Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Đá mẹ
- Khái niệm: Là các sản phẩm được phá hủy từ đá gốc (nham thạch).
- Vai trò: Cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
2. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp:
+ Ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm.
+ Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu → sinh vật → đất.
3. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
4. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu, tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
- Khái niệm: Tuổi đất chính là thời gian hình thành đất.
- Vai trò: Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Các vùng tuổi đất:
+ Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
+ Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
6. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
1.Cao tốc Pan-American
Đường cao tốc Pan-American là đường cao tốc dài nhất thế giới, theo Kỷ lục Guinness Thế giới. Trải dài gần 19.000 dặm (30.000 km) từ Bắc Băng Dương tại Vịnh Prudhoe, Alaska, đến cực nam của Nam Mỹ. Nó chạy qua 14 quốc gia và có nhiều cảnh quan và địa hình đa dạng đến chóng mặt, từ lãnh nguyên Bắc cực đến rừng mưa nhiệt đới. Du khách muốn đi hết Đường cao tốc Pan-American phải sẵn sàng lái xe lên đỉnh núi cao 11.322 foot (3.450 mét) có tên là Cerro de la Muerte – hay Đỉnh tử thần ở Costa Rica, sau đó là vượt qua Khe Darién khoảng 60 dặm (97 km) giữa Panama và Colombia mà vẫn chưa được trải nhựa.
2. Quốc lộ 1 ở Úc
Ở Úc, người dân gọi Quốc lộ 1 dài 9.000 dặm (14.500 km) là “Vòng quay lớn” vì nó ôm sát bờ biển của toàn bộ lục địa. Nó đi qua mọi tiểu bang ở Úc và kết nối 7 trong số 8 thủ đô ở đất nước này, thậm chí còn vượt qua eo biển Bass đến Tasmania.
3. Đường cao tốc xuyên Siberia
Đường cao tốc xuyên Siberia là một tuyến đường dài 6.800 dặm (11.000 km) xuyên qua Nga, từ St. Petersburg đến Vladivostok. Việc xây dựng tuyến đường xuyên Siberia bắt đầu vào năm 1949, nhưng phần lớn đường cao tốc liên bang này còn tương đối mới. Nó chỉ được trải nhựa hoàn toàn vào năm 2015. Nó trải dài khắp nước Nga từ biển Baltic thuộc Đại Tây Dương đến biển Nhật Bản.
4. Đường cao tốc xuyên Canada
Đường cao tốc xuyên Canada là quốc lộ dài thứ hai trên thế giới, trải dài 4.645 dặm (7.476 km). Nó trải dài từ Đông sang Tây, giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Nó liên kết tất cả các thành phố lớn và đi qua mọi tỉnh bang của Canada. Sau khi hoàn thành vào năm 1971, đây là đường cao tốc dài nhất thế giới.
5. Mạng lưới đường cao tốc tứ giác vàng
Mạng lưới Đường cao tốc Tứ giác Vàng là một mạng lưới đường cao tốc dài 3.633 dặm (5.846 km) tạo thành một đa giác bốn cạnh và kết nối bốn thành phố lớn của Ấn Độ là Delhi, Kolkata, Mumbai và Chennai. Nó được xây dựng để cắt giảm thời gian di chuyển giữa các thành phố lớn, cũng như cung cấp một cách để người dân ở các vùng nông thôn của đất nước này đưa hàng nông sản ra các thành phố lớn. Hệ thống đường cao tốc được hoàn thành vào năm 2012, là hệ thống đường cao tốc có tiêu chuẩn cao hơn so với tiêu chuẩn của bất kỳ đường cao tốc nào (phần lớn có từ bốn đến sáu làn xe).
6. Quốc lộ 318 Trung Quốc
Trung Quốc có một mạng lưới đường cao tốc khổng lồ. Trong đó Quốc lộ 318 của Trung Quốc (còn được gọi là Xa lộ Tây Tạng Thượng Hải) là nhánh cao tốc dài nhất của mạng lưới. Nó chia đôi đất nước từ đông sang tây, dài khoảng 3.403 dặm (5.476 km) từ Thượng Hải đến biên giới Trung Quốc với Nepal.
7. U.S. Route 20
US Route 20 là con đường dài nhất nước Mỹ. Con đường này dài 3.365 dặm (5.415 km) chạy dài từ đông sang tây, giữa Tây Bắc Thái Bình Dương và New England. Trong phần lớn quãng đường nó chỉ là đường hai làn. Nhưng khi đi qua các thành phố lớn như Chicago, Boston và Cleveland nó sẽ được mở rộng ra. Tuyến đường Route 20 đi qua 9 tiểu bang và bị Công viên Quốc gia Yellowstone làm gián đoạn một khoảng ngắn.
C3 - Quy mô dân số đông và tăng liên tục
C4-Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như: Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu
a)- Sự phân bố dân cư phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên (địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước), sự phát triển kinh tế, trình độ của con người và lịch sử định cư vìở mỗi khu vực địa lí sẽ có những điều kiện khác nhau, dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều.
b)1/ Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên: Bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. Nhờ đó, bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
1. Tượng thần Zeus ở Olympia (Hy Lạp)
2 Tượng thần Mặt trời Rhodes (Hy Lạp)
3. Đại kim tự tháp Giza (Ai Cập)
4. Lăng mộ Mausoleum (Thổ Nhĩ Kỳ)
5. Ngọn hải đăng Alexandria (Ai Cập)
6. Vườn treo Babylon (Iraq)
7. Đền Artemis (Thổ Nhĩ Kỳ)
~ Chúc bn hok tốt ~
(TNO) Vịnh Hạ Long (Việt Nam), rừng Amazon (Nam Mỹ), thác nước Iguazu (Argentina, Brazil), đảo Jeju (Hàn Quốc), Komodo (Indonesia), dòng sông ngầm Puerto Princesa (Philippines) và Núi Bàn (Nam Phi) là 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới đứng đầu danh sách bầu chọn của New 7 Wonders