K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Guy đơ Mô-pa-xăng ( 1850-1893) là nhà văn Pháp. Ông là tác giả của hơn 300 truyện ngắn nổi tiếng là truyện "Viên mỡ bò" và một số tiểu thuyết khác như " Một cuộc đời", " Ông bạn đẹp",..

2. Tác phẩm

Tóm tắt : Chị Blăng - sốt bị một người đàn ông lừa dối nên sinh ra Xi - mông. Xi - mông đến lớp bị các bạn khác trêu là không có bố. Em vô cùng đau khổ và định tự tử. Phi-líp một bác thợ rèn, gặp em, muốn giúp em nên đã hữa sẽ cho em một ông bố. Không ngờ Xi - mông tin tưởng và dẫn về gặp mẹ. Trước yêu cầu tha thiết của Xi - mông, bác Phi lip phải nhận làm bố để Xi - mông yên lòng. Từ việc đùa an ủi Xi - mông, Phi Lip nghiêm túc cầu hôn chị Blăng - sốt và họ trở thành một gia đình hạnh phúc.

Đoạn trích là đoạn giữa của tác phẩm khi Blăng - sốt định tự tử và gặp Phi lip rồi bác dẫn Blăng - sốt  về nhà nhận làm bố em

II. Trả lời câu hỏi

1. Đoạn văn trích chia làm 4 phần

- Phần đầu : Nỗi tuyệt vọng của Xi - mông

- Phần thứ 2 : Phi - líp gặp  Xi - mông và hứa  cho em một ông bố

- Phần thứ 3 : Phi líp đưa Xi - mông về nhà trả cho chị Blăng - sốt và nhận làm bố của em

- Phần thứ 4 : Xi - mông đến trường tin tưởng nói với các bạn rằng bố em là Philip

2.  Xi - mông đau đớn vì em bị các bạn chê là không có bố. Tất cả các bạn đều có bố. Riêng  Xi - mông thì không. Em đau đớn đến mức định ra bờ sông để tự tử. Nhưng cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai ý định đó. Tuy vậy, em vẫn vô cùng đau khổ. Nhà văn diễn tả em khóc rất nhiều. Nghĩ đến mẹ, em lại khóc, em đọc kinh nhưng không  đọc được vì những cơn nức nở lại kéo đến, em chỉ khóc hoài. Về nhà, em lại òa khóc và nói em không bị lạc đường mà muốn nhảy xuống sông vì không có bố.

Nỗi đau khổ còn thể hiện ở giọng nghẹn ngào, mắt đẫm lệ khi 

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Guy đơ Mô-pa-xăng ( 1850-1893) là nhà văn Pháp. Ông là tác giả của hơn 300 truyện ngắn nổi tiếng là truyện "Viên mỡ bò" và một số tiểu thuyết khác như " Một cuộc đời", " Ông bạn đẹp",..

2. Tác phẩm

Tóm tắt : Chị Blăng - sốt bị một người đàn ông lừa dối nên sinh ra Xi - mông. Xi - mông đến lớp bị các bạn khác trêu là không có bố. Em vô cùng đau khổ và định tự tử. Phi-líp một bác thợ rèn, gặp em, muốn giúp em nên đã hữa sẽ cho em một ông bố. Không ngờ Xi - mông tin tưởng và dẫn về gặp mẹ. Trước yêu cầu tha thiết của Xi - mông, bác Phi lip phải nhận làm bố để Xi - mông yên lòng. Từ việc đùa an ủi Xi - mông, Phi Lip nghiêm túc cầu hôn chị Blăng - sốt và họ trở thành một gia đình hạnh phúc.

Đoạn trích là đoạn giữa của tác phẩm khi Blăng - sốt định tự tử và gặp Phi lip rồi bác dẫn Blăng - sốt  về nhà nhận làm bố em

II. Trả lời câu hỏi

1. Đoạn văn trích chia làm 4 phần

- Phần đầu : Nỗi tuyệt vọng của Xi - mông

- Phần thứ 2 : Phi - líp gặp  Xi - mông và hứa  cho em một ông bố

- Phần thứ 3 : Phi líp đưa Xi - mông về nhà trả cho chị Blăng - sốt và nhận làm bố của em

- Phần thứ 4 : Xi - mông đến trường tin tưởng nói với các bạn rằng bố em là Philip

2.  Xi - mông đau đớn vì em bị các bạn chê là không có bố. Tất cả các bạn đều có bố. Riêng  Xi - mông thì không. Em đau đớn đến mức định ra bờ sông để tự tử. Nhưng cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai ý định đó. Tuy vậy, em vẫn vô cùng đau khổ. Nhà văn diễn tả em khóc rất nhiều. Nghĩ đến mẹ, em lại khóc, em đọc kinh nhưng không  trả lời bác Phi líp, ở giọng nói luôn ngắt quãng xen những tiếng nấc buồn tủi

3. Chị Blăng - sốt là một phụ nữ tốt. Ngôi nhà của chị là một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ. Một mình chị chịu đựng để nuôi Xi - mông khôn lớn. Thái độ của chị với bác Phi líp là một thái độ nghiêm túc, đúng mực. Chị vô cùng thương con khi nghe con khóc vì chuyện không có bố, chị đã đỏ mặt ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi.

4. bác Phi - líp khi gặp Xi - mông thì mìm cười vì chuyện em nói không có bố. Chỉ vì muốn an ủi em nên đã nói rằng người ta sẽ cho Xi - mông một ông bố. Trên đường đưa Xi - mông về nhà, bác nghĩ rằng mẹ của chú bé đã có một tuổi xuân lầm lỡ thì rất có thể lại lỡ lầm. Nhưng khi nhìn thấy chị Blăng - sốt thì bỗng bác tắt nụ cười và trở nên lúng túng, e dè, nói năng ấp úng. Khi đối đáp với Xi - mông, bác coi như một chuyện đùa, nhận làm bố em. Nhưng chính sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi - mông  đã làm cho Phi - líp cảm mến em. Hành động nhấc bổng em lên và hôn vào hai má em chứng tỏ điều đó. Diễn biến tâm trạng của bác Phi-lip vừa phức tạp, vừa bất ngờ

 

4 tháng 4 2017

s kh cop dc

1 tháng 3 2022

●    Xi-mông là cậu bé độ 7-8 tuổi, có hoàn cảnh đáng thương và thường bị lũ bạn trêu chọc vì không có bố.

●    Xi-mông định ra bờ sông tự tử nhưng trước cảnh đẹp của bầu trời, nỗi nhớ mẹ khiến em khóc và không thực hiện được ý định.

●    Khi gặp bác Phi- líp em đã trút hết nỗi lòng, mắt đẫm lên, cảm giác buồn tủi. Đó là sự bất lực, tuyệt vọng của đứa trẻ.

●    Khi gặp mẹ, em òa khóc, đau đớn.

●    Khi bác Phi- líp đồng ý làm bố, em vui mừng phấn khích.

●    Hôm sau gặp bạn bè, em đã không còn sợ chúng trêu vì em biết bây giờ mình đã có bố.

1 tháng 3 2022

Cái này nếu tk thì phải ghi vào nhé

25 tháng 4 2018

Truyện ngắn Bố của Xi-mông của nhà văn Pháp Mô-pa-xăng đã khắc họa thành công tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện là Xi-mông, bác Phi-lip và chị Blăng-sốt, qua đó tác giả nhắc nhở chúng ta lòng yêu thương con người.

Nhà văn viết truyện ngắn theo trình tự sự việc, qua từng sự việc đó, các nhân vật thể hiện tâm trạng và tính cách của mình. Trong truyện ngắn, mỗi nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng giữa họ có một điểm chung là tình cảm của họ dành cho nhau rất chân thành.

Xi-mông là em bé có hoàn cảnh éo le. Em không có bố, em lớn lên trong sự dạy dỗ của mẹ mà thiếu tình thương của bố. Đến khi đi học, ngày đầu tiên em đến trường đã bị sự chế giễu của bạn bè. Hoàn cảnh đó đã làm em tuyệt vọng và em quyết tìm đến cái chết. Tuy nhiên, cũng như bao đứa trẻ khác, em là người ham chơi đến nỗi quên mất ý định ban đầu của mình. Ra bờ sông để tự tử, thấy cảnh đẹp, thấy chú nhái xanh, em quên mất ý định tự tử của mình và vui với những trò hấp dẫn. Nhưng chợt nhớ lại ýnghĩa ban đầu, em buồn bã khóc, khóc hoài. Trong đầu em lúc đó không thể nghĩ ra điều gì, không thể nào nghĩ ra cách để em có bố. Gặp bác Phi­lip và bác hứa cho em một người bố, em như quên tất cả và vui vẻ theo bác về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó. Tính cách trẻ con của Xi- mông được tác giả khắc họa rất thành công, nó vừa thể hiện được sự ngâythơ nhưng đồng thời cũng là cho thấy niềm khát khao có bố của em.

Nếu như trong truyện Những đứa trẻ, nhà văn Go-rơ-ki thể hiện lòng thương cảm đối với những em bé sống thiếu tình thương của mẹ thì trong truyện Bốcủa Xi-mông,Mô-pa-xăng lại thông cảm với sộ phận của những em bé sống thiếu tình thương và sự dạy dỗ của cha. Tình thương và lòng nhân ái luôn hiện hữu trong mỗi chi tiết truyện. Với tình thương của mình, không những bác Phi-lip làm cho Xi-mông từ bỏ cái ý định tự tử của mình mà còn mang lại cho em sự lạc quan, tin tưởng, tạo ra một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Không những thế, sự hi sinh của bác còn tạo cho người mẹ vững tâm hơn trong cuộc sống. Tình thương đã làm thay đổi tất cả. Đó là giá trị cao cả của tác phẩm và cũng là thông điệp tác giả muốn gửi gắm cho người đọc.

22 tháng 2 2016

bài 1:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng mà sâu sắc, thẫm đẫm chất thơ. Nhẹ nhàng, kín đáo nh­ Sa Pa thành phố trong s­ơng, và cũng giàu sức sống với hoa trái ngát h­ơng bốn mùa. Lặng lẽ mà không buồn tẻ, những con ng­ười nơi đây đang từng ngày thầm lặng cống hiến sức lực của mình, thầm lặng đem lại hương sắc cho cuộc sống. Đọc truyện ngắn này, chúng ta chúng ta có thể thấy: "Sa Pa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên d­ưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc!"

2. Lặng lẽ Sa Pa có một cốt truyện đơn giản. Chỉ là cuộc hội ngộ giữa bốn người: ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư­ mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi Yên Sơn. Tác giả không hề cho biết tên của các nhân vật. Qua cuộc hội ngộ của những con ngư­ời "không có tên" ấy, hiện ra chân dung con người lao động thầm lặng, trên cái nền lặng lẽ thơ mộng của Sa Pa. Câu chuyện về cuộc hội ngộ chỉ diễn ra trong vòng ba m­ơi phút, người hoạ sĩ chỉ kịp phác thảo bức chân dung của mình nh­ng chân dung của chàng thanh niên, của những con người đang cống hiến tuổi xuân, ngày đêm lặng lẽ làm việc thì đã hiện ra rõ nét. Chân dung ấy hiện ra trước hết qua sự giới thiệu của bác lái xe vui tính, qua sự quan sát, cảm nhận, suy ngẫm nhà nghề của bác hoạ sĩ, qua sự cảm nhận của cô gái trẻ và qua sự tự hoạ của chàng trai.

3. Theo lời giới thiệu của bác lái xe, cái con người "cô độc nhất thế gian" là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Trong câu chuyện phác thảo chân dung của bác lái xe, đáng chú ý là chuyện "thèm ng­ời" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ ngư­ời" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".

Qua cái nhìn của ng­ời hoạ sĩ, người thanh niên hiện ra với "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc gi­ường con, một chiếc bàn học, một giá sách.". Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một ngư­ời yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán.

Trong sự cảm nhận của cô kĩ s­ư mới ra trường, cuộc sống của ng­ời thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên".

Nếu nh­ư người hoạ sĩ lão thành mới chỉ ghi đư­ợc "lần đầu gư­ơng mặt của người thanh niên" thì chính những lời tâm sự của một kẻ "thèm ng­ời" khi đ­ược gặp ng­ười đã là một bức chân dung tự hoạ khá hoàn chỉnh. Chân dung là gì nếu không phải là những nét vẽ tinh thần, những nét gợi tả phẩm chất? Những nét tự hoạ của anh thanh niên về cả những con ng­ười đang làm việc nh­ anh khiến ng­ời hoạ sĩ già, dù đã trải nhiều chuyện đời phải suy ngẫm rất nhiều:

"Ng­ười con trai ấy đáng yêu thật, như­ng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho ng­ời ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp ng­ời."

Vậy những điều gì ở chàng thanh niên đã làm cho ng­ời hoạ sĩ già suy nghĩ và thậm chí làm thay đổi cả cái quan niệm về mảnh đất Sa Pa vốn có trong ông?

Nỗi "thèm ngư­ời" ở anh thanh niên không phải nỗi nhớ cuộc sống đông đúc, tiện nghi, an nhàn, như­ anh nói: "Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng.". Người thanh niên hiểu rất rõ công việc của mình, chấp nhận sống trong hoàn cảnh buồn tẻ, cô độc để làm công việc "đo gió, đo m­a, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo tr­ớc thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Nh­ưng con ng­ời ấy không hề thấy buồn tẻ, cô độc. Cái sự "thèm ngư­ời" của chàng thanh niên là lẽ bình thường của con ng­ười, nhất lại là tuổi trẻ. Anh sống với triết lí: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình đ­ợc?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Ng­ười hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ đ­ược chiêm ngư­ỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con ng­ười như­ anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Và chắc chắn ông sẽ còn bối rối khi muốn dựng lên chân dung của Sa Pa. Bởi vì, trong sự tự hoạ của chàng trai còn hiện ra những chân dung khác nữa, cũng quên mình, say mê với công việc nh­ anh kĩ sư­ rau d­ới Sa Pa "Ngày này sang ngày khác... ngồi im trong vư­ờn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào...", nhà nghiên cứu sét m­ười một năm không rời xa cơ quan một ngày vì sợ có sét lại vắng mặt. Cái lặng lẽ của cảnh sắc Sa Pa thì cây cọ trên tay ng­ời hoạ sĩ có thể lột tả không mấy khó khăn, như­ng cái không lặng lẽ của Sa Pa nh­ ông đã thấy qua những con người kia thì vẽ thế nào đây? Ng­ời hoạ sĩ nhận thấy rất rõ "sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.".

4. Ng­ười đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong Lặng lẽ Sa Pa, có hai nhân vật hầu nh­ư chỉ lặng lẽ nghe và suy ngẫm. Đó là ngư­ời hoạ sĩ và cô kĩ s­ư trẻ. Tr­ớc chàng trai trẻ trung yêu đời, hiểu và yêu công việc thầm lặng của mình, người hoạ sĩ nhận ra rằng Sa Pa, cái tên mà chỉ nghe đến "ngư­ời ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi", có những con ng­ời làm việc và lo nghĩ cho đất nư­ớc. Thoạt đầu, đáp lại lời bác lái xe, ng­ời hoạ sĩ nói: "Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Như­ng bây giờ ch­a phải lúc". Sau khi gặp, đ­ược nghe chàng thanh niên nói, đ­ược chứng kiến và hiểu cuộc sống của những con ngư­ời đang làm việc thực sự, cống hiến thực sự, quan niệm của ng­ời hoạ sĩ đã thay đổi. Lúc chia tay, ng­ười hoạ sĩ già còn chụp lấy tay ng­ời thanh niên lắc mạnh và nói: "Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh mấy hôm đ­ược chứ?" Đây không chỉ là sự thay đổi trong cái nhìn về Sa Pa mà còn là sự thay đổi trong quan niệm của một nghệ sĩ về cuộc sống, về cái đẹp. Còn cô gái ? Khi từ biệt, "Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như­ ng­ời ta trao cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay". Cô đã hiểu đ­ược nhiều điều từ cuộc sống, công việc của chàng trai. Có lẽ trong cái bắt tay ấy là niềm tin, là ý nghĩa đích thực của lao động, là cả sự thầm lặng cống hiến cho đời,... Những điều đó sẽ giúp cô vững vàng hơn trong những bư­ớc đầu tiên vào đời.

5. Nguyễn Thành Long đã cho ng­ười đọc thấy cái không lặng lẽ của Sa Pa. Với những nét vẽ mộc mạc, bức chân dung về mảnh đất trên cao ấy có sức ấm toả ra từ những bàn tay, khối óc đang từng ngày bền bỉ, thầm lặng cống hiến.

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Qua việc đọc, phân tích các yếu tố nghệ thuật: miêu tả nhân vật, miêu tả thiên nhiên,… có thể cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi ngươi; đồng thời thấy được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Thành Long.

22 tháng 2 2016

sorry có 1 bài thui ak, mk nhầm 2 bài

19 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Đi - phô ( 1660-1731) là nhà văn Anh, sinh ra ở Luân Đôn. Ông là một nhà văn có tư tưởng tiến bộ, thể hiện qua các tác phẩm nổi tiếng như : Rô - bin - xơn Cru -xô, Thủ lĩnh Xin-gơn-tơn, Đại tá Jêc, Rô - xa - na...

2. Tác phẩm 

Văn bản này được trích từ tác phẩm Rô - bin - xơn Cru -xô  của Đi - phô. Dù cách đây khoảng 300 năm nhưng Rô - bin - xơn Cru -xô vẫn được nhiều bạn đọc say mê, không chỉ bởi cốt truyện li kì, hấp dẫn mà còn bởi văn phong mới mẻ, hiện đại, vừa trong sáng, dí dỏm

II. Trả lời câu hỏi

1. Có thể chia đoạn cuối cùng làm 2 phần : một phần tả trang phục, một phần tả diện mạo. Trang phục thì kì cục còn diện mạo cũng hài hước không kém. Tuy vậy , qua cách miêu tả của tác giả, bạn đọc có thể hình dung được ít nhiều những gian nan , vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời cảm nhận được một nghị lực phi thường, tình yêu cuộc sống mãnh liệt được biểu hiện qua những lời nhân vật tự tả mình, nhất là qua tiếng cười chỉ chực bật ra sau những câu chữ.

Bài văn có thể chia làm bốn phần :

- Phần 1 : Mở đầu

- Phần 2 : Trang phục của Rô - bin - xơn

- Phần 3 : trang bị của Rô - bin - xơn

- Phần 4 : Diện mạo của Rô - bin - xơn

2. Trong bài văn, phần miêu tả diện mạo chỉ chiếm một nội dung ít. Điều này có nguyên nhân từ ngôi kể chuyện : ngôi thứ nhất. Rô - bin - xơn tự miêu tả mình, do đó chàng chỉ có thể miêu tả những gì chàng trông thấy mà thôi, điển hình là ria mép. Ngược lại, các chi tiết về trang bị vũ khí, trang phục lại được miêu tả khá kĩ.

Đây cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Bằng cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn như vậy, tác giả có thể miêu tả một bộ dạng kỳ khôi, thu hút sự chú ý của người đọc.

3. Rô - bin - xơn đã sống một mình ngoài đảo hoang trên 10 năm. Mọi trang phục của chàng hầu hết đều bằng da dê. Bên cạnh đó là những vật dụng khác : dao, kiếm, rìu, cưa.... Chỉ qua trang phục và các vật dụng đó cũng đủ cho ta hình dung ra cuộc sống khó khăn của Rô - bin - xơn trên đảo. Ta cũng thấy một nghị lực phi thường, một ý chí sắt đá, một bản lĩnh sống không gì khuất phục nổi.

4. Mở đầu đoạn trích, nhân vật "tôi" đã tưởng tượng : " Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giớm chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc..."Có thể nhận thấy ngay rằng không cần phải trở về nước Anh, ngay lúc đó nhân vật "tôi" cũng đang phá lên cười sằng sặc bởi bộ dạng, trang phục....Qua những điều đó, em thấy ý chí và nghị lực của nhân vật "tôi" rất lớn. Thay vì bị hoàn cảnh éo le khuất phục, Rô - bin - xơn đã không ngừng lao động, cải tạo nó để nó phục vụ mình 

Phần cuối đoạn trích là mấy dòng tả diện mạo. Không nhiều và cũng không thật cụ thể như khi tả trang phục nhưng mỗi chi tiết đều đặc sắc, khắc họa rõ chân dung của nhân vật lúc bấy giờ.

Dù chỉ là một đoạn trích  nhưng Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang đã giúp chúng ta hình dung rất rõ những gian nan, vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời ca ngợi tinh thần lạc quan, ý chí vươn lên mọi khó khăn gian khổ

19 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Giắc Lân - đơn ( 1876-1916) là một nhà văn Mĩ, sinh ra ở Xan Phran - xi -xcô và trải qua một thời thơ ấu vất vả, từng làm nhiều nghề để sinh sống. Sau đó ông học ở trường đại học Bơ - cơ - li và bắt đầu sáng tác

Giắc Lân - đơn nổi tiếng với các tác phẩm : Tiếng gọi nơi hoang giã- 1903, Sói biển - 1904, Gót sắt - 1907, Mác - tin I - đơn - 1909....

2. Tác phẩm

Con chó Bấc là đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang giã của nhà văn. Trí tưởng tượng cựu kì phong phú đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung sinh động về một con chó làm nghề kéo xe. Đằng sau bức chân dung ấy, người ta thấy rất rõ toàn cảnh nước Mĩ trong thuở ban đầu, khi nền văn minh mới sơ khai.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đoạn trích có thể chia làm 3 phần

- Mở đầu (đoạn 1)

- Tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc ( đoạn 2)

- Tình cảm của Bấc đối với Thoóc - tơn (đoạn 3)

Trong 3 phần trên, phần thứ 3 dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục địch chính của tác giả là kể chuyện về con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.

2. Thoóc - tơn đối xử với những con chó của mình, đặc biệt là đối với Bấc như thể chúng là con cái của anh vậy. Cả trong suy nghĩ và trong hành động, anh không coi Bấc là một con chó mà là người bạn đồng hành, là bạn bè anh.

Có thể coi Thoóc - tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc - tơn với các ông chủ khác ( Thẩm phán Mi lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc - tơn thực sự chăm sóc Bấc như một người bạn . Điều đó thể hiện ngay trong cách Thoóc - tơn biểu hiện tình cảm với Bấc : chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới, đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm, rủ rỉ bên tai, trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên : "Trời đất, đằng ấy hầu như biết nói ấy" . Những biểu hiện ấy chứng tỏ Thoóc - tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả với những con vật của mình

3. Những sự việc hàng ngày diễn ra trong mối quan hệ giữa Thoóc - tơn và Bấc được tác giả kể rất giản dị nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt. Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm của Thoóc - tơn dành cho Bấc đã vượt qua mối quan hệ chủ tớ thông thường. Anh chăm sóc những con chó như thể chúng là các của anh vậy. Bấc vốn là một con chó thông minh, nó hiểu được những cử chỉ của chủ có ý nghĩa như thế nào, bởi vậy nó cũng đáp lại bằng một tình cảm chân thành nhưng không kém phần nồng nhiệt. Bản thân nó quá đỗi sung sướng, đến độ tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi lồng ngực vì quá ngất ngây. Mỗi cử chỉ của Bấc cũng thể hiện quá nhiều ý nghĩa khiến cho Thoóc - tơn cũng như muốn kêu lên tưởng như con chó đang nói với anh bằng lời. 

Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng rất khác thường, cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc - tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó lại không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng và chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc - tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình thương yêu của Bấc đối với người chủ mang cho mình tình cảm mà trước đó nó chưa từng nhận được bao giờ.

Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc - tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ, 'trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thờ đều đều của chủ...." rất sống động, có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả.

4. Sức hấp dẫn của đoạn trích này nói riêng và cả truyện ngắn "Tiếng gọi nơi hoang giã" nói chung đối với bạn đọc còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc mà nó gợi lên. Trong cuộc đua tranh khốc liệt để giành lấy của cải, giành giật sự sống cả con người, mọi quan hệ tình cảm đều bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Tình cảm, lòng yêu thương sâu sắc giữa Bấc và Thoóc - tơn là lời ca ngợi những tình cảm nhân văn cao quý, kêu gọi con người hãy tạm gác những đam mê vật chật để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.

Trong truyện, nhà văn không nhân hóa Bấc theo kiểu ngụ ngôn của La phông Ten mà miêu tả con chó như vốn có, như những gì bạn đọc có thể hình dung về nó. Tuy nhiên, dường như ông hiểu thấu tâm hồn nó nên đã miêu tả cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động. Điều này cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết của ông đối với loài vật.

14 tháng 11 2017

Đáp án B

Thành phần phụ chú

25 tháng 3 2018
Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Xem thêm: Tóm tắt: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến "thu nhận thêm những kinh nghiệm mới"): phần mở đầu, khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.

- Phần 2 (tiếp theo đến "phải đáp ứng"): Những thách thức mà nhiệm vụ này đặt ra.

- Phần 3 (tiếp theo đến "tái phan bổ các tài nguyên đó"): Những cơ hội cần nắm bắt để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

- Phần 4 (đoạn còn lại): Những nhiệm vụ cụ thể cần phải làm để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1. Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:

- Phần Sự thách thức: phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…);

- Phần Cơ hội: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;

- Phần Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.

Câu 2. Ở phần "sự thách thức", bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới một cách cụ thể, đầy đủ. Đó là tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực nhiều mặt.

- Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài.

- Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Câu 3. Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần "Cơ hội", cụ thể là:

- Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em;

- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

Câu 4. Phần "nhiệm vụ" của bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải nổ lực phối hợp hành động. Các nhiệm vụ được nêu ra có tính chất cụ thể, toàn diện: từ tăng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đến phát triển nền giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

Câu 5. Bản tuyên bố cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 36 SGK): Ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.

Học sinh liên hệ với thực tế ở địa phương để trả lời câu hỏi này.

Ý nghĩa - Nhận xét

Sau bài học, học sinh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Quan trọng hơn, học sinh ý thức được những quyền lợi mà bản thân các em được hưởng, biết quý trọng, yêu thương chính mình và bạn bè xung quanh.

30 tháng 8 2019

Câu 1: Văn bản này (gồm 17 mục) được chia làm mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản.

  • Có thể chia làm 3 phần:
    • Phần 1: Sự thách thức: Những thảm họa bất hạnh đối với trẻ em trên thế giới.
    • Phần 2: Cơ hội: Những thuận lợi để cải thiện tình hình, đảm bảo quyền lợi của trẻ em.
    • Phần 3: Nhiệm vụ: Những đề xuất đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và phát triển.

Câu 2: Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?

  • Phần “Sự thách thức” nêu lên thực tế cuộc sống trẻ em thế giới:
    • Luôn bị các hiểm họa đe dọa, là nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược.
    • Là nạn nhân của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh.
    • Nhiều trẻ em chết đói mỗi ngày do suy dinh dưỡng.

Câu 3: Qua phần “Cơ hội”, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

  • Các điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em là:
    • Sự liên kết các quốc gia có ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã ra công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.
    • Các nước trên thế giới cần có sự hợp tác, đoàn kết trong nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ các tệ nạn, đẩy mạnh tạo điều kiện cải thiện kinh tế, phúc lợi xã hội.

Câu 4: Ở phần “Nhiệm vụ”, bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này.

  • Bản tuyên bố đưa ra 8 nhiệm vụ cơ bản và cấp bách:
    • Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.
    • Quan tâm đến trẻ em tàn tật và khó khăn.
    • Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ.
    • Chú trọng kế hoạch hóa gia đình.
    • Bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
    • Sự nỗ lực hợp tác quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.
    • Nâng cao nhận thức của trẻ em về giá trị và nguồn gốc bản thân.

⇒ Những nhiệm vụ đề ra đề cập đến mọi vấn đề trong đời sống cả về tinh thần lẫn thể xác, trí tuệ.

Câu 5: Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấn đề này.

  • Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế, liên quan trực tiếp đến tương lai nhân loại.
  • Vấn đề này đang được quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ cụ thể, toàn diện.
21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ có tài năng về nhiều mặt. Không chỉ nổi tiếng với những tác phẩm thơ, văn, nhạc, kịch, ông còn là một cây bút lý luận phê bình sắc sảo. Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ khá sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tác phẩm nổi tiếng:Đất nước (thơ), Người Hà Nội (nhạc)...

2. Tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học (lý luận phê bình, xuất bản năm 1956), có nội dung lý luận sâu sắc, được thể hiện qua những rung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.

3. Bài viết có bố cục khá chặt chẽ, được thể hiện qua hệ thống luận điểm lô gích, mạch lạc. Giữa các luận điểm vừa có sự tiếp nối tự nhiên vừa bổ sung, giải thích cho nhau:

- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với cuộc sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.

- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới con người qua những rung cảm sâu xa.

4. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. Khác với các bộ môn khoa học như dân tộc học, xã hội học, lịch sử học, triết học... thường khám phá, miêu tả và đúc kết các bộ mặt tự nhiên hay xã hội thành những quy luật khách quan, văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu cuộc sống trong các quan hệ, khám phá tính cách, số phận con người. Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau:

- Tác phẩm nghệ thuật phản ánh đời sống khách quan nhưng đó không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại. Trong sự phản ánh của văn nghệ có cách nhìn, cách đánh giá cuộc sống, đồng thời đó cũng là tư tưởng, là tấm lòng của người nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng đó không phải là những lời thuyết lý khô khan mà ngược lại, khả năng tác động của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn, yêu ghét... của người nghệ sĩ. Nó khiến ta rung động trước những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, thậm chí cả quan điểm sống, lối sống của ta.

- Nội dung của văn nghệ còn là những rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận, được mở rộng, lan truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

5. Qua các dẫn chứng được lấy từ các tác phẩm, qua những câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thía sự cần thiết của văn nghệ đối với con người:

- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần.

- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài.

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy yêu tin cuộc sống, biết rung cảm và ước mơ trước cái đẹp.

6. Văn nghệ tác động đến con người qua nội dung của nó và đặc biệt là còn đường mà nó đến với người đọc, người nghe:

- Tình cảm là một yếu tố then chốt của văn nghệ. Dù phản ánh cuộc sống nào thì một tác phẩm lớn luôn chan chứa những tình cảm sâu xa của người viết. Không có những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt đối với đời sống, một tác phẩm dù đề cập đến những vấn đề rộng lớn đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa, ngay cả đối với bản thân người sáng tác.

- Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Những xúc cảm, tâm sự của tác giả đối với đời sống làm lay động cảm xúc của người đọc, người nghe. Bạn đọc được sống cuộc sống mà nhà văn miêu tả, được yêu, ghét, vui, buồn cùng các nhân vật trong đó, dần dần thay đổi suy nghĩ, quan niệm về đời sống, thậm chí thay đổi cả cách ứng xử đối với những người xung quanh. Văn nghệ khiến cho ta cảm thấy yêu cuộc sống hơn, đồng thời muốn đóng góp công sức của mình để làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách lập luận:

Văn nghị luận cũng là một thể loại quen thuộc trong các sáng tác của Nguyễn Đình Thi. Tiếng nói của văn nghệ có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho các sáng tác thuộc thể loại này:

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

2. Cách đọc:

Thể hiện giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.

 

21 tháng 2 2016

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.

1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Gợi ý:

Còn anh,  anh  không ghìm nổi xúc động.

 

 

CN

 

 

Giàu,  tôi  cũng giàu rồi.

 

 

CN

 

 

Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ,  chúng ta  có thể tin ở tiếng ta

 

CN

 

        

2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.

Gợi ý:

- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.

3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?

Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?

Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

(Kim Lân, Làng)

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Gợi ý:

- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.

- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.

2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểugiải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.

3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).

Gợi ý:

Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.