K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào bài làm.

Câu 1. Đoạn văn sau đã sử dụng mấy câu rút gọn: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”(Trích “Cô Tô” - Nguyễn Tuân)?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 2. Câu đặc biệt nào sau đây thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng?

A. Chao ôi! B. Hỡi ơi! C. Lại một đợt bom. D. Gần một giờ đêm.

Câu 3. Dòng nào không phải là trạng ngữ trong câu: “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” (Trích “Cây tre Việt Nam” - Thép Mới)

A. Dưới bóng tre xanh B. Đã từ lâu đời C. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời D. Người dân cày Việt Nam

Câu 4. Trong các câu sau câu nào là câu chủ động?

A. Mọi người yêu mến em. B. Ngôi nhà ấy vừa hoàn thành. C. Cả lớp em được nhà trường khen. D. Quyển sách được viết xong năm 1990.

Câu 5. Việc rút gọn thành phần chủ ngữ trong câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” nhằm mục đích

A. làm cho câu gọn hơn. B. thông tin được nhanh hơn. C. tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. D. ngụ ý hành động, đặc điểm nói đến trong câu là của chung mọi người.

Câu 6. Đoạn văn sau có mấy câu đặc biệt: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”( Nam Cao)?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 7. Câu văn: “Sản phẩm này khách hàng rất ưa chuộng.” là câu gì? A. Câu chủ động B. Câu bị động C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt

Câu 8. Câu có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian là:

A. Ngoài sân, học sinh đang nô đùa. B. Bằng chiếc xe đạp cũ, nó đến trường. C. Mùa xuân,cây cối đâm chồi nảy lộc. D. Để cha mẹ vui lòng, em cố gắng học giỏi. Giúp vs ạ

2
3 tháng 3 2022

1, A

2, C

3, D

4, A

5, D

6, C

7, B

8, C

3 tháng 3 2022

1. A, 2.C, 3.D, 4.A, 5.D, 6.B, 7.B, 8.C

18 tháng 5 2018

Xác định trạng ngữ:

- (1) Dưới bóng tre xanh

- (2) Đã từ lâu đời

- (3) Đời đời, kiếp kiếp

- (4) Từ nghìn đời nay

19 tháng 5 2022

- Dưới bóng tre xanh

- Đã từ lâu đời

- Đời đời, kiếp kiếp

bổ sung hổng biết anh em chx hc nx :v

19 tháng 5 2022

 

thx bạn dù mình cần câu còn lại hơn :>

19 tháng 8 2021

Danh từ: tre, mái đình, mái chùa, ta, nền văn hóa, người dân, nhà, cửa, ruộng.

Tính từ: xưa, cổ kính, xanh, lâu đời.

Số từ: một

Động từ: gìn giữ, cày, dựng, vỡ, khai hoang.

Trạng ngữ: Dưới

Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?A. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyB. Nước chảy đá mònC. Rau nào sâu ấyD. Lên thác xuống ghềnhCâu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúaC. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyD. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giốngCâu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều...
Đọc tiếp

Câu 1. Dòng nào sau đây là tục ngữ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Nước chảy đá mòn

C. Rau nào sâu ấy

D. Lên thác xuống ghềnh

Câu 2. Câu tục ngữ nào sau đây không nói về kinh nghiệm trong lao động sản xuất?

A. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

B. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Câu 3. "Trong ca dao dân ca Việt Nam có nhiều bài nói đến con cò. Con cò là một trong những con vật gần gũi với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên cạnh họ. Con cò lội theo luống cày, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, ngắm nhìn người nông dân làm lụng." (Vũ Ngọc Phan)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 4. Câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" khuyên chúng ta điều gì?

A. Hãy biết quý trọng cả người lẫn của cải

B. Hãy biết coi trong của cải của bản thân

C. Đừng nên coi trọng của cải

D. Hãy biết quý trọng con người hơn của cải

Câu 5. Câu tục ngữ nào không cùng nội dung với câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của"?

A. Người làm ra của, của không làm ra người

B. Người sống đống vàng

C. Người ta là hoa của đất

D. Người còn thì của còn

Câu 6. Câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" khuyên chúng ta điều gì?

A. Khi đói cần giữ cho quần áo sạch sẽ, thơm tho

B. Khi đói có thể không cần giữ sạch sẽ nữa

C. Khi đói khi no, lúc nào cũng phải giữ gìn quần áo cho sạch sẽ

D. Dù hoàn cảnh nào cũng phải giữ phẩm giá cho trong sạch

Câu 7. Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận?

A. Gia đình thân yêu của em.

B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm"

C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này

Câu 8. Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không cần thiết?

A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào?

B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân?

C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ?

D. Có khi nào lời khuyên đó sai không?

Câu 9. Văn bản “ Chống nạn thất học” Của tác giả nào?

A. Phạm Văn Đồng.

B. Đặng Thai Mai.

C. Hoài Thanh.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 10, Luận điểm nào không phải là luận điểm trong văn bản “ Chống nạn thất học?

A. Kêu gọi toàn dân chống nạn thất học.

B. Kêu gọi mọi người phải thực hiện công việc nâng cao dân trí.

C. Mọi người hãy cùng nhau tham gia công cuộc xây dựng nước nhà, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.

D. Phải luôn tạo thói quen tốt trong cuộc sống.

Câu 11. Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn:

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

B. Người ta là hoa của đất.

C. Chị ngã, em nâng.

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Câu 12. Trong các câu sau câu nào không phải câu rút gọn:

A. Ăn Cây nào rào cây ấy.

B. Thương người như thêt thương thân.

C. Một người bằng mười mặt của.

D. Học thầy không tày học bạn.

Câu 13. Câu rút gọn là :

A, Câu đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

B. Câu ngắn gọn.

C. Câu không xác định được chủ ngữ hay vị ngữ.

D. Câu được lược bỏ một số thành phần của câu.

. Câu 14. Theo em tại sao không nên rút gọn câu in đậm sau:

- Mẹ ơi hôm nay con được điểm 10.

- Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế?

- Bài kiểm tra toán.

A. Làm câu quá ngắn gọn

B. Làm cho người đọc hiểu sai.

C. Làm cho câu nói trở nên cộc lốc, khiếm nhã.

D. Gây bất lịch sự, thiếu tôn trọng.

Câu 15. Tại sao trong thơ, tục ngữ thường dùng câu rút gọn:

A. Làm câu gọn hơn,

B. Tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.

D. Làm thông tin nhanh hơn.

0
Bài 1:Nêu tác dụng của các từ ngữ được lặp lại trong đoạn trích sau đây:"Dưới bóng tre của nàng xưa,thấp thoáng mái đình,mái chùa cổ kính.Dưới bóng tre xanh,tre giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.Dưới bóng tre xanh đã tự lâu đời người đân cày Việt Nam dựng nhà,dựng cửa,vỡ ruộng khai hoang"Bài 2:Tìm và phân tích giá trị diễn đạt của các ddiepj ngữ trong các phần trích sau:a,Bác là...
Đọc tiếp

Bài 1:Nêu tác dụng của các từ ngữ được lặp lại trong đoạn trích sau đây:

"Dưới bóng tre của nàng xưa,thấp thoáng mái đình,mái chùa cổ kính.Dưới bóng tre xanh,tre giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.Dưới bóng tre xanh đã tự lâu đời người đân cày Việt Nam dựng nhà,dựng cửa,vỡ ruộng khai hoang"

Bài 2:Tìm và phân tích giá trị diễn đạt của các ddiepj ngữ trong các phần trích sau:

a,Bác là người Ông.Bác là người Cha.Bác là nhà thơ,Bác là nhà chiết học.Hòa bình ta có thể vẽ Bác buông cần câu trên một dòng suối thời gian.Nhưng bây giờ dựng tượng người,ta sẽ dựng tượng Hồ Chí Minh.Vị tư lệnh.Người chỉ huy...

b,Bánh xe quay trong gió bánh xe quay

  Cuốn hồn ta như tỉnh như say

  Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép

c,     Sáo kêu vi vút trên không

 Sáo kêu dìu giặc bên lòng hồng quân

       Sáo keu ríu rít xa gần

 Sáo kêu giục dã bước chân uân hành

Bài 4:Hãy phân tích cái hay của đoạn thơ nhờ có phép điệp ngữ

"Ngày xuân mưa nở trắng rừng

 Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

 Ve kêu rừng phách đổ vàng

 Nhớ cô em gái hái măng một mình

 Rừng thu trăng rọi hòa bình

 Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

 

 

0
25 tháng 4 2017

1, 2. Đọc đoạn trích trên, dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học chúng ta xác định được các trạng ngữ và những nội dung mà chúng bổ sung gồm:

- Dưới bóng tre xanh: Xác định nơi chốn.

- Đã từ lâu đời: Xác định về thời gian

- Đời đời, kiếp kiếp: Xác định về thời gian

- Từ nghìn đời nay: Xác định về thời gian

3. Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên lên vị trí đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

25 tháng 4 2017

1, 2. Đọc đoạn trích trên, dựa vào những kiến thức đã học ở bậc tiểu học chúng ta xác định được các trạng ngữ và những nội dung mà chúng bổ sung gồm: - Dưới bóng tre xanh: Xác định nơi chốn. - Đã từ lâu đời: Xác định về thời gian - Đời đời, kiếp kiếp: Xác định về thời gian - Từ nghìn đời nay: Xác định về thời gian

3. Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên lên vị trí đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
27 tháng 12 2017

1. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
- Điệp ngữ : nối tiếp
- Tác dụng : làm nhấn mạnh câu nói rõ hơn về nghĩa của câu

2. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng 1 mk
Rừng thu trăng rọi hòa bình.
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
- Điệp ngữ : vòng
- Tác dụng :làm nổi bật nỗi nhớ của tác đối với quê hương đất nước

3. Đảng ta đó tram tay nghìn mắt
Đảng ta đây sương sắt da đồng
Đảng ta muôn vàn công nông
Đảng ta muôn vàn tấm lòng niềm tin.
- Điệp ngữ : cách quãng
- Tác dụng : làm người đọc hiểu thêm về đảng

4. Dưới bóng cây của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta đã gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam đã dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang.
- Điệp ngữ : cách quãng
- Tác dụng : làm người đọc hiểu rõ hơn về những giá trị to lớn của bóng tre mang lại cho con người

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:“Bố em đi cày về.Đội sấmĐội chớpĐội cả trời mưa...”(Mưa – Trần Đăng Khoa)a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?Câu 2: Trong các tình huống sau, theo em tình huống nào không nên sử dụng câu rút gọn? Vì sao?a, - Mai: Bao giờ lớp mình đi lao động?- Nam: Ngày mai.b, - Cô giáo: Em làm...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Bố em đi cày về.

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa...”

(Mưa – Trần Đăng Khoa)

a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên?

b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn?

Câu 2: Trong các tình huống sau, theo em tình huống nào không nên sử dụng câu rút gọn? Vì sao?

a, - Mai: Bao giờ lớp mình đi lao động?

- Nam: Ngày mai.

b, - Cô giáo: Em làm bài tập về nhà chưa?

- Học sinh: Chưa.

c, - Mẹ: Con ơi! sắp muộn giờ học rồi, nhanh lên.

- Con: Hôm nay được nghỉ học.

Câu 3: Tìm câu đặc biệt có trong các đoạn văn sau và cho biết tác dụng:

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê hỏng mất…”

(Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

b. Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung.

(Lê Minh Khuê)

c. Muốn no thì phải chăm làm

Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi.

(Tục ngữ)

d. Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm.

(Khẩu hiệu)

Câu 4: Hãy cho biết cấu tạo của các câu đặc biệt in đậm dưới đây và nêu tác dụng của chúng.

a. Có thói quen tốt và thói quen xấu.

(Băng Sơn)

b. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển Chết...

(Quà tặng cuộc sống)

c. Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giá buốt quá!

(Nguyên Hồng)

d. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

(Thép Mới)

----------Giúp mình nhé------Cần gấp--------

-------mơn trước--------

1
27 tháng 3 2020

Câu 1:

a, - Câu rút gọn: Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa

b, Bố em đội sấm

Bố em đội chớp

Bố em đội cả trời mưa

Câu 2:

Trường hợp b,c vì khi trả lời người lớn phải lễ phép 

Câu 3: 

Câu đặc biệt: Than ôi!, Lo thay!, Nguy thay!

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc

Câu 4: 

a. Không có câu đặc biệt. 

b. Không có câu đặc biệt. 

c. Câu đặc biệt: Gía buốt quá! 

Cấu tạo: vị ngữ 

Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc 

d. Câu đặc biệt: Cây tre Việt Nam! 

Cấu tạo: chủ ngữ 

Tác dụng: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng

_k me_

@Min_ngu_ngục

_copy is not fun_