Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thực hiện làm nem chua
Chuẩn bị:
Dụng cụ: dao, kéo, thớt, chậu, đũa, đĩa, bát.
Nguyên liệu: 1kg thịt lợn (chọn phần nạc mông); 200g bì lợn; 100g thính gạo; 2 củ tỏi, ớt (có thể có hoặc không tùy theo sở thích của mỗi người); lá chuối; gia vị: đường, muối, hạt tiêu, nước mắm, bột ngọt, bột năng; lá đinh lăng hoặc lá ổi; giấy bóng, dây chun.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Thịt đem xay nhuyễn, tốt nhất là dùng loại thịt vừa mổ vì thịt càng tươi, nem sẽ càng ngon.Bì lợn rửa sạch, cho vào nước sôi chần chín, sau đó cạo hết phần lông bên ngoài. Tiến hành thái sợi thật nhỏ.
Bước 2: Trộn nguyên liệu
Cho thịt và bì lợn đã chuẩn bị ở bước 1 vào chậu, cho thêm một chút muối, đường, bột ngọt, nước mắm, tỏi, ớt, hạt tiêu, thính và bột năng vào trộn đều.
Bước 3: Gói nem
Hỗn hợp sau khi đã trộn đều các gia vị được chia thành những miếng nhỏ tùy ý. Dùng lá đinh lăng hoặc lá ổi quấn lại bên ngoài, tiếp đó lấy lá chuối bọc khoảng 6 - 7 lớp và dùng dây chun buộc lại. Sau khi đã hoàn tất, đem nem để vào nơi thoáng mát từ 2 đến 3 ngày là nem "chín".
Một số sản phẩm phổ biến là trứng, thịt
Cách bảo quản, chế biến
-Trứng: để ở nhiệt độ thấp (từ 0-4 độ C) trong tủ lạnh.
Chế biến thì có thể làm omlet, trứng chiên, trứng hấp hoặc trứng luộc.
-Thịt: để ở nhiệt độ thấp (từ 0-4 độ C) trong tủ lạnh.
Để chế biến thịt, thì có thể nấu, nướng hoặc chiên.
* Một số phương pháp bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi:
- Phương pháp bảo quản:
+ Công nghệ bảo quản lạnh
+ Công nghệ xử lí nhiệt độ cao
- Phương pháp chế biến:
+ Công nghệ sản xuất thịt hộp
+ Công nghệ chế biến sữa
* Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm
- Tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường sản phẩm
- Tăng năng lực cho ngành chế biến
- Ổn định giá cả
- Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
- Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.
- Tăng giá trị kinh tế.
- Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi nhằm mục đích: làm chậm quá trình hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà chất lượng vẫn đảm bảo.
- Các sản phẩm chăn nuôi thường được bảo quản bằng cách:
+ Công nghệ bảo quản lạnh.
+ Công nghệ xử lí nhiệt độ cao.
- Các sản phẩm chăn nuôi thường được chế biến bằng cách:
+ Công nghệ sản xuất thịt hộp.
+ Công nghệ chế biến sữa.
- Từ một loại thịt lại có thể tạo ra nhiều sản phẩm với hương vị, màu sắc khác nhau do sử dụng các phương pháp chế biến khác nhau.
Nguyên lí của các phương pháp chế biến các sản phẩm chăn nuôi:
Công nghệ sản xuất thịt hộp: nhiệt độ cao sẽ làm biến tính protein, thay đổi tính chất vật lí của sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có hương vị mới. Một số sản phẩm được chế biến bằng nhiệt như thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích,...
Ở gia đình, địa phương em thường chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp chế biến thịt hộp và chế biến sữa.
Chế biến thịt hộp:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Làm sạch, tách da, bỏ xương, làm nhỏ; bổ sung phụ gia và gia vị.
Bước 2: Xử lí nhiệt: Làm chín nguyên liệu bằng các biện pháp phù hợp.
Bước 3: Đóng hộp: Cho nguyên liệu đã chín vào hộp, bào khí, ghép mí (đóng nắp hộp).
Bước 4: Tiệt trùng: Xử lí hộp bằng nhiệt độ khoảng 100 - 121oC trong khoảng 15 phút.
Bước 5: Bảo quản: Hạ nhiệt độ xuống khoảng 18 - 20oC, dán nhãn, đóng thùng và bảo quản.
Nguyên lí của các phương pháp bảo quản sản phẩm chăn nuôi:
Phương pháp công nghệ bảo quản lạnh: nhiệt độ thấp sẽ ức chế các hoạt động sống của vi sinh vật, làm chậm quá trình sinh hóa xảy ra trong sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm giữ được chất lượng trong thời gian dài hơn. Tùy thuộc vào thời gian cần bảo quản và đặc điểm của từng loại sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) mà nhiệt độ làm lạnh khác nhau.
Phương pháp công nghệ xử lí nhiệt độ cao: nâng nhiệt độ sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa) lên mức nhất định sẽ làm ức chế hoặc ngừng các quá trình sinh hóa và hoạt động của vi sinh vật trong sản phẩm chăn nuôi, nhờ vậy mà sản phẩm được kéo dài thời gian sử dụng. Tùy thuộc vào sản phẩm, mục tiêu và thời gian bảo quản mà người ta xử lí ở nhiệt độ khác nhau.
Ở gia đình em thường bảo quản sản phẩm chăn nuôi bằng những phương pháp: phương pháp công nghệ bảo quản lạnh.
Bảo quản trứng trong hộp ở nhiệt độ thấp, dưới 4.4 độ C hoặc để trứng ở trong tủ lạnh ngăn lạnh nhất.
Vai trò của việc chế biến sản phẩm chăn nuôi là:
- Nâng cao giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: Quá trình chế biến đã làm cho các thành phần dinh dưỡng (ví dụ: protein) được chuyển hoá nên tăng tỉ lệ tiêu hoá cho người sử dụng. Mặt khác, việc cho thêm gia vị hoặc làm biến đổi một số thành phần trong sản phẩm tạo nên hương vị thơm, ngon làm tăng sự ngon miệng cho người dùng. Sau chế biến, có thể thu được một số sản phẩm có giá trị như các hoạt chất sinh học (probiotics), tăng sức khoẻ cho con người (sữa chua)...
- Tiêu diệt một số mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm: Trong các sản phẩm chăn nuôi đều chứa các loại vi sinh vật, trong đó có nhiều loại ảnh hưởng xấu đến con người (mầm bệnh). Qua quá trình chế biến, các mầm bệnh này sẽ bị tiêu diệt, thời gian bảo quản thực phẩm được kéo dài.
- Tăng giá trị kinh tế: Quá trình chế biến giúp tạo ra nhiều sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm.
Liên hệ thực tiễn chế biến sản phẩm chăn nuôi ở gia đình em: gia đình em chế biến sản phẩm chăn nuôi theo nhiều cách khác nhau nhằm tăng hương vị, kích thích vị giác và cung cấp dinh dưỡng.
- Chế biến thịt: lạp xưởng, patê, giò, xúc xích, các loại chả, nem…
- Chế biến cá: luộc, rán, hấp….
- Chế biến sữa: làm sữa chua, làm bánh...
* Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
- Ưu điểm: ngăn chặn được chuột, kiến, gián và thuận tiện cho việc cơ giới hóa quá trình xuất và nhập kho.
- Nhược điểm: Cần diện tích chứa lớn.
* Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
- Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít tốn kém và thuận lợi cho việc bảo quản.
- Nhược điểm: Cần diện tích chứa lớn.
* Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
- Ưu điểm: Silo có sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1 000 tấn thức ăn; có thể tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho; ngăn chặn được sự phá hoại của động vật, vi sinh vật; tiết kiệm được diện tích, chi phí lao động.
- Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao
* Liên hệ thực tiễn: Địa phương đang áp dụng bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
Tham khảo:
Công nghệ cao được ứng dụng trong bảo quản và chế biến thức ăn chăn nuôi để tăng hiệu quả sản xuất, giảm lãng phí và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Một số công nghệ cao đã được ứng dụng: Công nghệ enzyme ; Công nghệ lên men
Một số biện pháp phổ biến trong xử lí chăn nuôi:
Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học: Chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm vật nuôi,...) được đưa về hầm, túi hoặc hồ lên men để thực hiện quá trình lên men kị khí. Quá trình lên men kị khí sẽ phân giải các chất hữu cơ thành khí sinh học, đồng thời tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho con người và vật nuôi. Khí sinh học tạo ra sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm chất đốt, chạy máy phát điện,... Chất thải sau hầm biogas có thể được sử dụng làm phân bón. Nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng hoặc đưa về hồ sinh học tiếp tục xử lí và tái sử dụng trong trang trại chăn nuôi. Phương pháp này phù hợp với hệ thống chăn nuôi có sử dụng nước để dội chuồng, tắm, làm mát cho gia súc.
Ủ phân compost: Ủ phân compost là quá trình quá trình chuyển đổi các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi (phân vật nuôi, chất độn chuồng,...) thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng sử dụng trong trồng trọt. Thông qua quá trình ủ, các chất hữu cơ trong chất thải chăn nuôi được phân huỷ nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Bên cạnh đó, nhiệt độ đống ủ có thể đạt đến 70oC nên hầu hết các mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp ủ được sử dụng chủ yếu đối với chất độn chuồng và phân của động vật.
Xử lí nhiệt: Phương pháp xử li nhiệt (đốt) sử dụng nhiệt độ cao trong các lò đốt để làm giảm kích thước chất thải cho khâu xử lí tiếp theo. Đốt chất thải rắn có độ an toàn dịch bệnh cao, đảm bảo diệt được cả bào tử của vi khuẩn. Phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng. Năng lượng phát sinh trong quá trình đốt có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt.
Lọc khí thải: Không khí trong chuồng nuôi thường chứa bụi, ammonia và các hợp chất gây mùi. Khi vật nuôi được nuôi trong hệ thống chuồng kín, không khí trong chuồng được lọc bụi, mùi và ammonia trước khi xả thải ra ngoài. Việc giảm thiểu các khí gây mùi trong không khí có thể thực hiện bằng các kĩ thuật tách khí như hấp thụ khí gây mùi bằng các chất hấp thụ thể lỏng, thể rắn và hoá lỏng khí. Tuy vậy, các giải pháp này thường có chi phí cao.
Liên hệ với thực tiễn xử lí chất thải chăn nuôi ở gia đình, địa phương em: Địa phương em thường xuyên áp dụng khí sinh học (biogas) và ủ phân compost để xử lí chất thải chăn nuôi.
Các phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi:
- Bảo quản thức ăn khô
- Bảo quản nguyên liệu thức ăn
- Bảo quản thức ăn công nghiệp