K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

GÁNH MẸ

Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...

                                                       (Quách Beem)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

 

Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?

 

Câu 3. (2,0 điểm) Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

-

Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?

hép mi pờ li !!!!

2
19 tháng 4 2022

e cop hết nguyên cái đề vào luôn à

19 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Biểu cảm

Câu 2: Em hiểu từ "gánh" là:

  Người con đã xúc động khi biết nỗi vất vả ,khó nhọc của người mẹ .Nên người con đã muốn gánh cho cả đời của người mẹ

Câu 3:

BPTT:Nhân hóa

Câu 4:

Thông điệp:

mẹ là người mà đã vất vả , nuôi nấng chúng ta thành người .Nên chúng ta phải biết quan tâm,giúp đỡ để đền đáp mọi công ơn lớn lao cao cả đó của mẹ.

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dướiGÁNH MẸCho con gánh mẹ một lần,Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.Cho con gánh mẹ đầu non,Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...Ngày xưa mẹ gánh à ơi!Con xin gánh lại những lời mẹ ru.Đường đời sương gió mịt mù,Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...Để con gánh mẹ đừng can,Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?Cho con gánh cả tháng...
Đọc tiếp

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

GÁNH MẸ

Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời...
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan...
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con... gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con...

                                                       (Quách Beem)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

 

Câu 2. (1,0 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “gánh” trong đoạn trích là gì?

 

Câu 3. (2,0 điểm) Tìm, gọi tên và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn trích.

-

Câu 4. (2,0 điểm) Thông điệp mà đoạn trích trên gửi đến chúng ta là gì?

II.Viết (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

Câu 2. (10,0 điểm)

Hãy kể lại giấc mơ gặp và trò chuyện cùng Thánh Gióng. Trong cuộc đối thoại, Thánh Gióng đã khuyên em cần phải làm thế nào để trở thành tráng sĩ? 

2
8 tháng 3 2022

Câu 1. Biểu cảm

Câu 2. gánh ở đây nghĩa là chăm sóc, chăm lo, bảo vệ cho một ai đó.

Câu 3.  + Điệp ngữ: Cho con gánh .... (Thể hiện rõ sự hiếu thảo, tình yêu thương của tác giả với người mẹ của mình)

         + Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu 

         + Hoán dụ:Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai

  -> Tác dụng: Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người con đối với người mẹ.

8 tháng 3 2022

Câu 1: Biểu cảm

Câu 2: Gánh nghĩa là chăm sóc, chăm lo, bảo vệ cho một ai đó.

Câu 3: 

+ Điệp ngữ: Cho con gánh .... (Thể hiện rõ sự hiếu thảo, tình yêu thương của tác giả với người mẹ của mình)

+ Ẩn dụ: biển trời, lời ru, thân cò lặn lội, bông hồng, bông hiếu 

+ Hoán dụ:Gánh mẹ đầu non, gánh à ơi, gánh tháng dài, gánh đôi vai

 =>Tác dụng: Thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người con đối với người mẹ.

3 tháng 6 2023

 Đoạn thơ " Cho con gánh mẹ một lần " trong bài " Gánh mẹ " của nhà văn Trương Minh Nhật khiến cho bao độc giả dù con tim sắt đá như thế nào cũng phải rơi nước mắt. Chỉ với một hình ảnh người mẹ thôi, tôi cũng đủ nhận thấy rằng hình ảnh một đấng sinh thành với tình cảm dành cho con và trách nhiệm của Người được ngòi bút tài tình của ông miêu tả rất sâu sắc. Đoạn thơ mở đầu đã truyền tải cho tôi một thông điệp rất ý nghĩa, rằng con cái cần phải biết cảm ơn người mẹ, người đã luôn đồng hành với họ trong suốt cả cuộc đời. Hình ảnh người mẹ tần tảo gánh người con khiến tôi nhận thức thêm về tình cảm, sự hy sinh và nghĩa vụ của mẹ. Tôi cảm nhận được rõ sự đau khổ mà mẹ đã chịu đựng để nuôi dưỡng con khôn lớn. Đoạn thơ kết thúc với câu " Cả lòng mẹ đã gánh con một đời " đã khiến tôi rơi vào sự xúc động, sự cảm thông đối với người mẹ. Đó là một lời nhắn nhủ cực kì ý nghĩa, ghi nhận sự đau khổ và nghĩa vụ to lớn của người mang nặng đẻ đau. Đây đồng thời là một trong những bài thơ tuyệt vời nhất mà tôi từng đọc, truyền tải một thông điệp cảm động về tình mẹ con và trách nhiệm của con cái đối với người mẹ ấy. 

BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là...
Đọc tiếp

BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
    “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.”
    Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành.”
                                                                   (Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong câu văn sau và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh đó.
     “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành”.
Câu 4. Từ đoạn trích cùng hiểu biết của mình, em thấy biển, đảo nước ta có đặc điểm gì? Mỗi chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ biển đảo? Viết đoạn văn khoảng 5 câu.

 

0
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ,Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!                (Khuyết danh)Câu 1: Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì? Nêu phương thức...
Đọc tiếp

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!

                (Khuyết danh)

Câu 1: Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2: Cho biết đoạn thơ trên thể hiện tình cảm nào?

Câu 3: Từ tình cảm đó, đoạn thơ gửi đến chúng ta thông điệp gì?

 Câu 4: Hãy cho biết từ “mắt” trong câu thơ sau là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển: “Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!”. Đặt 1 câu có từ “mắt” khác với nghĩa của từ “mắt” trong câu thơ trên?

2
13 tháng 3 2022

1. Thể thơ tự do. PTBĐ chính: biểu cảm

2. Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn cha mẹ.

3. Đoạn thơ gửi gắm đến thông điệp hãy biết ơn công lao to lớn của cha mẹ, yêu thương, quan tâm cha mẹ.

4. Từ "mắt" được sử dụng với nghĩa gốc. Câu: Quả na này đã mở mắt. (nghĩa chuyển)

13 tháng 3 2022

biết mỗi câu 2: thể hiện tình cảm của người mẹ và người cha sầu lắng, biển rộng mệnh mông bát ngát, tình yêu mến; thương cảm của bậc làm cha mẹ thiêng liêng vô cùng, người đàn bà tần tảo thức đêm zậy sớm để nuôi con ăn học để lớn lên làm người có ích, cha mẹ gáng vác hy sinh chỉ để người con lớn khôn và không mong âu báo đáp gì nhiều, mong sao con khỏe mạnh, mong phút dây con khôn lớn....

(sợ sai)

LỤC BÁT YÊU THƯƠNG Thơ Dạ Quỳnh Cho con về lại ngày xưa Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa Vai gầy gánh buổi chợ trưa Áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô. Ngoài đồng con diếc, con rô Bóng cha đổ xuống những bờ mương xanh Bao nhiêu hoa trái ngọt lành Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con. Nửa đời chưa đủ vuông tròn Mẹ ơi! Má thắm môi son phai màu Vệt thời gian thẳm hằn sâu Mẹ ơi! con sợ bể dâu cuộc đời....
Đọc tiếp
LỤC BÁT YÊU THƯƠNG Thơ Dạ Quỳnh Cho con về lại ngày xưa Tìm hình dáng mẹ nắng mưa bốn mùa Vai gầy gánh buổi chợ trưa Áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô. Ngoài đồng con diếc, con rô Bóng cha đổ xuống những bờ mương xanh Bao nhiêu hoa trái ngọt lành Cơm cha, áo mẹ kết thành đời con. Nửa đời chưa đủ vuông tròn Mẹ ơi! Má thắm môi son phai màu Vệt thời gian thẳm hằn sâu Mẹ ơi! con sợ bể dâu cuộc đời. Ngoài kia rộng lớn biển khơi Chẳng bằng cha mẹ... đất trời yêu thương.

câu 10:tìm những chi tiết nói về người mẹ trong bài thơ.qua đó em thấy người mẹ là người như thế nào?

chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuận trong hai câu thơ sau:

                                          ngoài kia rộng lớn biển khơi

                                  chẳng bằng cha mẹ... đất trời yêu thương.

2
CM
22 tháng 12 2022

Chi tiết nói về người mẹ: vai gầy gánh buổi chợ trưa, áo nâu ướt đẫm chẳng chừa chỗ khô, áo mẹ kết thành đời con, má thắm môi son phai màu, vệt thời gian thẳm hằn sâu. =>  Người mẹ hiện lên với dáng vẻ lam lũ, vất vả cùng sự hi sinh trời bể dành cho con.

BPNT so sánh: so sánh "ngoài kia rộng lớn biển khơi" - "cha mẹ... đất trời yêu thương".

Tác dụng:

- Giúp cho sự diễn đạt trở nên giàu hình ảnh.

- Nhấn mạnh tình yêu thương bao la cha mẹ dành cho con.

- Thấy được sự kính trọng, biết ơn người con dành cho cha mẹ.

23 tháng 12 2022

tính hợp lý nếu có thể A=1.2+2.3+...+(2013.20.19)-1^2+2+3^2+...+2013^2

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 2 2019

Tác giả đã sử dụng phép so sánh và nhân hóa để cất lời ca đầy tự hào về Việt Nam. Việt Nam đã trở thành mảnh đất nuôi dưỡng người con anh hùng, là bà mẹ bao dung nuôi lớn mỗi người bằng nguồn sữa mát. Đất nước dù trải qua bom đạn và những cuộc kháng chiến ác liệt mà vĩ đại nhưng vẫn luôn ánh lên sức mạnh, sự hi sinh để mỗi con dân được trưởng thành... Biện pháp tu từ đã làm hữu hình hóa một khái niệm trừu tượng là đất nước. Khiến khái niệm "đất nước" trở nên thiêng liêng và sâu sắc hơn.