Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2. Thể loại Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI 1
. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường): - Bài thơ gồm bốn câu. - Mỗi câu có 7 chữ - Mỗi câu ngắt nhịp 4/3. - Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4. 2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.
b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa. - Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời. c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
Tham khảo
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa. Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên.
Cũng giống như Lí Bạch, Hạ Tri Chương xa quê lập nghiệp từ bé nên trong lòng ông luôn canh cánh nỗi nhớ nhà da diết. Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là tiếng lòng nghẹn ngào của ông sau bao nhiêu năm được đặt chân lên mảnh đất quê nhà lúc tuổi đã xế chiều. Những tiếng thơ nhẹ nhàng nhưng da diết, cứa sâu vào lòng người đọc nỗi niềm xót xa. Đọc câu thơ đầu tiên, người đọc cảm nhận được thời gian đằng đằng mà tác giả rời xa quê hương. Vì con đường công danh mà Hạ Tri Chương đã phải bôn ba bên ngoài, sống vật lộn nơi đất khách quê người chỉ mong tìm được một chỗ đứng trong thiên
Chính những giấc ngủ bình yên ấm áp, hạnh phúc chính là động lực là nhân vật của chúng ta trở thành người chiến sĩ cầm chắc tay súng chiến đấu :
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.
Tham khảo!Ngắn hết cỡ rồi đó
Việt Bắc bài thơ được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp của núi rừng và không thể thiếu ánh trăng, hình ảnh xuyên suốt trong nhiều bài thơ của Bác.
Hai câu thơ đầu tiên Bác giúp người đọc hình dung được không gian cảnh khuya sống động thi vị với tiếng suối và ánh trăng. Trong bức tranh đó có hình ảnh thi sĩ hòa mình vào thiên nhiên Việt Bắc.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đêm khuya thật đẹp, có tiếng suối chảy như bản nhạc từ xa vọng lại. Tiếng suối chảy hệt như tiếng hát của một cô gái. Trong câu thứ hai hình ảnh ánh trăng xuất hiện ấn tượng với sự phân chia ba tầng, trên cao là ánh trắng, tiếp đó là bóng cổ thụ và cuối cùng là hoa. Ánh trăng, bóng cây cổ thụ, hoa giúp cho câu thơ trở nên trữ tính và trở nên ấm áp.
Sau khi miêu tả thiên nhiên và núi rừng, hình ảnh con người xuất hiện, Bác một thi sĩ và là một nhà cách mạng đang lãnh đạo đất nước với trăm ngàn nỗi lo:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Những câu thơ như diễn tả tâm tình thi sĩ và chiến sĩ tại Việt Bắc. Tại sao Người chưa ngủ? Không chỉ bởi xúc động vì cảnh thiên nhiên đẹp mà còn nhiều nỗi lo cho đất nước. Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần như là dòng cảm xúc tâm trạng của Người. Chữ “nỗi” đã nói lên sự trăn trở của Bác khi cuộc chiến giành tự do độc lập vẫn còn dang dở.
Cảnh khuya là bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc mà còn chất chứa nỗi niềm, lo lắng cho vận mệnh tương lai của đất nước. Một con người vĩ đại toàn tâm toàn ý với mục tiêu giải phóng dân tộc.
Hai đoạn thơ cuối trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" khắc họa khung cảnh cảnh bầu trời đẹp đẽ với quá trình lao động không ngừng nghỉ của những chòm sao. Hàng ngàn ngôi sao cùng kết hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời đêm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Xuyên suốt hai đoạn thơ cuối là nghệ thuật nhân hóa: ngàn sao vui "làm việc", "phe phẩy chiếc quạt hồng"... Nghệ thuật nhân hóa ấy khiến những ngôi sao được nhân hóa càng thêm gần gũi. Trí tưởng tượng của tác giả như mở ra cả một dải ngân hà huyền diệu. Qua đó, tác giả muốn nhắn ngủ với chúng ta rằng: lao động và đoàn kết sẽ làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, sinh động.
Không gian đêm trở nên sống động, Nhóm Đại Hùng với tinh thần rạng ngời. Bên bờ sông Ngân, họ lướt qua ngày tháng, Với niềm vui trong việc tát nước suốt đêm...
Trong bầu trời đêm, ngàn sao sáng láng, Cùng nhau làm việc không ngừng nghỉ. Phẩy chiếc quạt hồng vụt bay khắp không gian, Báo hiệu ngày mới tới, thời gian nghỉ ngơi đã đến.
Từng câu thơ cuối trong "Ngàn sao làm việc", Làm em cảm nhận sức sống và nhiệt huyết. Tác giả Võ Quảng đã tạo nên hình ảnh sống động, Khơi gợi trong trái tim em niềm tin và hy vọng.
Tháng 8, gió bão lốc ập tới, trời đổ mưa, cùng với những âm thanh rùng mình của tiếng sấm chớp. Mái nhà tranh không chịu được sức gió chỉ trong chốc lát đã bật tung mái bay tứ tung. Mảnh bay sang sông, rải khắp bờ, mảnh thì bay vào rừng xa, mảnh thì ngoài mương… Ông cảm thấy đau xót bởi khó khăn lắm căn nhà được sự giúp đỡ của mọi người ông mới có một mái nhà trú mưa, trú nắng. Hoàn cảnh thật đáng thương và bi thiết. Ấy thế mà, lũ trẻ tranh nhau tới cướp những mảnh tranh còn sót lại rồi bỏ chạy khuất sau lũy tre. Sức tàn lực kiệt ông chỉ biết đứng nhìn theo lũ trẻ. Những câu thơ này, chúng ta tưởng tượng ra hình ảnh đáng thương của một ông cụ tay chống gậy, bất lực nhìn bọn trẻ cướp giật, bỏ chạy. Hình ảnh này gợi lên những ngang trái, bất công đầy rẫy trong xã hội đương thời. Đồng thời, ta cũng thêm thấu hiểu tấm lòng của tác giả đối với những kẻ làm điều xấu bởi ông hiểu sự nghèo khổ, bần cùng là nạn nhân của xã hội thối nát.
A. Mở bài:
Giới thệu : về tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh sáng tác , lai lịch,...). Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (cj sẽ đóng vai là ng dẫn tryện nhé,dạng nhưu ngôi 3ấy)
B. Thân bài:
1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện: Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú khi gặp Lượm.
Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,…
2. Suy nghĩ của người kể về cái chết của ché bé Lượm : đau xót, tieevs thương cho chú đồng chí nhỏ dũng cảm :v...:vv
C. Kết bài: Nêu lên suy nghĩ, tình cảm của mình về chú bé Lượm
Lưu ý : Viết = lời văn của mình, tránh lấy y nguyên lời văn thơ, trong bài -> bài sẽ k hay, kém bất ngờ, diễn đạt thô
Cố gắng đọc qua 1 lần bài thơ, k nên để chăm chăm bài thơ trc mặt, điều này sẽ khiến bản thân phụ thuộc vào sách , vào lwoif thơ quá nhiều -> k sáng tạo ra dcd lời văn của riêng mình
-----cứ tham khảo, nghiên cứu kĩ đi e nhá, mai cj làm cho--------
Việt Nam là một đất nước anh hùng, chiến tranh nổ ra thì mọi người dân Việt Nam đều đồng khởi đứng lên đấu tranh, chống lại quân cướp nước. Điều đáng nói là trong dân tộc anh hùng đó, không chỉ có những bậc nam nhi đầu đội trời chân đạp đất làm nên những chiến công vang lừng, mà ngay cả những người phụ nữ, người già, trẻ em cũng đều trở thành những người chiến sĩ quả cảm khi đất nước đứng trước màn đêm nô lệ. Ta có thể nghe nói đến sự anh dũng của của những bậc nữ trung hào kiệt như: Hai Bà Trưng, bà Triệu, nữ tướng Bùi Thị Xuân, Võ Thị Sáu…nhưng những tấm gương về những đứa bé anh hùng khiến chúng ta bất ngờ, khâm phục. Một trong những cậu bé anh hùng đó chính là chú bé Lượm.
Đó là những ngày chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, mà cụ thể là vào năm 1949, khi thực dân Pháp dáo diết đàn áp cách mạng Việt Nam, mở những cuộc tấn quy mô lớn lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt Đảng, tiêu diệt chính phủ, kết thúc chiến tranh. Cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn nhưng những người dân Việt Nam không hề lùi bước mà kiên cường đấu tranh chống Pháp. Một trong những việc quan trọng nhất của cách mạng ngày ấy chính là công tác liên lạc giữa chiến khu với các địa phương trong cả nước. Và người thực hiện những công tác liên lạc đó không chỉ thành thạo đường mà còn phải vô cùng dũng cảm, bởi trên đường đưa tin bất cứ lúc nào cũng có thể bị giặc bắt hay bị đạn lạc của chiến tranh làm cho hi sinh.
Và điều bất ngờ hơn cả là trên mảnh đất của những anh hùng ấy, không chỉ có những người trưởng thành có ý thức chiến đấu chống giặc, mà ngay cả những cậu bé mười hai mười ba tuổi cũng tràn lòng căm thù và tinh thần chống giặc sâu sắc. Cậu bé Lượm là một cậu bé như vậy, dù còn nhỏ tuổi nhưng Lượm đã tình nguyện xung phong làm công tác đưa tin cho cán bộ. Ở độ tuổi của Lượm thì quân giặc cũng mất cảnh giác hơn, nhưng không phải vì vậy mà tránh được những hiểm nguy cận kề của chiến tranh. Hành trình đưa tin của Lượm không phải chỉ trải qua một hai khó khăn, mà đôi khi chỉ một hành động bất cẩn cũng có thể khiến em hi sinh, nhưng ở cậu bé Lượm luôn có tinh thần lạc quan yêu đời, nụ cười lúc nào cũng nở trên môi, kể cả khi em đã hi sinh cho đất nước thì nụ cười ấy cũng chưa bao giờ tắt.
Trên đường làm công tác liên lạc, Lượm gặp nhiều những người lính, những người bộ đội đang làm nhiệm vụ. Cậu bé rất lễ phép, hễ gặp ai thì cũng chào hỏi nhiệt tình, khi được các chú hỏi han thì cậu bé rất tự hào nói với các chú rằng: Cháu đang làm công tác liên lạc, khi những người lính hỏi cậu bé không sợ à? Thì cậu bé rất khảng khái thể hiện được niềm yêu thích với công việc liên lạc của mình: Thích lắm chú ạ. Và điều khiến cho những người lính khâm phục hơn nữa ở cậu bé này, chính là tinh thần kiên cường, dũng cảm của cậu bé, chú nói ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà. Có lẽ cái “thích” mà cậu bé Lượm nói đến đó chính là cái ý nghĩa cao đẹp của công việc liên lạc mang lại.
Lượm là cậu bé vô cùng vui vẻ, hài hước, trước khi chia tay những người lính, cậu bé đã để tay lên đầu, đứng nghiêm trang và nói “Thôi, chào đồng chí” với khuôn miệng chúm chím nụ cười dễ thương. Có thể thấy dù hồn nhiên, yêu đời nhưng Lượm lúc nào cũng ý thức được nhiệm vụ của mình, bởi công tác liên lạc đòi hỏi sự bí mật, nhanh chóng nên dù vui khi được gặp những người lính thì chú bé cũng đều chủ động nói lời chia tay và tiếp tục lên đường. Nhưng, không khí chiến tranh quá khốc liệt, vì một bức thư “Thượng Khẩn” không thể chậm chễ nên Lượm đã vượt qua mưa bom bão đạn, không để ý đến sự an nguy của bản thân mà muốn nhanh chóng đưa thông tin cho cán bộ, bởi sự tình đang vô cùng cấp thiết.
Nhưng, thật đau lòng thay, viên đạn vô tình, khốc liệt đã gim vào người em, Lượm ngã xuống, miệng vẫn lấp lánh tia cười đầy hồn nhiên. Lượm đã hi sinh dũng cảm cho đất nước nhưng trong tâm thức của người Việt Nam, em luôn bất tử, lúc nào cũng là một cậu bé hồn nhiên, đội chiếc mũ ca nô lệch, miệng huýt sáo vang….
Phiền bé tham khảo hộ cj nhé :(( so sr