Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
b. Thân bài
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay:
- Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 - 34 người chết và bị thương / 1 ngày.
- Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm ...)
- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường ...)
- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
- Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trê học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
- Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...
c. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông ...
Nếu được giao nhiệm vụ điều hành cuộc thảo luận trên lớp về một vấn đề đời sống, em sẽ nêu yêu cầu sau trước khi cuộc thảo luận diễn ra:
- Tất cả các thành viên đều phải đóng góp ý kiến cá nhân.
- Mọi người xây dựng ý kiến trên tinh thần lắng nghe, nêu ý kiến và đi đến thống nhất quan điểm chung.
- Các thành viên khác cần lắng nghe quan điểm của bạn mình và đưa ra suy nghĩ của bản thân về quan điểm đó.
- Nghiêm cấm các hành vi công kích, áp đặt lên quan điểm của nhau.
- …
Bài nói tham khảo:
Tỷ phú Bill Gates đã từng nói rằng “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ rằng, có đam mê chúng ta sẽ có động lực để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình và rồi ta sẽ thành công. Vậy thì tại sao, bản thân mỗi người lại không thể vẽ ra cho mình một đam mê và ước muốn cống hiến mình vì niềm đam mê đó.
Đam mê là một cái gì đó lớn lao hơn sở thích và niềm vui. Sở thích có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trạng thái nhưng đam mê thì không. Nó bền bỉ và gắn kết với con người một cách keo sơn khó có thể thể tách rời. Cũng giống như ý chí và nghị lực, đam mê là động lực để con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản để đến với niềm khát khao của mình. Vì có đam mê, chúng ta sẽ không sợ bất kì thử thách nào cả, dù nó có khó khăn và vất vả đến đâu, ta cũng sẽ cố gắng để vượt qua. Đam mê là đòn bẩy, là động lực để con người vươn xa hơn và cao hơn trời bầu trời mơ ước.
Trên con đường đi đến thành công, ta sẽ gặp biết bao gian nan, thử thách, nó chưa bao giờ là bằng phẳng với bất kì ai. Thành công ngày hôm nay là sự tích tụ của biết bao mồ hôi, nước mắt. Những đắng cay, ngọt bùi ta đều phải trải qua trên con đường chinh phục ước mơ. Chính niềm đam mê đã tạo nên sức mạnh và ý chí quật cường để ta quật ngã tất cả những trắc trở. Niềm đam mê vẽ ra một con đường đi cho tương lai, và cuộc đời ta sẽ dấn mình và theo đuổi con đường ấy đến khi nào ta chạm đến cuối đường. Niềm đam mê quả thật là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi con người.
Nếu một người không có hoài bão, không có ước mơ và đam mê thì họ sống cũng chỉ như không sống. Những con người ấy thật tầm thường và nhỏ bé. Sống mà không ước mơ khác gì đi một con đường mà không có điểm đến. Niềm đam mê và được hết mình vì đam mê là một ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Có đam mê ắt sẽ có những nỗ lực để đi đến thành công. Chúng ta sẽ không ngừng cố gắng vì đam mê và cũng sẽ không bao giờ hối hận vì bản thân mình đã dám đam mê dù biết rằng đam mê đó có thực hiện được hay không. Nhưng hãy cứ đam mê, hãy làm cho cuộc sống này có một hướng đi đúng đắn. Đam mê sẽ luôn theo bạn đến suốt cuộc đời và nó làm cho cuộc sống của bạn rực rỡ sắc màu hơn.
Như vậy đam mê là nguồn lực cần có ở mỗi người. Có đam mê ắt chúng ta sẽ có được thành công. Cho dù thế nào đi nữa, đam mê vẫn là ngọn lửa rực cháy trong trái tim mỗi người.
Bài văn tham khảo:
Tỷ phú Bill Gates đã từng nói rằng “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ rằng, có đam mê chúng ta sẽ có động lực để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình và rồi ta sẽ thành công. Vậy thì tại sao, bản thân mỗi người lại không thể vẽ ra cho mình một đam mê và ước muốn cống hiến mình vì niềm đam mê đó.
Đam mê là một cái gì đó lớn lao hơn sở thích và niềm vui. Sở thích có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trạng thái nhưng đam mê thì không. Nó bền bỉ và gắn kết với con người một cách keo sơn khó có thể thể tách rời. Cũng giống như ý chí và nghị lực, đam mê là động lực để con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản để đến với niềm khát khao của mình. Vì có đam mê, chúng ta sẽ không sợ bất kì thử thách nào cả, dù nó có khó khăn và vất vả đến đâu, ta cũng sẽ cố gắng để vượt qua. Đam mê là đòn bẩy, là động lực để con người vươn xa hơn và cao hơn trời bầu trời mơ ước.
Trên con đường đi đến thành công, ta sẽ gặp biết bao gian nan, thử thách, nó chưa bao giờ là bằng phẳng với bất kì ai. Thành công ngày hôm nay là sự tích tụ của biết bao mồ hôi, nước mắt. Những đắng cay, ngọt bùi ta đều phải trải qua trên con đường chinh phục ước mơ. Chính niềm đam mê đã tạo nên sức mạnh và ý chí quật cường để ta quật ngã tất cả những trắc trở. Niềm đam mê vẽ ra một con đường đi cho tương lai, và cuộc đời ta sẽ dấn mình và theo đuổi con đường ấy đến khi nào ta chạm đến cuối đường. Niềm đam mê quả thật là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi con người.
Nếu một người không có hoài bão, không có ước mơ và đam mê thì họ sống cũng chỉ như không sống. Những con người ấy thật tầm thường và nhỏ bé. Sống mà không ước mơ khác gì đi một con đường mà không có điểm đến. Niềm đam mê và được hết mình vì đam mê là một ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Có đam mê ắt sẽ có những nỗ lực để đi đến thành công. Chúng ta sẽ không ngừng cố gắng vì đam mê và cũng sẽ không bao giờ hối hận vì bản thân mình đã dám đam mê dù biết rằng đam mê đó có thực hiện được hay không. Nhưng hãy cứ đam mê, hãy làm cho cuộc sống này có một hướng đi đúng đắn. Đam mê sẽ luôn theo bạn đến suốt cuộc đời và nó làm cho cuộc sống của bạn rực rỡ sắc màu hơn.
Như vậy đam mê là nguồn lực cần có ở mỗi người. Có đam mê ắt chúng ta sẽ có được thành công. Cho dù thế nào đi nữa, đam mê vẫn là ngọn lửa rực cháy trong trái tim mỗi người.
Xin chào thầy cô và các bạn. Xin được giới thiệu, tôi tên là……………….., học sinh lớp….. trường……………………. Đến với buổi tọa đàm Khoa học và cuộc sống ngày hôm nay, tôi xin đại diện cho nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của chúng tôi về đề tài: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HANH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY
Các bạn thân mến!
Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Vấn nạn bạo lực học đường đã trở thành tình trạng tức gây nhức nhối của ngành giáo dục và toàn xã hội. Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường cũng vô cùng phức tạp từ cá nhân, gia đình, bạn bè, trường học cho đến môi trường bên ngoài xã hội. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra những ảnh hưởng dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay. Và với một số khảo sát đối với các học sinh khối THCS và THPT về vấn đề này, sau khi phân tích thu được kết quả như sau: hành vi bạo lực từ những học sinh nam chiếm ưu thế nhiều hơn học sinh nữ và xuất hiện đa phần ở khối THPT và THCS thì chiếm ít hơn.
Bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập ”. Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó. Đây là thực trạng phổ biến trên toàn cầu với mức độ, số lượng ngày càng tăng, theo thống kê về số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, cứ khoảng trên 5 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau..ông chỉ vậy, bạo lực có thể từ chính thầy cô, nhà trường với học sinh, từ học sinh cùng trường với nhau hoặc học sinh khác trường, có thể từ các mâu thuẫn rất nhỏ. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
BLHĐ (bạo lực học đường) có thể xảy ra giữa GV và HS hoặc giữa các em HS với nhau, có từ 22,4 % đến 66,3 % HS cho biết, đã bị bạn học dùng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu xúc phạm hoặc chửi mắng, đe dọa; 2,2 % bị bạn dùng hung khí tấn công. Từ 22,2 % đến 62,5 % HS cho biết, có thực hiện bạo lực với bạn học, trong khi đó , nhiều nhất ( 6,0 % ) HS nói xấu xúc phạm thầy cô. HS cho biết có tình trạng GV xúc phạm HS ( 27,1 % ). 7,1 % HS bị thầy cô nói xấu xúc phạm và 18,3 % bị thầy cô đánh. Như vậy, chủ thể và đối tượng của BLHĐ chủ yếu là HS.
BLHĐ có hình thức rất đa dạng, có thể là chửi mắng sỉ nhục hoặc dùng điện thoại internet đưa tin nói xấu nhau. Mức độ nghiêm trọng là HS đánh nhau và dùng hung khí tấn công bạn học / thầy cô , phổ biến nhất là nói xấu , xúc phạm bạn ( 62,5 % ). đánh nhau cũng khá cao ( 29,8 % ). Cá biệt , có 2,2 % dùng hung khí tấn công bạn , từ 0,6 % đến 6,0 % HS đã thực hiện một số hình thức bạo lực với GV , 18,3 % bị thầy cô đánh , 8,5 % bị thầy cô chửi mắng sỉ nhục và 7,1 % bị thầy cô xúc phạm.
BLHD gồm hai cấp độ chính: (1) Bạo lực bằng ngôn ngữ gây tổn hại về mặt tinh thần , bao gồm các hình thức cụ thể như : Nói xấu xúc phạm ; chửi mắng sỉ nhục; Sử dụng điện thoại internet đưa tỉn nói xấu , xúc phạm đe dọa bạn / thầy cô và (2) bạo lực bằng hành động gây tổn hại thể xác , bao gồm : Có hành động đe dọa ; Đánh; Sử dụng hung khí tấn công bạn / thầy cô. Kết quả điều tra cho thấy , HS bị bạo lực cả bằng ngôn ngữ.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến bạo lực học đường bao gồm: Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh, Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội.
Những yếu tố thuộc về chính bản thân học sinh bao gồm yếu tố sinh lý và tâm lý:
Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 đến 18 đang ở trong giai đoạn dậy thì với những dấu hiệu rất rõ nét và diễn ra hết sức nhanh chóng ở hệ thống thần kinh, hệ thống các cơ quan trong cơ thể, sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan tế bào màng não, bộ phận sinh dục bắt đầu hoàn thiện, và bắt đầu có những cảm giác tò mò muốn tìm hiểu về giới tính. Những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến tâm lí, cảm xúc, tinh thần, hành vi của thanh thiếu niên.
Thanh thiếu niên trong giai đoạn tuổi dậy thì, hệ thống thần kinh ở vào trạng thái chưa ổn định, về nhận thức, tình cảm, ý chí có sự thay đổi, điều này dễ khiến cho các em dễ hưng phấn, dễ hành động và làm việc theo cảm tính, dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tác động từ bên ngoài.
Do thời kì thanh thiếu niên có sự phát triển không đồng bộ và không cân bằng về tâm sinh lí, cùng với những hạn chế về kiến thức xã hội, do đó ở giai đoạn này thanh niên dễ nảy sinh những hành vi bạo lực.
Một số yếu tố khác từ bản thân học sinh: Học sinh có tiền án, tiền sự vi phạm pháp luật; học sinh có sử dụng các chất kích thích; học sinh có những vấn đề về tâm lý như hiếu động, giảm tập trung chú ý, lo âu, trầm cảm,…; học sinh tham gia vào các hiệp hội, băng nhóm bạo lực hoặc có liên quan đến các đường dây bạo lực;…
Những yếu tố ảnh hưởng thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội:
Ảnh hưởng từ gia đình: Sự buông lỏng trong quản lý và giáo dục con cái của gia đình; Môi trường gia đình phức tạp; Nhân cách, đạo đức của cha mẹ chưa tốt; Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình.
Ảnh hưởng từ trường học: Sự phân bổ trình độ học sinh chưa hợp lý; Quan niệm giáo dục thiên lệch; Mối quan hệ giữa thầy và trò chưa tốt; Vai trò quản lý của nhà trường chưa chặt chẽ; Giáo dục luật pháp chưa triệt để và thiếu sót hỗ trợ tâm lý, giáo dục kỹ năng mềm.
Ảnh hưởng từ xã hội: Những nhân tố tiêu cực và các yếu tố văn hóa không lành mạnh trong xã hội; Những ảnh hưởng của môi trường xung quanh trường học.
Một số phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng như: khảo sát định lượng, phương pháp chọn mẫu đảm bảo tính đại diện, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích dữ liệu.
Kết luận:
Bao lực học đường là một hiện tượng phổ biến ở học sinh. Hai phần ba học sinh được khảo sát đã trải nghiệm qua hành vi bạo lực này ở vị trí là người đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt. Hành vi bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Hành vi bạo lực học đường và bắt nạt học đường có mối tương quan với nhau. Hành vi bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên trường học, theo phản ánh của học sinh hành vi này xảy ra cả trong và ngoài trường học, nhất là những nơi kín đáo không có giáo viên vàngười lớn qua lại. Hành vi bao lực học đường liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội của học sinh. Mức độ căng thẳng tâm lý ở trường học,khó khăn trong giao tiếp, mức độ thay đổi cảm xúc, mức độ mâu thuẫn với bạn, có xu hướng gia tăng ở nhóm học sinh có hành vi bạo lực. Đây là những yếu tố khơi nguồn hoặc duy trì hành vi bạo lực của họcsinh.
Một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường:
- Thứ nhất là đối với HS: HS cần nhận thức đúng đắn về BLHD để có thể tự kiểm soát và định hướng hành vi.
- Thứ hai là đối với GĐ: Các bậc phụ huynh cần quan tâm sâu sát đến quá trình học tập và rèn luyện của con em mình.
- Thứ ba là đối với nhà trường: GV chủ nhiệm cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý HS, cần quan tâm nhiều hơn đến những HS cá biệt. Ngoài ra, GV cần thông qua các tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thông tin cho HS về vấn đề BLHD để các em có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này, từ đó, có những hành vi tích cực hơn.
- Thứ tư là đối với xã hội: Các cấp, các ngành liên quan cần xem xét nghiêm túc vấn để BLHĐ để có những biện pháp hiệu quả nhất.
Trên đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm chúng tôi về đề tài CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HANH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH HIỆN NAY. Rất mong nhận được sự góp ý của tất cả mọi người để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
Có thể thấy vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội có vai trò rất đặc biệt. Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, quán xuyến mọi công việc nhà cửa, bếp núc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn trong xã hội, phụ nữ cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng.
1. Mở bài
- Giới thiệu: đảm bảo an toàn giao thông
2. Thân bài
a. An toàn giao thông là gì?
- An toàn là gì? An toàn là bình yên trọn vẹn, không xảy ra bất kì sơ suất gì ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh.
- Thế nào là an toàn giao thông? Là những người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông …
b. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay ra sao?
- Thực trạng giao thông hiện nay ở nước ta đang diễn ra phức tạp và những biểu hiện mất an toàn giao thông ngày càng tăng (Dẫn chứng số liệu).
- Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 - 34 người chết và bị thương / 1 ngày.
- Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
c. Nguyên hân gây tai nạn giao thông
- Trước hết đó là ý thức kém của người tham gia giao thông.
- Hơn nữa luật giao thông chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân.
- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...).
- Biện pháp an toàn giao thông được thực hiện như thế nào?
- Không an toàn giao thông gây ra những thiệt hại gì? Không an toàn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
3. Kết bài
- Đánh giá chung: đảm bảo an toàn giao thông.
- Gửi gắm thông điệp, lời kêu gọi mọi người hãy chấp hành an toàn giao thông.