Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Kể tóm tắt truyện Bức tranh cùa em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Trả lời:
Chuyện kể về hai anh em Kiều Phương. Anh trai bực minh vì em gái hay nghịch bẩn, bừa bãi. Kiều Phương bí mật học vẽ, tài năng hội hoạ của bé được bất ngờ phát hiện. Người anh buồn, coi thường, ghen tị và trở nên gắt gỏng với em vô cớ bởi thấy mình thua kém em. Em gái thành công trong cuộc thi tranh, cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của em. Đứng trước bức tranh của Kiểu Phương, người anh hối hận vô cùng.
Câu 2: Đọc kĩ truyện rồi trả lời các câu hỏi:
a) Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
b) Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
a) Nhân vật chính trong truyện là người anh. Vi tác giả muốn thể hiện chủ để sự ăn năn, hối hận để khắc phục tính ghen ghét, đố kị trong tình bạn, tình anh em.
Truyện được kể theo lời nhân vật người anh. Việc lựa chọn ngôi kể như vậy rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.
Câu 3: Em hãy cho biết:
a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến iúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.
b) Vì sao khi tài nãng hội hoạ ở em gái minh được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?
c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “ Anh trai tôi ” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Trá lời:
a) - Thoạt đầu khi thấy em gái thích vẽ và mày mò tự chế tạo màu vẽ, người anh rhi coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng con mắt' kẻ cả, không rần để ý đến việc Mèo con đã vẽ những gì.
- Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh cảm thấy buồn. Cậu u thất vọng về mình vì không tìm thấy ở mình một tài năng nào cả và cảm thấy T.ình bị cả nhà lãng quên. Từ đó cậu nảy sinh khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và L~.ông thể thân với em như trước nữa.
- Khi lén xem những bức tranh do em gái vẽ, người anh thầm cảm phục tài năng rũa em gái mình.
- Khi đứng trước bức tranh được tặng giả Nhất của em gái, tâm trạng của anh đi ngạc nhiên đến hãnh diện, rồi xấu hổ.
b) Khi tài năng của em được phát hiện, người anh lại cảm thấy không thể thân với như trước nữa vì người anh thấy tự ái và mặc cảm, tự ti khi thấy người khác có năng nổi bật hơn mình.
c) Khi đứng trước bức tranh của em gái người anh thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng bởi đó là bức tranh vẽ chính mình qua cái nhìn của em gái: Trong tranh một chú bé ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chì sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa Trong phút chốc, tâm trạng của cậu đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện xấu hổ. Cậu thấy mình hiện ra với những nét đẹp trong bức tranh của em gái. Còn xấu hổ là vì thấy mình không xứng với bức tranh.
Câu 4: Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ... lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ như thế nào về nhân vật người anh?
Trá lời:
Câu nói trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, sự ăn năn, sám hối, bị thuyết phục, tự thức nhận về bản thân, về em gái.
Người anh đáng trách nhưng cũng đáng cảm thông vì những tính xấu chỉ là nhất thời. Sự hối hận, day dứt nhận ra tài năng, quan trọng hơn, nhận ra tâm hồn trong sáng nhân hậu của em gái chứng tỏ cậu cũng là một người biết sửa mình, muốn vươn lên, biết được tính ghen tị là xấu xa.
Câu 5: Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến e cảm mến nhất ở nhân vật này?
Trả lời:
Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm tro sáng và có lòng nhân hậu.
Điều làm em cảm mến nhất ở Kiều Phương chính ỉà tinh cảm trong sáng, tốt đẹp giành cho người anh
Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Câu 1: Tóm tắt
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
Câu 2:
a. Nhân vật chính là người anh và Kiều Phương. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác. Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện.
b. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh.
Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.
Câu 3:
a. Diễn biến tâm trạng của người anh:
- (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ: Người anh rất tò mò và hiếu kì: "Tôi bắt gặp: Tôi quyết định bí mật theo dõi ..."
- (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém cỏi của mình.
- (3) Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân.
b. Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì:
Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
Anh cảm thấy ghen tị với em.
Những lý do đó mà cho anh ta "gắt um lên", "khó chịu" hay "quát mắng". Và những điều này lại làm cho anh ta thêm xa lánh em.
c. Tâm trạng "ngỡ ngàng" là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt "tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ"; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.
Câu 4:
Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.
Câu 5:
Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).
- Tài năng:
Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ.
Chú Tiến Lê thẩm định cao.
Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.
Bức tranh được giải nhất quốc tế.
- Lòng độ lượng và nhân hậu:
Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.
Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.
Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.
Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.
1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:
- Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an
- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng
⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn
• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:
- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.
- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng
⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”
⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội
2. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
• Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa
- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu
- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vướng vít cũng nhanh tan, để lại sự rã rời
⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận
• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề
- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:
+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua
+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người
- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.
3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương
- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:
+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu
+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”
+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh
+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt
⇒ Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng
⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người
4. Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
• Câu 7:
- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm
- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân
⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.
• Câu 8:
- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn
- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ
- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn
⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con
⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ
Bi kịch của người phụ nữ trong bài thơ "Tự tình II" là :
Bi kịch tình duyên trắc trở long đong, chịu kiếp sống lẻ mọn. Đồng thời người phụ nữ trong bài cũng giống như bao người phụ nữ khác trong xã hội, tuổi xuân trôi đi trong vô nghĩa , bị trói buộc vào những lề thói phong kiến
Bài viết tham khảo
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông có một kho tàng truyện ngắn hấp dẫn đề cập đến nhiều chủ đề về cuộc sống và thiên nhiên. Một trong số đó là truyện ngắn “Muối của rừng” viết năm 1986. Tác phẩm này mô tả cuộc chiến giữa thiện và ác, đồng thời truyền tải một cách đẹp đẽ lòng trắc ẩn và sự lương thiện. Đồng thời, tác phẩm cũng cho người đọc nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thông qua vấn nạn mang tính thời sự - săn bắn thú rừng hoang dã ở nước ta.
Thông qua hành trình đi săn của ông Diểu từ khi trở vào rừng đến khi về nhà, người đọc thấy được cuộc chuyển biến nội tâm đầy sâu sắc của ông, khi tìm lại được nhân bản, tính người thiện lương mà trước nay bị vùi lấp. Nguyễn Huy Thiệp đã khắc họa rất chân thực nỗi đau đớn, thống khổ của loài vật trước sự tác động của con người. Hình ảnh cuối truyện là hình ảnh đẹp nhất để khép lại cuộc hành trình nhận thức của ông Diểu. Đó là khi ông bắt gặp loài hoa tử huyền - loài cây chỉ nở hoa 30 năm một lần, chứng tỏ rừng kết muối là vùng đất yên bình. Khi con người có lòng trắc ẩn, biết làm việc thiện việc tốt thì sẽ gặp được may mắn. Thiên nhiên là hình ảnh phản ánh thái độ của con người đối với cuộc sống. Nếu con người biết bảo vệ và yêu thiên nhiên thì thiên nhiên sẽ mang đến cho họ rất nhiều tài nguyên.
Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.
Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.
Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
Như vậy, "Muối của rừng" là một tác phẩm hoàn hảo để con người nhận thức lại vị thế của mình trên bàn cân: con người - thiên nhiên. Tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về giá trị chân chính của thiên nhiên - đánh thức nhân tính. Một tác phẩm nhắn nhủ con người phải luôn bảo vệ, nâng niu, che chở cho thiên nhiên.
- Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vì:
+ Mở bài đã nêu ra được vấn đề xã hội cần bàn luận.
+ Thân bài: đã trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết.
+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.
Đầu tiên, chất thép trong bài thơ “Chiều tối” là ý chí kiên cường, bất khuất, sự tự tin và niềm kiêu hãnh, luôn lạc quan tin tưởng vào mục tiêu của người chiến sĩ cách mạng. Còn chất tình trong “Chiều tối” là những cảm xúc, tình cảm, rung động của thi nhân trước cái đẹp của tạo vật, của tình người.
/HT\
Văn bản | Tình huống/ sự kiện | Nét nổi bật trong tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều |
Trao duyên | Sau khi quyết định bán mình chuộc cha, Thúy Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân thay mình lấy Kim Trọng. | Thúy Kiều đau đớn, dằn vặt vì tình yêu lỡ làng, phiền lụy đến Thúy Vân và phụ lòng Kim Trọng. |
Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh | Thúy Kiều buộc phải hầu rượu, hầu đàn vợ chồng Hoạn Thư – Thúc Sinh trong tình cảnh trớ trêu, tủi nhục. | Bị hạ nhục, Thúy Kiều bẽ bàng, đau đớn và tủi nhục đến cùng cực, ngây dại. |
- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.
- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.
- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.
- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.
1. Hai câu đầu khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng. Thời gian: đêm khuya. Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. Đêm khuya buồn và vắng. “Trống canh dồn” gợi vẻ tĩnh lặng của không gian và sự trôi chảy gấp gáp của thời gian. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. Cái đối với nước non đã nhỏ nhoi lắm rồi lại thêm “cái” như một sự xác đinh, như sự đóng đinh cái lẻ loi vào nền không gian trải rộng. Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.
2. Hai câu 3 - 4 trực tiếp thể hiện tâm trạng. Đó là tâm trạng buồn không lối thoát. Nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải thoát mình khỏi nỗi cô đơn. Nhưng hương rượu lại càng làm cho người tỉnh táo hơn. Tỉnh và nhận ra sự thật phũ phàng: hạnh phúc không vẹn tròn. Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện nỗi cay đắng. Nó khiến người ta liên tưởng đến cảnh ngộ của người phụ nữ bị rơi vào cảnh ngộ duyên phận lỡ làng. Người phụ nữ ấy không chấp nhận thực tại và vẫn khát khao hạnh phúc.
3. Hai câu 5 - 6 mang đậm cá tính của Hồ Xuân Hương. Hai hình ảnh thiên nhiên rất dữ dội thể hiện sự bức bối trong tâm trạng và khát khao phá vỡ những lối mòn quen thuộc của cuộc sống để được tự do. Lối đảo ngữ cùng với những động từ mạnh và gợi cảm thể hiện rõ hơn nỗi khát khao hạnh phúc, giải thoát khỏi cô đơn của nhân vật trữ tình.
4. Hai câu kết bỗng nhiên chùng xuống. Dường như mọi cố gắng đều vô ích. Sự thật vẫn là sự thật. Tâm trạng được trực tiếp bộc lộ. Thời gian vô tình cứ trôi chảy, xuân của tự nhiên qua đi rồi trở lại nhưng xuân của người thì không. Câu thơ cuối phản phất sự cay đắng chua xót của người phụ nữ bất hạnh, có những cuộc tình duyên không trọn vẹn đủ đầy.
5. Trong Tự tình, nhà thơ đã dùng nhiều từ ngữ và hình ảnh gây ấn tượng mạnh, đó là các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc với sắc thái đặc tả mạnh, như các động từ dồn, trơ, xế, đâm toạc, xiên ngang, đi, lại lại, san sẻ..., các tính từ say, tỉnh, khuyết, tròn… Các từ ngữ này có khả năng biểu lộ chính xác và tinh tế trạng thái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là sự cô đơn, là khát khao được sống, được hạnh phúc. Tâm trạng uất ức bị dồn nén dường như được thoát ra, trải ra cùng những hình ảnh, những từ ngữ táo bạo ấy.