Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
`-` Nguyên liệu: Nước, Carbondioxide `(CO_2)`
`-` Sản phẩm: Glucose, Oxygen `(O_2)`
`-` Các yếu tố tham gia: Ánh sáng mặt trời, Diệp lục.
Hoạt động giữ vệ sinh trong ăn uống | Tác dụng |
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau bữa ăn | Giúp bảo vệ răng miệng, tránh sâu răng |
Ăn chín, uống sôi | Loại bỏ các vi khuẩn gây hại trên thức ăn → tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa |
Rửa tay trước khi ăn | Tránh nhiễm giun sán và vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa |
Tạo không khí thoải mái khi ăn | Nâng cao hiệu suất tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn |
Thức ăn chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng | Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể |
Tên sinh vật | Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng | Biện pháp ứng dụng | Lợi ích |
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,…) | Côn trùng thường bị thu hút bởi ánh sáng | Dùng đèn bẫy côn trùng hại cây trồng | Tiêu diệt các loài côn trùng gây hại cho cây trồng để bảo vệ cây trồng |
Chim | Các loài chim thường rất sợ người | Dùng bù nhìn đuổi chim hại cây trồng | Xua đuổi các loài chim gây hại cho cây trồng để bảo vệ năng suất của cây trồng |
Bộ phận | Đặc điểm | Vai trò trong quang hợp |
Phiến lá | Dạng bản mỏng | Giúp tăng diện tích bề mặt → Hấp thu được nhiều ánh sáng hơn. |
Lục lạp | Chứa diệp lục | Hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. |
Gân lá | Có nhiều ở phiến lá | - Vận chuyển nguyên liệu (nước, muối khoáng) đến các tế bào lá để thực hiện quá trình quang hợp. - Vận chuyển sản phẩm của quang hợp (glucose, tinh bột) đến bộ phận khác của cây để sử dụng hoặc dự trữ. |
Khí khổng | Có nhiều ở lớp biểu bì (trên bề mặt lá) | Là nơi carbon dioxide (nguyên liệu của quá trình quang hợp) từ bên ngoài vào trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường. |
Bảng 36.1
Loại mô phân sinh | Vị trí | Vai trò |
Mô phân sinh đỉnh | Đỉnh rễ và các chồi thân | Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài |
Mô phân sinh bên | Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây | Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang |
Phương pháp nhân giống | Áp dụng với các cây | Ưu điểm |
Giâm cành | Thường áp dụng để nhân giống đối với một số cây như sắn, mía, các cây hoa (hoa hồng, hoa cúc,…) và cây ăn quả (dâu tằm, chanh,…). | Tạo cây con dễ dàng, nhanh chóng, không tốn chi phí. |
Chiết cành | Thường áp dụng để nhân giống các loài cây ăn quả lâu năm như hồng xiêm, cam,… | Duy trì các dặc tính tốt của cây, rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch. |
Ghép cây | Thường áp dụng để ghép các cây khác nhau nhưng cùng loài như mít với mít, bơ với bơ,… hoặc đối với các cây cùng giống như cam với bưởi, chanh với bưởi, hoa quỳnh với thanh long,… | Giúp phối hợp các đặc tính tốt của các cây khác nhau theo mong muốn của con người. |
Nuôi cấy tế bào, mô | Thường áp dụng đối với những cây khó nhân giống bằng phương pháp thông thường như hoa phong lan, sâm ngọc linh, trầm hương,… | Giúp tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ và hiệu quả kinh tế cao. |
Tập tính ở động vật
Tác dụng đối với động vật
Mèo bắt chuột thường rình mồi, vồ mồi, vờn mồi
Nâng cao hiệu suất săn mồi của mèo
Chim công đực thường múa, khoe bộ lông sặc sỡ để quyến rũ con cái vào mùa sinh sản
Thu hút bạn tình, kết đôi và sinh sản để duy trì nòi giống
Chim én di cư về phương nam vào cuối mùa thu
Tránh rét và tìm được nơi có nguồn thức ăn tốt hơn vào mùa đông
Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu
Bảo vệ được nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản cho bản thân chúng
Trâu rừng thường sống theo đàn
Hỗ trợ nhau khi gặp nguy hiểm hoặc điều kiện không thuận lợi
Tập thể dục buổi sáng ở người
Nâng cao sức khỏe cho bản thân