Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Tố Hữu
`-` Tên khai sinh : Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002)
`-` Quê : Thừa Thiên `-` Huế
`-` Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam
`-` Đời cách mạng thống nhất với đời thơ
`-` Phong cách thơ : chất trữ tình, chính trị sâu sắc.
* Các tác phẩm chính :
`-` Từ ấy (tác phẩm và lời hình )
`-` Việt Bắc
2,
`-` Hoàn cảnh ra đời : Tháng 7/1939 , khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà lao thừa phủ ( Huế )
`-` Xuất xứ :
`+` In trong tập thơ "Từ ấy" (phần 2)
`-` Thể thơ : lục bát
`-` Bố cục :
`+` Phần 1 : 6 câu thơ đầu : cảnh đất trời vào hè
`+` Phần 2 : 4 câu thơ cuối : tâm trạng người tù.
Câu 3 :
Nhan đề : KHI CON TU HÚ
`-` Độc đáo, gợi nhiều liên tưởng
`+` Về cấu trúc : chỉ là vế phụ của một câu trọn ý (trạng ngữ)
`+` Về ý nghĩa :
`*` Nhan đề mở, gợi mạch cảm toàn bài
`*` Tạo sự tò mò của độc giả
`-` "Khi con tu hú" là bài thơ nói lên cảnh bí bách ngột ngạt khi bị giam cầm của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 4 : Các chi tiết cho thấy tín hiệu của bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ đầu :
`-` Hình ảnh :lúa chiêm, trái cây, vườn râm, bắp rây, diều sáo.
`->` Tiêu biểu, sống động của mùa hè.
`-` Âm thanh : chim tu hú, tiếng ve, diều sáo
`->` vui tươi, tưng bừng, rộn ràng.
`-` Màu sắc : vàng, màu hồng, màu xanh
`->` Rực rỡ, hài hòa
`-` Hương vị : thơm (lúa bắp), ngọt (trái cây)
`->` Ngọt ngào.
`-` Không gian : diều sáo lộn nhào
`->` khoáng đạt, tự do
Viết 1 đoạn văn và thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích nhất
Lưu ý:
- mở đoạn giới thiệu khái quát về tác phẩm
Thân đoạn:
Tác giả năm sinh năm mất
Cuộc đời sự nghiệp
Thể loại
Hoàn cảnh sáng tác
Nội dung
Nghệ thuật
Kết đoạn
Nêu vị trí của tác phẩm với nên văn học việt nam
Tình cảm của em
Giải thích:
- Chiếc lá vẽ trên tường của cụ Bơ-men giống y như chiếc lá thật. Nó được vẽ trong đêm gió rét, được đánh đổi bằng cả tính mạng của người sáng tạo ra nó.
- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.
- Bộc lộ quan điểm về nghệ thuật chân chính là phục vụ con người.
vì:
+chiếc lá vẽ giống y như thật khiến cả hai họa sĩ trẻ đều không nhận ra.
+chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men đã cứu sống được Gion-xi.
+chiếc lá được vẽ bằng cả tấm lòng của cụ Bơ-men
có thể nói,chiếu lá mà cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác vì tác phẩm đã được vẽ bằng cả một tấm lòng hi sinh cao cả,cụ Bơ-men đã đánh đổi mạng sống của mình vào bức vẽ ấy để cứu Giôn-xi,mặt khác muốn thực hiện mong ước của cụ là muốn có một kiệt tác,và kiệt tác đó đã cứu một mạng người đang trong trạng thái đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết
Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.
Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.
Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.
Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:
- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.
Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:
- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!
Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:
- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.
Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.
Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.
Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.
Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.
Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.
Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:
- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.
Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:
- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!
Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:
- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.
Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.
O. Henry tên thật là William Sydney Porter, ông sinh ra tại Greenboro, Bắc Carolina trong một gia đình có bố là bác sĩ. Năm William 3 tuổi, mẹ ông qua đời, William lớn lên trong vòng tay của bà và các cô chú. Không được học hành đến nơi đến chốn nhưng William là một cậu bé mê đọc sách. Năm 15 tuổi, ông bỏ học và làm việc tại hiệu thuốc của người chú ruột ở Texas. Một thời gian sau, ông đến Houston và làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Ông kết hôn với Athol Estes Roach năm 1887 và có một đứa con.
O. Henry chuyển đến New York năm 1902. Từ 12/1903 đến 1/1906, ông tham gia viết truyện đều đặn cho tờ World. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của ông - Cabbages and Kings (Bắp cải và vua chúa) - xuất bản năm 1904. Tập thứ 2 - Bốn triệu - ra đời 2 năm sau đó, tập hợp những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn như Món quà của các nhà hiền triết, Căn gác xép, Chiếc lá cuối cùng…
Có lẽ nhờ cuộc đời phong phú của tác giả nên các truyện ngắn của O. Henry (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ) cũng thể hiện các nét đa dạng của xã hội Mỹ đương thời. Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua, và còn nữa: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.
Những bối cảnh trong các truyện ngắn cũng phong phú, với nhiều truyện lấy Thành phố New York - nơi O. Henry sống tám năm cuối đời ông - làm bối cảnh, cộng thêm những mẩu chuyện phiêu lưu trong vùng Trung và Tây-Nam nước Mỹ. Tất cả đều biểu hiện khung cảnh xã hội kinh tế nước Mỹ vào thời khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, lúc đường Thành phố New York còn được thắp sáng bằng đèn ga, người còn dùng xe ngựa để di chuyển, nhiều dân chăn bò (cowboy, hay "cao bồi") vẫn còn sống bờ sống bụi và xem pháp luật bằng nửa con mắt, dân đi tìm vàng tự lập nên những thị trấn mới rồi "tự cai tự quản", v.v.
Điểm đặc sắc trong truyện ngắn của O. Henry là những tình tiết ngẫu nhiên, có lúc khắc nghiệt hoặc oái oăm hoặc mỉa mai, nhiều lúc khôi hài hoặc dở khóc dở cười, để rồi kết thúc trong bất ngờ làm người đọc hoặc thích thú nhưng không quá sướng thỏa, hoặc bâng khuâng nhưng không quá nặng nề. Những dư hương nhẹ nhàng như thế đọng trong tâm tư người đọc khá lâu. Có lẽ do vậy mà vài truyện của O. Henry đã được chuyển thể qua sân khấu, sau này là điện ảnh và truyền hình, kể cả sân khấu kịch ở Việt Nam. Riêng truyện A retrieved reform, rút tư liệu từ thời gian tác giả ngồi tù (có ý kiến cho là dựa trên chuyện có thật), được chuyển thành kịch sân khấu rất thành công.
Nhiều người ngạc nhiên về tính đa dạng trong các truyện của O. Henry. Một ngày, khi ngồi với nhà văn trong một hiệu ăn, một người bạn ông đặt câu hỏi thay cho số đông người đọc: làm thế nào ông kết cấu được các tình tiết, ông tìm đâu ra những cốt truyện như thế? Nhà văn đáp: "Từ mọi nơi. Mọi thứ đều mang câu chuyện". Rồi cầm lấy tờ thực đơn trên bàn ăn, ông nói: "Có một câu chuyện trong bản thực đơn này." Đúng như thế: sau đấy ông viết nên truyện Springtime à la carte.
Thời sinh tiền, O. Henry gửi các truyện của ông cậy đăng trên nhiều báo cuối tuần và tạp chí văn học. Các truyện này sau đó được in lại trong những tập truyện ghi