mẹ thật chu đáo về vật chất lẫn tinh thần.
Trò chuyện với mẹ rất lâu, chúng em được nghe rất nhiều chuyện mẹ kể. Tất cả lớp đều im lặng nghe tuàng lời từng câu mẹ nói ra, ai lấy đều rưng rưng xúc động. Rồi cũng đến giờ phải trở về, chúng em xin phép mẹ ra về, mẹ tiễn chúng em ra ngõ và không quên nhắn nhủ một câu: Các cháu chăm học và học thật tốt nhé!
Cái ngày về thăm gia đình mẹ đã luôn khắc ghi trong tâm trí chúng tôi, càng hiểu được những mất mát của cha anh để có ngày hôm nay, tôi càng phải cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi sau này về xây dựng quê hương đất nước, đền đáp công ơn của những người đã hi sinh cho chúng ta có cuộc sống này.
Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.
Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.
Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.
– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy.
– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?
Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.
Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình
– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".
– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.
Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:
– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…
Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.
– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…
Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:
– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.
Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?
Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?".
Bài này được ko !
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước kẻ, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
- Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
uhm,admin mà còn chép văn mẫu