Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 vị Hùng vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược, đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khê, hay còn gọi vùng Kẻ Chủ, nay là cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Sau khi dời đô, An Dương vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lại đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cầu đảo bách thần, xin thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, bỗng thấy có một cụ già từ thong thả từ phía Đông đi tới, vua lập tức mời vào và hỏi chuyện. Cụ già nói rằng sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp nhà vua xây thành rồi ra về.
Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà chỉ trong vòng nửa tháng, thành đã được xây xong. Thành có hình trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Sau ba năm, Rùa Vàng từ biệt ra về. An Dương Vương suy nghĩ về việc giữ nước nên chia tay, ông cảm tạ nói: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống?”. Rùa Vàng nghe vậy, tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phát chết hàng vạn tên giặc. Quân Triệu Đà thất bại thảm hại. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang.
Thấy không xâm lược được Âu Lạc bằng cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra âm mưu thâm hiểm khác. Hắn cho con trai Trọng Thủy sang Âu Lạc. Trọng Thủy gặp Mị Châu – con gái yêu của An Dương Vương, hai người đem lòng yêu mến nhau rồi Trọng Thủy cầu hôn. Không chút nghi ngờ, An Dương Vương vui lòng gả con gái cho Trọng Thủy, cho phép hắn được ở rể ngay trong cung.
Trọng Thủy vờ ngạc nhiên như không biết đến nỏ thần, ngỏ ý muốn xem với Mị Châu. Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương, tin tưởng chồng, ngây thơ lấy nỏ cho hắn xem, còn giảng giải cho hắn cấu tạo và cách sử dụng nỏ thần. trở về nước, làm một cái nỏ y hệt rồi quay lại Âu Lạc, nhân lúc An Dương Vương và Mị Châu đã say, lẻn vào đánh tráo.
Một hôm sau đó, Trọng Thủy nói với Mị Châu:
- Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?
Mị Châu ngây thơ đáp:
- Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau.
Trọng Thủy về, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo quân giặc tấn công, cậy có nỏ thần, An Dương vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ. Khi quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.
Hai cha con vội lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng cứ chạy đến đâu quân giặc lại theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương Vương cùng đường bèn kêu lớn: “Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!”. Ngay lập tức, Rùa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mả nói với An Dương Vương rằng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”.
Hiểu ra cơ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu. Nhưng ngay lúc ấy, Trọng Thủy cũng đuổi tới nơi. Thấy Mị Châu gặp nguy hiểm, hắn vội giương cung. Mũi tên xé gió lao đến làm thanh gươm sắp chạm vào cổ Mị Châu rơi xuống đất. An Dương Vương tức giận nhìn Trọng Thủy rồi theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển. Mị Châu khuỵu chân, lặng nhìn theo cha, nước mắt rơi lã chã. Lòng nàng ngập tràn hối hận về sai lầm của mình. Trọng Thủy xuống ngựa, toan đỡ nàng đứng lên. Nhưng Mị Châu bất ngờ cầm lấy thanh gươm dưới chân mình, chĩa thẳng về phía hắn.
Nàng đau đớn chất vấn:
- Tại sao lại dối gạt ta, dối gạt cha, dối gạt bách tính Âu Lạc? Là ta phụ chàng? Hay là cha đối xử tệ bạc với chàng? Cha và ta đều tin tưởng chàng như vậy, cớ sao lại lợi dụng chúng ta? Chàng là hoàng tử một nước, ta cũng là công chúa Âu Lạc. Tại sao phải tìm mọi thủ đoạn xâm chiếm Âu Lạc? Chàng hại ta nước mất nhà tan, biến ta thành kẻ tội đồ của Âu Lạc. Chàng còn muốn đuổi giết tới cùng cha con ta. Tình nghĩa vợ chồng bao lâu hóa ra bạc bẽo đến vậy.
Trọng Thủy nhìn nàng cười chua xót, một chữ cũng không cách nào giải thích. Nàng đối xử với hắn tốt như vậy, hắn lại khiến nàng đau khổ. Hắn nói:
- Mị Châu, giờ nàng đã không còn nơi nào để đi. Theo ta trở về, ta sẽ bù đắp cho nàng mọi lỗi lầm ta gây ra...
- Trở về? Trở về đâu? Mị Châu ta không phải nữ trung hào kiệt, nhưng khí tiết công chúa của một nước ta vẫn có. Âu Lạc đã mất, dân chúng đã nhà tan cửa nát, cha ta còn không rõ sẽ sống như thế nào, ta sao có thể làm như không có chuyện gì mà hưởng thụ? – Nàng ngắt lời Trọng Thủy
Mị Châu lặng người đứng đó, trong mắt nàng lóe lên sự đau đớn nhưng kiên định. Nàng dùng gươm đâm thẳng vào Trọng Thủy đang đứng trước mặt.
- Thù mất nước không thể bỏ qua. Trọng Thủy, nhân duyên hai ta từ nay chấm dứt. Mị Châu là phản đồ, không thể sống. Chàng khiến trăm nghìn bách tính rơi vào cảnh khốn cùng chiến tranh, thù này ta nhất định phải báo. Kiếp sau, hẹn không gặp lại.
Nói đoạn, Mị Châu rút gươm ra tự sát. Trọng Thủy và Mị Châu cùng ngã xuống, máu chảy xuống lòng đại dương...
Tham khảo:
Cứu được vợ rồi, Sọ Dừa rất vui. Hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi ôm lấy nhau. Nhưng khi về đến nhà, Sọ Dừa không đưa vợ ra gặp mặt mọi người mà chàng giấu vợ trong buồng.
Gặp mọi người, chàng tỏ vẻ buồn tủi vì không tìm thấy vợ. Nhìn vẻ mặt buồn rầu của chàng, phú ông và hai cô chị liền đến an ủi chàng. Phú ông nói: "Con à, con đã đỗ trạng nguyên. Giờ đây đáng lẽ vợ chồng con phải vui mừng đoàn tụ, con gái út ta số phận thật hẩm hiu, chẳng chờ được ngày con vinh quy bái tổ. Hẳn dưới suối vàng, nó cũng mừng cho con. Thôi, con hãy bớt đau buồn". Phú ông nhìn con rể mà lòng buồn rười rượi. Ông thấy thương cho con rể và cô con gái út vốn đẹp người đẹp nết. Còn hai cô chị thì đưa mắt nhìn nhau, thầm mừng cho mục đích của mình đã thành công tốt đẹp. Nhưng họ vẫn giả vờ khóc lóc, thương cho cô em mình số phận hẩm hiu và trách Sọ Dừa sao lâu trở về, khiến em gái mình sầu muộn. Nhìn họ khóc lóc mà Sọ Dừa càng thêm ghét. Chàng thấy họ thật đáng sợ. Để cho hai cô chị diễn xong màn kịch của người chị thương em gái thì Sọ Dừa mới gọi vợ từ trong buồng bước ra. Nhìn thấy cô út, hai người chị đờ cả người. Họ tưởng hồn ma cô út hiện về. Họ rú lên. Nhưng cô út từ tốn đi lại: "Các chị đừng sợ. Em đã không chết mà nhờ các thứ chồng em đem cho nên em thoát chết". Phú ông nhìn thấy con gái, mừng rỡ chạy đến, ôm chầm lấy con. Cô út ôm cha thật chặt và nàng kể cho cha nghe âm mưu định cướp chồng của hai chị gái. Nghe xong câu chuyện, Phú ông vô cùng tức giận, định đánh hai đứa con gái lớn nhưng nàng út xin cha tha cho các chị. Trước tấm lòng vị tha và nhân hậu của cô út, hai người chị vô cùng xấu hổ. Họ hứa sẽ thay đổi tính tình.
Từ đó, vợ chồng Sọ Dừa sống hạnh phúc. Ít lâu sau, cô út sinh hạ được một đứa con trai. Từ đó, ngôi nhà của Sọ Dừa lúc nào cũng đầy ắp tiếng nói, tiếng cười.
tham khảo
Ngày ấy, sau khi hai cô chị bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sọ Dừa quyết định sẽ xây dựng một cuộc sống yên ấm thanh bình. Sọ Dừa trả lại triều đình ấn tín xin về quê cày ruộng. Vợ chồng nhờ làm ăn chăm chỉ nên chẳng mấy chốc gia đình đã có của ăn của để.
Đã được hơn chục năm, chẳng ai trong làng còn nhắc đến những chuyện ngày xưa. Bà mẹ Sọ Dừa đã mất nhưng vợ chồng chàng đã có thêm hai đứa con ngoan. Nhà cửa khang trang, sạch sẽ, cuộc sống yên bình đúng như mong ước của Sọ Dừa và cô út.
Một ngày kia, vợ chồng Sọ Dừa đi chợ mua thêm con lợn nái. Ở nhà chỉ còn hai đứa trẻ con đang nghịch ngợm lung tung ở ngoài vườn. Chợt hai đứa trẻ thấy mấy chú chó nhà sủa vang ngoài ngõ. Tưởng ai, hai anh em chúng chạy ra. Ô! Thì ra đó là một người ăn xin. Nhưng chưa kịp cất lên một lời nào, người ăn xin với bộ dạng rách bươm đã ngã lăn xuống đất. Thằng bé lớn lay mãi không thấy người kia dậy bèn sợ hãi cùng đứa em chạy thẳng vào nhà đóng then cửa lại. Đúng lúc đó, hai vợ chồng chàng Sọ Dừa về. Thấy một người ăn xin nằm bất tỉnh ở cổng nhà mình, Sọ Dừa bèn sai vợ mang nước và thức ăn ra vì chàng đoán chắc người kia lả đi vì đói. Quả nhiên ngay sau khi ăn xong, người ăn xin tỉnh táo như thường. Sọ Dừa toan cho người nọ mấy đồng để người ta còn đi xin nơi khác thì người ăn xin bỗng nhiên sụp lạy trước mặt hai vợ chồng chàng:
- Cô chú không nhận ra chị hay sao?
- Chị là...? Cô út ngập ngừng.
- Là chị hai của em đây mà!
- Ôi! Trông chị khác quá, em không thể nào nhận ra được.
- Chị nghĩ mình không thể chạy trốn cả đời này được nên hôm nay trở về đây để nhận lỗi cùng cô chú. Mong được cô chú thứ tha, sau rồi dù có chết chị cũng cam lòng.
- Thôi chuyện đã qua, chị nhắc lại làm gì. Thế còn chị cả đâu?
- Hai chị đi đâu cũng bị mọi người hắt hủi và chẳng làm được việc gì. Đến đi ăn xin cũng không biết và cũng chẳng ai cho vì họ thấy mình khỏe mạnh. Không chịu được đói rét, chị cả đã bỏ mạng trên đường trở về rồi.
Nghe chuyện, vợ chồng Sọ Dừa rất đau lòng. Hai vợ chồng bèn giữ chị hai ở lại phục thuốc cho khỏi bệnh, lại có lời cho chị xin lỗi toàn thể dân làng. Cùng lúc đó, phú ông đổ bệnh rồi mất, vợ chồng Sọ Dừa giao cho chị hai cai quản dinh cơ của phú ông và lo việc cúng tế tổ tiên. Thế là từ đó vợ chồng Sọ Dừa cùng cô chị độc ác nhưng xấu số sống tới tận lúc về già.
VD như là Thủy Tinh tức giận vì thua Sơn Tinh, trở về thủy cung, chàng chẳng ăn j cả, chỉ bt uống rượu, thấy lo cho con nên mẹ Thủy Tinh thúc giục con đi báo thù, lấy Mị Nương về làm dâu cho bà nên năm nào Thủy Tinh cx dâng nc đánh ST nhưng lần nào cx thất bại trở về.
Mk nghĩ vậy thui chứ chẳng hay lắm đâu nha!!!!!!!!!
- Truyện Quả bầu mẹ của dân tộc Khơ mú có đoạn kể rằng: “ít lâu sau người em có mang, đến bảy năm, bảy tháng, bảy ngày mới sinh ra được một quả bầu. Người chồng định đập đi, nhưng vợ tiếc đem gác lên bếp. Nhiều lần đi làm nương về, nghe trong nhà có tiếng cười nói lao xao. Một hôm người chồng trèo lên gác bếp áp tai vào quả bầu nghe ngóng thì thấy có tiếng ầm ĩ liền mang xuống định lấy dao bổ ra. Người vợ sợ thế chặt phải con, bảo chồng lấy que đốt cho nhọn đầu đế dùi. Khi dùi thủng quả bầu, người Khơ mú chui ra được. Người chồng ưng bụng quá bèn khoét lỗ cho rộng ra: Người Thái, người Tày, người Lự theo nhau chui ra. Người chồng thích quá, liền lấy củi đập vỡ quả bầu: người Lào, người Kinh (tức người Việt) ra tiếp. Người Khơ mú vì ra đầu tiên, bị dính muội than quả bầu nên da ngăm ngăm đen. Người Kinh ra sau cùng nên da trắng. Em út hết đất phải đi xa, xuống tận vùng đồng bằng, con nước dựng bản lập mường sinh cơ lập nghiệp”.
- Ý nghĩa của chung của 2 truyện là : Giải thích nguồn gốc của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
- Chia con: đều chia các con đi nơi khác nhau để dựng nước, lập nghiệp
- Hai truyện giống nhau: Khẳng định mối quan hệ huyết thống, tình anh em ruột thịt trong đại gia định các dân tộc Việt Nam (Các dân tộc cùng sinh ra từ một bọc, một quả bầu, cùng cha, cùng mẹ). Hai truyện đều giải thích về đề cao tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em, giữa nhân dân sông ở các vùng, miền của đất nước ta.
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
Tham khảo nha :
Sau khi vua chết, nhân dân được nhờ, đất nước được hưởng thái bình. Mã Lương bay lên trời hóa kiếp làm thần tiên. Và cứ đúng ngày đấy, hàng năm cậu lại trở về làng diệt trừ kẻ ác, giúp người dân nghèo. Người dân rất vui sướng và biết ơn cậu nên đã tôn cậu làm : " Cây bút thần "
Chúc bạn học tốt !
DÀN BÀI
Mở bài:
+ Lí Thông tự giới thiệu về mình (trước đây là người nhưng hiện giờ đang là một con bọ hung xấu xí).
+ Gợi ra nguyên nhân dẫn đến bi kịch của mình.
Thân bài:
+ Lí Thông gặp Thạch Sanh, những toan tính của Lí Thông và việc hai người kết nghĩa, lời thề của Lí Thông.
+ Chuyện Thạch Sanh ở nhà Lí Thông: dốc sức làm việc cho mẹ con Lí Thông.
+ Chuyện con chăn tinh trong vùng và những mưu toan của Lí Thông dẫn đến hành động lừa Thạch Sanh đi canh miếu.
+ Chuyện Lí Thông và mẹ đang ngủ thì Thạch Sanh về gọi cửa - tâm trạng sợ sệt hốt hoảng tưởng hồn Thạch Sanh về đòi mạng chuyển sang những toan tính rất nhanh khi biết Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh dẫn đến hành động lừa Thạch Sanh bỏ đi.
+ Chuyện Lí Thông đem đầu mãng xà đi lãnh thưởng, được hưởng vinh hoa phú quý; những suy nghĩ của Lí Thông về Thạch Sanh (ngu ngốc).
+ Chuyện công chúa bị đại bàng bắt đi, Lí Thông phải tìm công chúa, tâm trạng và suy nghĩ của Lí Thông dẫn đến kế tìm Thạch Sanh.
+ Chuyện Thạch Sanh tìm và cứu được công chúa; Lí Thông lấp cửa hang hãm hại Thạch Sanh cướp công cứu công chúa rồi được lãnh thưởng; công chúa bị câm.
+ Nhận được tin Thạch Sanh bị bắt giam vì tội ăn trộm vàng bạc, Lí Thông vừa kinh ngạc (vì Thạch Sanh còn sống) vừa vui mừng (vì Thạch Sanh bị khép vào trọng tội).
+ Chuyện Thạch Sanh được tiếng đàn minh oan, công chúa nói được; Lí Thông bị trừng phạt đúng như lời thề năm xưa.
+ Thạch Sanh lấy công chúa, được làm vua và hưởng hạnh phúc lâu bền.
Kết bài:
Những suy nghĩ về tình cảm anh em, về triết lí "ác giả ác báo" của nhân dân ta.
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.
Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.
Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.
Giúp e soạn cái kết khác cho truyện quả bầu tiên với ạ, e bị làm bài ktra, em cảm ơn nhiều ạ
Ai giúp e với huhu