Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mặt phẳng cắt là măt phẳng song song với mặt phẳng chiếu, đi qua tâm của vật thể, chia vật thể ra làm 2 phần.
- Hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.
- Hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt gọi là hình cắt.
- Hình cắt toàn bộ: Sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể.
- Hình cắt một nửa: Gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. Dùng để biểu diễn vật thể đối xứng.
- Hình cắt cục bộ: Biển diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng.
Hình cắt toàn bộ | Hình cắt một nửa | Hình cắt cục bộ | |
Thành phần cấu thành | Sử dụng một mặt phẳng cắt. | Gồm một nửa hình cắt ghép với một nửa hình chiếu, đường phân cách là trục đối xứng vẽ bằng nét gạch chấm mảnh. | Dưới dạng hình cắt và đường giới hạn phần hình cắt vẽ bằng nét lượn sóng. |
Biểu diễn vật thể. | Biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. | Biểu diễn vật thể đối xứng. | Biển diễn một phần vật thể |
- Mặt cắt là hình biểu diễn các đường bao của vật thể nằm trên mặt phẳng cắt.
- Hình cắt là hình biểu diễn mặt cắt và các đường bao của vật thể sau mặt phẳng cắt.
- Hình cắt và mặt cắt dùng để biểu diễn hình dạng và cấu tạo bên trong của vật thể. Đối với vật thể có nhiều phần rỗng bên trong, nếu không sử dụng hình cắt và mặt cắt thì hình vẽ có nhiều nét đứt làm bản vẽ không rõ ràng, sáng sủa.
Chọn D