Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở đoạn: giới thiệu khái quát về câu chuyện kể đó: Ở đâu? Khi nào? Có những ai tham gia?
2. Thân đoạn: Trình bày nội dung của câu chuyện:
- Nguyên nhân dẫn đến sự việc trong câu chuyện đó?
- Sự việc đó diễn ra như thế nào?
- Kết cục của sự việc đó ra sao?
- Sự việc đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?
3. Kết đoạn:
- Suy nghĩ của em về sự việc đó. Liên hệ bản thân.
- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.
Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của người mẹ, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.
Em tham khảo:
Chuyện về lòng nhân ái:
Sau những ngày tháng khó khăn trong đợt dịch Covid 19 vừa qua, tôi may mắn được đi, gặp và chứng kiến nhiều câu chuyên khiến mình nhận ra những giá trị sống tốt đẹp vẫn luôn tồn tại âm thầm khắp nơi trên đất nước này. Hành trình ấy tôi xin được đặt tên “Cảm ơn những anh hùng thầm lặng”.
Có mặt tại Lai Châu trong những ngày cuộc sống người dân dần trở lại bình thường, tôi được giới thiệu đến một nông trường cách xa trung tâm thành phố gần 10 km để gặp một anh nông dân chất phác, anh tên Trường. Anh Trường là người trong suốt những tuần lễ căng thẳng của dịch bệnh, đã quyên góp nông sản mình thu hoạch đem tặng được cho các y bác sĩ và các gia đình khó khăn đang cách ly, chữa bệnh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.
“Vào giai đoạn căng thẳng của dịch bệnh, khi nghe tin các y bác sỹ và những bệnh nhân nghèo ở bệnh viện tỉnh Lai Châu cần những phần nông sản để có bữa ăn đủ dinh dưỡng mỗi ngày, em mới chợt nhận ra là mình cũng có thể góp sức một chút gì đó. Cảm giác chạy xe mỗi sáng sớm để gửi tặng nông sản mình trồng được cho bệnh viện khó diễn tả lắm, nó khiến em thấy vui vui trong lòng cả ngày”, anh cười kể về những ngày vừa qua.
Lòng nhân ái đôi khi bình dị, mộc mạc như vậy đó. Nó luôn sẵn có trong mỗi người chúng ta, cứ cho đi và đừng nghĩ gì xa xôi, tình yêu đó sẽ lan tỏa rộng khắp.
gg xin tài trợ chưng trì này ( hihi trên gg đó em copi xuống )
Tuy mới học lớp 4 nhưng thi thoảng em cũng được mẹ cho vào mạng để tìm hiểu và học thêm tiếng Anh. Mỗi khi vào mạng em hay đọc mục Tấm lòng nhân ái của Báo Dân Trí. Ở đó, em đã đọc được những câu chuyện rất cảm động, trong đó có câu chuyện về bé Nhân Tâm.
Đó là chuyện về một em bé mới sinh ra đời đã bị bỏ rơi và để vào một chiếc thùng xốp bẩn thỉu chỉ có một miếng vải rách đắp trên người em thấy sống mũi cay cay. Em tưởng tượng ra bé đã phải chịu cảnh lạnh lẽo của một đêm trôi nổi trên sông nước như thế nào. Cứ nghĩ đến là em lại không cầm được nước mắt. Nhưng may thay bé được một người bốc vác tìm thấy vớt lên, khi đó cơ thể bé đã tím tái vì lạnh. Một đôi vợ chồng người bán xôi đã vội vàng bé em đứa vào trạm ý tế gần nhất để cấp cứu. Nhờ được sự chăm sóc của các ý bác sĩ sức khỏe của bé đã dần được hồi phục. Mặc dù bé không có cha mẹ ở bên nhưng lúc nào bên giường bé nằm cũng luôn co người đến thăm và chăm sóc. Tòa soạn báo Dân trí khi biết tin đã đến tận nơi hỗ trợ 5 triệu để góp phần vào việc chăm lo cho bé và đặt cho bé cái tên Nhân Tâm. Không chỉ có vậy, bạn đọc khắp nơi đều luôn dõi theo ủng hộ về vật chất và cầu cho bé nhanh chóng khỏe trở lại. Rất nhiều người muốn nhận bé về nuôi, nhưng các cấp chính quyền còn lựa chọn hoàn cảnh phù hợp. Không lâu sau bé đã được một cặp vợ chồng không có con nhận về nuôi. Nhờ có tình thương yêu, tấm lòng nhân ái của mọi người và cha mẹ nuôi mà bé Nhân Tâm đã hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Bây giờ bé Nhân Tâm được sống trong tình thương yêu của cha mẹ nuôi trông bé rất bụ bẫm và kháu khỉnh.
Em đọc những bài viết liên quan đến bé và có rất nhiều cảm xúc, từ đau đớn đến xúc động và một cảm giác ấm lòng vì tấm lòng nhân ái bao la trên thế gian này. Nhờ có lòng nhân ái mà nhiều cảnh đời bất hạnh đã được cứu vớt. Đó là một tình cảm đẹp mà chúng ta cần phải nuôi dưỡng.
Tham Khảo:
Một ngày kia, có một nhóm công nhân đang đập phá một căn nhà để sữa chữa lại. Họ chợt trông thấy trong góc nhà có một cái ổ chuột. Họ bèn dùng khói để đuổi mấy con chuột …trong hang. Quả thật, một lúc sau, những chú chuột chạy ra, từng con, từng con một…
Sau một lúc, mọi người nghĩ rằng chuột đã chạy ra hết rồi nên họ bắt đầu dọn dẹp. Chợt họ nhìn thấy hai con chuột nữa đang cùng nhau ra khỏi miệng hang. Sau một hồi cố gắng, cuối cùng cả hai con chuột cũng lọt ra khỏi ổ. Ðiều kỳ lạ là sau khi ra khỏi hang, hai con chuột không chạy đi liền mà lại kề cận bên nhau, dường như con này đang muốn cắn đuôi của con kia…
Thấy lạ, mọi người lại gần coi thử, thì thấy một con chuột bị mù đang cắn đuôi con còn lại bò từ từ ra khỏi hang…
Chứng kiến sự việc xảy ra, ai nấy đều xúc động, không nói nên lời…
Tới giờ ăn, nhóm công nhân ngồi quay quần bên nhau và bắt đầu bàn luận về hai con chuột ấy…
Người thứ nhất nói: "Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột đó cũng giống như mối quan hệ giữa bạn bè vậy". Những người còn lại suy nghĩ một hồi rồi nói: "Thì ra thế!"
Bỗng, người thứ hai lên tiếng: "Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột đó giống như mối quan hệ giữa vợ và chồng". Những người còn lại ngẫm nghĩ một hồi, ai thấy cũng có lý, đồng tán thành.
Sau một lúc im lặng, có người thứ ba lên tiếng: "Tôi nghĩ mối quan hệ giữa hai con chuột kia cũng giống như tình nghĩa mẹ con". Những người còn lại suy nghĩ một hồi nữa, cảm thấy điều này có vẻ hợp lý hơn. Họ tỏ ý tán thành.
Một lúc sau, có giọng nói trầm trầm vang lên: "Thưa tất cả anh em! Tại sao hai con chuột ấy lại phải có mối quan hệ với nhau cơ chứ? Mọi việc vẫn tự nhiên diễn ra trong tình thương cơ mà!"
Một không khí thinh lặng bao trùm lên từng gương mặt. Cả nhóm công nhìn về phía người kia, không ai nói một lời…
Đúng vậy, tình thương vô điều kiện thật ra nó không cần một quan hệ nào cả, dù là mối quan hệ vật chất, là tình bạn hay thủy chung huyết thống…
Tham khảo
Giờ trả bài tập làm văn là giờ sôi động nhất vì thầy giáo thường đọc cho cả lớp nghe hai bài, bài đươc điểm cao nhất và bài có điểm thấp nhất. Tất nhiên, bài cao điểm được nghe những tràng pháo tay và bài có điểm thấp là những trận cười, chưa kể sau đó còn hình thành nên nhiều giai thoại từ những câu mà thầy nhận xét là " què cụt, thiếu sức thuyết phục...". Và giai thoại này đôi khi còn lan truyền ra các lớp khác mà tác giả của nó chỉ còn cách là lấy hai tay che mặt lại. Vào giờ này cả lớp đứa nào cũng hồi hộp khi xấp bài trên tay thầy đã vơi nhiều rồi mà bài của mình vẫn chưa thấy đâu.
Hôm nay, như thường lệ, thầy mở cặp lấy xấp bài ra là cả lớp nhấp nhổm. Với đề ra là " Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em", thầy đã nói rằng lớp có bốn mươi học sinh thì trắc sẽ có bốn mươi kỉ niệm khác nhau, không như khi chứng minh trích đoạn nào đó bị thầy chê là đơn điệu chúng tôi thường chống chế "Thầy ơi, học cùng nhau thì làm sao mà dẫn chứng không trùng lặp được".
Điều khác thường là thầy đưa xấp bài cho lớp trưởng, chỉ giữ lại một bài. Chỉ một ! Đừa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất? Dở nhất?
Giỏi văn nhất lớp là Tuyết Anh. Nhưng rồi dự đoán của chúng tôi tiêu tan khi Tuyết Anh với tay nhận bài từ lớp trưởng. Vậy là thầy dữ lại bài dở nhất rồi ! Cả lớp chuyển ánh mắt nhìn về phía Long với tiếng cười khúc khích. Nhưng rồi Long cũng nhận được bài của mình.Vậy thì của ai? Hay? Dở? Làm sao biết trước được bài sẽ đọc lên hôm nay là của ai? Trời, môn Văn... Có khi bài trước mới được sáu điểm với lời phê " Lối hành văn trong sáng, nên đọc nhiều để dẫn chứng phong phú hơn " thì bài sau nhận được ngay điểm bốn với lời phê " Quá lan man dông dài "! Điểm bày môn văn của thầy là một ước mơ xa! Ngay cả Tuyết Anh cũng nói vậy.
Chúng tôi nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra. Chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc nhiên nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy.
TRánh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõhai vàng tay và cổ của Tùng đỏ ửng.Tùng là học sinh trường huyện mới chuyển về lớp tôi được một tháng nay. Không có gì nổi trội, nơi Tùng cái gì cũng bình thường và chưa có gì tỏ vẻ ra là đặc biệt về môn Văn cả. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động.
Giọng thày trầm trầm:"Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tièn trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết..."
Thầy ngừng đọc nhìn cả lớp:- Các em, thầy sẽ chép lại nguyên văn lá thư của ba bạn Tùng lên bảng cho chúng ta cùng đọc.Một chuyện lại! Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:" Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà không? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con"
Lá thứ vỏn vẹn 45 chữ.Khi thày quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe.Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vôn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con.