Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
LÀM BÀI CHO KỊP
- Thầy: Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Các trò về suy nghĩ, phân tích và lấy ví dụ thực hành mai nộp cho thầy.
- Thầy: Cò! Em làm gì vậy ?
- Cò: Thưa thầy. Con đang mài cây sắt để kịp ngày mai nộp cho thầy cái kim ạ.
trên báo thời sự nói thằng câm kể vs thằng điếc về chuyện thằng mù nhìn thấy thằng qùe nó đi trên mặt nước
Em vẫn thường nhắc đến mùa thu
Bông cúc vàng cánh mềm như tuổi nhỏ
Bài tập đọc năm nao em còn nhớ
Dẫu bây giờ em đã biết làm thơ
Đọc chữ O cô dặn phải tròn môi
Chỉ vậy thôi, chao ôi, sao mà khó!
Lỗi tại con chuồn chuồn cánh đỏ
Mải rong chơi nên em chẳng thuộc bài
Chỉ mỗi chữ O em đọc sai
Dường như cô già đi mấy tuổi
Đến khi em hiểu điều đơn giản ấy
Cô giáo ơi, tóc cô bạc hết rồi!
Em hiểu, mỗi sợi tóc đổi màu kia
Là một lớp người lớn lên và biết sống
Mặt đất như trời xanh mơ mộng
Bông cúc vàng nên buổi sáng vô tư.
Khởi đầu cho một chuyến đi xa
Lối trường cũ thoảng hương cỏ mật
Bài tập đọc khóa bình minh thứ nhất
Cả cuộc đời cô dõi bóng theo em …
Bài thơ về tin học nhé!
Trái tim anh, em select bằng mouse
Chốn hẹn hò, forum internet
Lời yêu thương truyền bằng phương thức get
Nhận dáng hình qua địa chỉ IP
Nếu một mai em vĩnh viễn ra đi
Anh sẽ chết giữa muôn ngàn biển search
Lời tỏ tình không dễ gì convert
Lưu ngàn đời vào biến constant
Anh nghèo khó mang dòng máu Sun
Em quyền quý với họ Microsoft
Hai dòng code không thể nào hoà hợp
Dẫu ngàn lần debug em ơi
Sao không có 1 thế giới xa xôi
Sun cũng thế mà windows cũng thế
Hai chúng ta chẳng thể nào chia rẽ
Run suốt đời trên mọi platform.
Có nhiều khi gục đầu bên KeyBoard
Anh vô tình nhấn Shift viết tên em
Anh yêu em mà em chẳng Open
Mở cửa trái tim và Save anh vào đó
Cửa nhà em, mẹ đã gài Password
Anh suýt rách quần vì cố vượt FireWall
Nhớ lần đầu khi đưa em về Home
Anh kiss trộm liền xơi ngay một Tab
Anh bàng hoàng quay xe BackSpace
Ngoái nhìn em mà chẳng thể Ctrl
Anh tức giận khi thấy một thằng Alt
Cứ Insert mỗi khi mình nói chuyện
Có nhiều khi muốn thẳng tay Delete
Nhưng vì em, anh nuốt giận Cancel
Anh biết anh chỉ là Hacker nghèo
Còn hắn có @ và Esc
Em thích hắn làm lòng anh Space
Bước thẫn thờ chìm xuống vực PageDown
- Treo biển
- Lợn cưới ,áo mới
-Ông nọ bà kia.
-Nhận tiền lì xì: ít mà không ít
-Xin tiền tiên..
-Sĩ diện…
Câu chuyện Sĩ diện…
Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: “Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được.”
Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.
Hôm sau, bạn hỏi ông ta: “Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?”
Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: “Có lẽ ***** đó ăn cám mà tớ không biết.”
Không trống rỗng
Một hôm thầy giáo giảng cho học sinh về sự tuần hoàn của máu. Để làm cho chủ đề bài giảng rõ thêm, thầy giáo nói:
- Bây giờ các em nhìn đây, nếu tôi đứng bằng đầu, thì máu, như các em đã biết, sẽ dồn xuống đầu tôi và mặt tôi sẽ đỏ bừng lên.
- Các em học sinh đều đồng ý như vậy. Thầy giáo lại tiếp tục: ...Bây giờ cái điều mà thầy muốn biết là ở chỗ, làm sao mà thầy đứng mà máu lại không chảy vào chân của thầy được?
- Tất cả các em học sinh đều ngồi yên trong giây lát, rồi một học sinh bé nhỏ giơ tay và nói: Thưa thầy, vì chân của thày không trống rỗng như não!
Một buổi trưa hè đưa đến cho em giấc ngủ ngon lành. Trong mơ, em thấy túp lều tranh và một cây khế đang sãi trĩu quả. Thì ra, là câu chuyện “ Cây khế”. Ngày xưa, một gia đình nọ có hai anh em. Gia đình họ sống thật hạnh phúc, được mấy năm thì bộ mẹ qua đời. Một thời gian sau, người anh lấy vợ. Vì không muốn cho em ở cùng, hai vợ chồng anh đòi chia tài sản. Ỷ thế còn có vợ con ngừi anh chiếm hết tài sản chỉ để lại mọt túp lều và cây khế. người em ra đi mà không oán trách anh mình điều gì. Đến mùa khế ra quả, có con chim lạ không biết đến từ đâu tới ăn hêt trái này đến trái khác.
Người em thấy vậy sôt ruột lắm, bèn nói với chim:
“Cả gia sản nhà tôi chỉ có mỗi cây khế này chim mà ăn hết tôi biết trông cậy vào đâu”
Thấy vậy chim bèn nói:
“Ăn một quả trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”
Theo đúng lời của chim, người am may túi ba gang. Sáng hôm sau, con chim bay đến một hòn đảo ở ngoài khơi xa. Hòn nào hòn đấy lấp lánh.Đến đo người em lếy đầy túi ba gang rồi theô chim ra về. Từ đó, người em có cuộc sống khá giả.
Thấy em mình giàu có nhanh chóng người anh bèn đến thăm, lân la dò hỏi. Vốn thật thà người em kể hết chuyện cho anh nghe. Thấy vậy, người anh lền đổi cả gia tài lấy cây khế. Ngày nào anh cúng xin em đổi. Thương anh nền người em chấp nhận đổi. Đến mùa khế sai quả, hai vợ chồng người anh thay nhau ngồi dưới gốc cây đợi con chim lạ.
Một hôm, vợ chồng ngườ anh thấy một con chim rất to đậu trên cây khế ăn quả. Sự việc diến ra giống hệt người em. Nhưng thay vì may túi ba gang thì người anh may túi mười hai gang. Khi đến hòn đảo người anh ních đầy túi mười hai gang mà còn nhét đầy người. người anh vác túi vàng khổng lồ và thân mình nặng leo lên lưng chim. Vì nặng quá nên chim phải vỗ cánh ba lần mới bay lên được. Lúc bay qua biển, một luồng gió mạnh làm chim lảo đảo hất người anh và túi vàng xuống biển. Đúng theo câu tục ngữ “Tham thì thâm”. Đây cũng là bài học cho mọi người không nên tham lam ích kỉ.
;3
Trong những truyện đã học ở Tiểu học, tôi thích nhất là câu chuyện nói về ông Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan có tài xét xử và nhiều kế sách trừ hại cho dân. Tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Một lần, có anh hàng dầu gánh hàng ra chợ bán. Lợi dụng anh bận đong dầu cho khách, có một người thò tay vào bị lấy trộm tiền. Khi biết mình bị mất tiền, anh mới sực nhớ ra. Lúc nãy, có một người mù quanh quẩn bên gánh hàng, đuổi mấy cũng không đi. Anh dám chắc là người ấy. Anh gửi gánh hàng cho người quen rồi chạy đi tìm. Người mù chối phăng lấy lí do là mình bị mù, biết tiền để đâu mà ăn trộm. Hai bên xô xát nhau một hồi thì bị lính bắt giải về quan.
Trước vị quan Nguyễn Khoa Đăng, người mù khăng khăng chối cho rằng anh hàng dầu vu cáo. Quan hỏi:
- Anh có mang tiền không?
Người mù đáp:
- Có, nhưng đấy là tiền của tôi.
- Cứ đưa đây!
Khi người mù móc tiền ra, quan sai người múc một chậu nước, bỏ số tiền vào chậu. Váng dầu nổi lên. Người mù đành nhận tội. Cứ ngỡ là vụ án đã xong, náo ngờ quan lại phán:
- Tên ăn cắp này là kẻ giả mù. Vì nếu mù làm sao hắn biết chỗ để tiền mà lấy.
Rồi ông sai lính lôi kẻ ăn cắp ra đánh. Bị đánh đau quá, hắn bèn mở cả hai mắt, van lạy quan tha tội.
Đó là chuyện về tài xét xử của ông. Còn câu chuyện sau đây thì khiến tôi khâm phục đức độ, tài năng và mưu mẹo tiêu diệt bọn gian phi trừ hậu hoạ cho dân của ông Nguyễn Khoa Đăng. Trong thời kì làm quan, ông đã làm cho suốt một dọc truông nhà Hồ ở Quảng Trị không còn một bóng gian phi. Trước đó, ở cái truông này là rừng rậm, con đường Bắc Nam phải đi qua đây. Bọn gian phi đã dùng nơi này làm sào huyệt đón đường trấn lột.
Để bắt bọn cướp, ông sai chế một hòm gỗ kín có lỗ thông hơi, vừa một người ngồi, có khoá bên trong để người ngồi trong có thể mở tung nắp hòm dễ dàng. Ông đưa các võ sĩ giỏi võ nghệ có vũ khí ngồi vào rồi sai quân sĩ ăn mặc giống thường dân khiêng những cái hòm ấy đi qua truông, lại phao tin lên rằng: có một vị quan to ở ngoài Bắc sắp sửa về quê sẽ đi qua truông; cùng những hòm của cải quý. Bọn cướp nghe tin mừng khấp khởi, chuyến này chắc thu lợi lớn. Chúng hí hửng khiêng những cái hòm về sào huyệt Nhưng vừa về đến nơi, thì những cái hòm bật tung ra. Những võ sĩ tay lăm lăm kiếm binh của triều đình kéo đến. Bọn cướp đành hạ vũ khí, chắp tay xin tha mạng. Ông quan dùng bọn cướp ấy đi khai khẩn đất hoang ở biên giới, lập thành những đồn điền rộng lớn. Sau đó, ông đưa dân đến lập xóm dọc hai bên truông, khiến một vùng rừng núi âm u vắng vẻ trở thành những xóm làng đông đúc và có cuộc sống bình yên.
Tôi rất khâm phục ông Nguyễn Khoa Đăng và cố gắng học thật giỏi để sau này trở thành một vị quan tài giỏi, liêm chính như ông.
Thầy giáo kiểm tra chỉ số thông minh của học sinh.
Thầy hỏi: “Ai là con của cha mẹ em, mà lại không phải là anh chị em ruột của em?” Tí trả lời: “Đó là em, Tí ạ”. Thầy giáo rất hài lòng.
Đến lượt Tèo, thầy cũng hỏi: “Ai là con của cha mẹ em mà không phải là anh chị em ruột của em?”. Tèo gãi đầu gãi tai: “Để em về nhà suy nghĩ đã ạ”.
Về nhà nghĩ mãi không ra, Tèo bèn đi hỏi Tẹo: “Ai là con của cha mẹ cậu mà lại không phải là anh chị em ruột của cậu?”. Tẹo đáp ngay: “Đó là Tẹo còn ai”.
Hôm sau Tèo hớn hở đến lớp khoe với thầy chắc như đinh đóng cột: “Em biết đó là ai rồi, đó là bạn Tẹo ạ”.
Thầy lẩm bẩm: “Sao lại thế, phải là Tí chứ nhỉ?”.
Lời khuyên của chồng
Hai vợ chồng và người vợ vừa đi dự một bữa tiệc và người vợ quyết định cầm lái, chở chồng về nhà. Cô lái xe một lúc và phất hiện ra rằng phanh xe không hoạt động.
Nhấn phanh hết sức có thể nhưng không ăn thua, chiếc xe vẫn lao rầm rầm trên phố
- Ối ối ! người vợ kêu lên : David em phải làm sao bây giờ ?
- Trời đất ông chồng hét lên nhưng đã chấn tĩnh lại nói : Cố tìm cái gì rẻ rẻ mà đâm vào em ạ ...
- Tự trả lời vậy:
thầy giáo:"các em hãy đổi nghĩa hán việt sang tiếng việt"
Suneo: thưa thầy thiên là trời, tử là con =>thiên tử là con trời
Noobita: thưa thầy sư là thầy , tử là con => sư tử là con thầy
Nếu hay các bạn nhớ ủng hộ
Truyện cười nè bạn
Ai tìm ra châu Mỹ
Trong giờ địa lý, thầy giáo gọi Hà:
- Em hãy chỉ đâu là châu Mỹ?
- Thưa thầy, đây ạ! – Hà chỉ trên bản đồ.
- Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Bi hãy nói cho thầy biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?
- Thưa thầy, bạn Hà.
Lý do con tới trường
Mẹ: Con trai, dậy thôi, con phải tới trường rồi
Con: Con không muốn tới trường đâu!
Mẹ: Con có thể đưa ra 2 lý do tại sao con không muốn tới trường không?
Con: Được ạ, đó là bọn trẻ ghét con và thầy cô giáo cũng ghét con.
Mẹ: Nhưng mẹ cũng có thể đưa ra 2 lý do mà con phải tới trường.
Con: Vâng, mẹ nói đi.
Mẹ: Thứ nhất, con đã 52 tuổi rồi, và thứ 2 con là hiệu trưởng
Thời facebook
Hai thầy trò ngồi nói chuyện với nhau.
- Em làm bài tập chưa Tí?
- Dạ em đã làm và post lên Facebook rồi. Em đã tag thầy rồi đấy. Thầy vào xem nhớ và comment cho em nhé.
- Tốt lắm. Thầy cũng vừa post bảng điểm của em lên Facebook, cũng đã tag mẹ em rồi. Em nhớ nhắn mẹ xem xong và comment cho thầy nhé.
Thông cảm
Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố:
- Thầy giáo trù dập con quá, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài. Thầy cố tình chọn những câu thật khó để con không trả lời được thì thầy phạt. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp.
- Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy: Tôi nghe cháu nó nói thầy trù dập nó ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy?
- Tôi trù dập con ông hồi nào đâu, nhưng ông xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.
- Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào.
- Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó tướng Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.
- Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp: Thôi, thầy cũng thông cảm cho cháu. Gia đình tôi là gia đình làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo thì xem tin tức chứ ai đi đọc cáo phó làm gì.
Tẩy trắng
Đang trong giờ học Hóa, cô giáo thấy Tí quay ra sau chơi trò gì đó. Cô hỏi:
- “Tí! Em hãy cho cô biết loại axit nào hay được dùng trong việc tẩy trắng ?”
- “Thưa cô, Có rất nhiều loại ạ.”
- “Em hãy cho cô biết đó là những loại nào ?”
- “Thưa cô, ví dụ như là Ô mô, Tide hay Vì dân ạ”
Không phải em!
Để chuẩn bị cho tiết học có đoàn thanh tra của sở Giáo dục xuống kiểm tra tại trường, thầy giáo chuẩn bị và báo với các em học sinh trong lớp.
- Khi thầy hỏi một câu thì tất cả các em đều phải giơ tay lên.
- Nếu em nào biết để trả lời thì giơ thẳng cả 5 ngón tay, ai không biết thì cúp 1 ngón tay để thầy biết.
Khi lớp học diễn ra có cả thanh tra sở, hiệu trưởng nhà trường tham dự. Thầy giáo say sưa giảng bài và đặt câu hỏi cho cả lớp.
Thấy tất cả các em đều giơ tay, Thanh tra sửng sốt vì nghĩ học sinh học quá xuất sắc. Do hồi hộp quên mất quy tắc đã đặt ra, thầy chọn Thanh. Thanh bình tĩnh trả lời:
- Thưa thầy không phải em, em cúp mà!
Đi trễ
Đã vào tiết học, Tí lúc này mới bước vào cổng trường. bác bảo vệ kêu lại và hỏi:
- Tại sao con đi trễ?
- Ước mơ của con là làm thầy hiệu trưởng, Tí trả lời.
- Tôi hỏi tại sao lại đi trễ mà? Bác bảo vệ nghiêm mặt.
- Vậy bác khi nào thấy thầy hiệu trưởng đi sớm chăng????
Ai lấy nỏ thần?
Thầy giáo hỏi học sinh: Ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Cả lớp im lặng. Thầy chỉ một trò:
- Em có biết ai lấy nỏ thần của An Dương Vương không?
- Dạ không phải em - trò sợ sệt đáp
Vừa lúc đó Hiệu trưởng đi qua, thầy giáo đang bực mình liền nói
- Anh xem, học trò bây giờ tệ quá, hỏi ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương mà cũng không biết
Hiệu trưởng gật gù:
- Thôi, anh cứ bảo anh Vương làm báo cáo rồi tôi nói ban giám hiệu xuất quỹ đền cho, đừng làm rùm beng lên để mang tiếng chết!
Dụng cụ y tế
Cô giáo dặn học sinh:
- Ngày mai các em đem tới lớp một đồ dùng có liên quan đến bảo vệ sức khoẻ.
- Hôm sau, nhất loạt các học sinh đều mang mỗi người một đồ vật.
- Tuấn, em đem gì tới?
- Thưa cô, em mang băng gạc dùng để băng vết thương ạ.
- Tốt lắm. Thế còn Tèo, em mang gì nào?
- Thưa cô, lọ ê-te dùng để rửa sạch vết thương ạ.
Đến thầy cũng phải điên
Thầy giáo: Em hãy cho biết Mặt Trăng xa hơn hay Mặt Trời xa hơn?
Trò: Mặt trời xa hơn ạ.
Thầy: Vì sao?
Trò: Vì sao của Khởi My ạ
Thầy: Không, tại sao?
Trò: Tại sao của Ưng Hoàng Phúc ạ!
Thầy: Không, ý thầy là Why đó!
Trò: Why? À! Why của DBSK .
Thầy: Trời ơi, tôi phải làm thế nào ?
Biển
Trong giờ địa lý, thấy Tí ngồi không chú ý bài.
- Cô giáo: Tí! Hãy cho cô biết biển là gì?
- Tí (giật mình): Thưa cô! “Biển” là bài thơ của Xuân Diệu ạ!
- Cô giáo: ?!?
Xe 4 bánh
SV1 gặp bạn là SV2 đang chạy Xe máy đi học.
SV1 : Thời đại ngày nay SV mà còn chạy xe máy đi học.
SV2 ngạc nhiên hỏi lại: Thế mày đi bằng gì.
SV1 : Tao ấy à ? Phải ô tô 4 bánh trở lên mà còn tài xế đưa rước nữa chứ.
SV2 : Vậy à. Mày làm gì mà sang thế. Thế mày đi xe hiệu gì ?
SV1 : Vừa nói vừa co giò chạy "Nào ta cùng đi Buýt"
Chào cô! Bố em
Một học sinh nghỉ học không có lý do.
- Cô giáo hỏi: Tại sao hôm qua em không đi học?
- Thưa cô... vì em bị ốm ạ.
- Chậm nhất là ngày mai em phải đưa cô giấy của bố hoặc mẹ em.
- Vâng, thưa cô.
Hôm sau, học sinh đưa cô giáo tờ giấy có những dòng chữ sau đây: "Thưa cô giáo, con tôi nghỉ học hôm qua vì nó bị ốm. Chào cô. Bố em".
Thi vấn đáp
Một sinh viên phải trả thi trong hội đồng. Giáo sư hỏi:
- Các-mác mất năm nào?
- Các-mác đã mất! Một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến Người!
Cả hội đồng đứng dậy tưởng niệm một phút. Giáo sư hỏi tiếp:
- Lê-nin mất năm nào?
- Lê-nin mất, nhưng sự nghiệp của Người vẫn còn sống mãi. Ðể tưởng nhớ người lãnh đạo vĩ đại của giai cấp Cộng sản, 5 phút mặc niệm bắt đầu.
Cả hội đồng đứng dậy, mặc niệm. Giáo sư thì thầm với hội đồng:
- Thôi cho nó 3 điểm đi, không nó bảo chúng ta hát "Quốc tế ca" thì chẳng có ai ở đây thuộc lời đâu!
Vào bài
Cả lớp đang chờ thầy giảng bài mới.
Thầy: "Thầy có việc bận, cả lớp ta được nghỉ tiết này."
Nghe thầy nói xong, cả lớp sung sướng ra về.
Thầy: "Khoan đã. Các em đã được nghe thông tin nghỉ học. Vậy các em xử lý thông tin đó như thế nào?"
Trò: "Dạ, chúng em sẽ về nhà hoặc đi chơi ạ"
Thầy: "Tốt! Đó chính là một ví dụ về 'Thông tin và xử lý thông tin'. Các em mở vở ra và học bài mới nào!"
Trò: ....
Thầy giáo pro
Thầy giáo bước vào lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt hằm hằm. Cả lớp lo lắng. Vào cửa lớp, thầy rút chiếc dép phải ném bay vù xuống góc trái cuối lớp.
Cả lớp sợ. Thầy rút tiếp chiếc dép trái ra ném. Dép bay vèo xuống góc phải của lớp.
Cả lớp run. Tiến lại gần bảng, thầy hỏi:
- Thế nào, các cô, các cậu có sợ không, hả?
- Thưa thầy... sợ, sợ lắm ạ.
- Cả lớp đồng thanh.
- Thế vẫn chưa sợ bằng đại chiến thế giới lần thứ hai. Các em lấy bút, vở ra học bài mới: "Đại chiến Thế Giới lần thứ 2"
Không thể cho
Thầy giáo sau khi dạy cho học trò một bài học về lòng hiếu thảo liền hỏi trò Bi:
- Nếu em có hai cái nhà, ba em không có cái nào, em sẽ làm gì?
- Em sẽ cho ba một cái nhà.
- Giỏi lắm. Nếu em có hai cái xe, ba em không có cái xe nào, em sẽ làm gì?
- Em sẽ cho ba một chiếc.
- Giỏi lắm. Em hiểu rất rõ bài thầy giảng. Một câu hỏi chót: Nếu em để dành được 20.000 đồng, ba em lại không có đồng nào. Vậy em sẽ làm gì?
- Em sẽ không cho ba đồng nào.
- Ủa sao kỳ vậy. Em cho ba cái nhà, cho ba chiếc xe, sao em lại không cho ba đồng nào?
- Thưa thầy, tại vì thật sự em có để dành 20.000 đồng.
Gọi Tên Sự Vật
Giờ kiểm tra, thầy giáo dạy sinh vật đem đến một cái lồng, bên trong đựng đủ loại chim. Thầy lôi ra một con và giấu sau lưng, chỉ để cho học sinh thấy cái đuôi, và hỏi học sinh:
- Đây là chim gì?
- Thưa thầy, chim sáo ạ!
- Không đúng. Đây là chim gõ kiến. Cho em đoán một lần nữa...
Thầy giáo lại lôi ra một con khác và hỏi:
- Con này tên gì?
- Dạ...!
- Học sinh nọ lúng túng.
- Em nghĩ đó là con chào mào ạ!
- Không phải, đây là chim hoạ mi. Em không học bài! Tôi thật buồn phiền phải cho em điểm "Không"! Tên em là gì nhỉ?
- Em đố thầy biết đấy.
Thầy !!!
Số ý nghĩa
Trong một tiết học cô giáo hỏi các học sinh
- “Các em thích con số nào nhất”
- Có nhiều học sinh trả lời với nhiều con số khác nhau
- Riêng Tèo là người trả lời sau cùng
- “Thưa cô: em thích nhất là số 21193″
- Cô giáo hỏi sao em lại thích số đó
- Tèo trả lời “Thưa cô con số đó rất có ý nghĩa”
- “Ý nghĩa gì” Cô giáo hỏi?
- Thưa cô: 21193 có nghĩa là “Nếu 2 người cùng làm chung 1 việc trong 1 giờ thì sau 9 tháng sẽ có một người thứ 3
Vấn đáp lịch sử
Trong một buổi thi vấn đáp Lịch sử:
- Anh hãy cho biết, Lê lợi là ai?
+ Dạ, em không biết.
- Thế anh có biết, Trần Hưng Đạo là ai không?
+ Dạ, em không biết.
- Thôi, nếu anh trả lời được câu này, tôi sẽ cho anh qua, anh có biết Trưng Trắc, Trưng Nhị là ai không?
+ Dạ em cũng không biết.
- Vậy thì mời anh ra, tôi không thể cho anh qua được.
+ Thế thầy có biết Hùng móm, Minh sẹo, Phúc khùng, Dũng cô hồn, là ai không?
- Hả???
+ Thầy có băng của thầy, em cũng có băng của em chứ, thầy đừng đem băng của thầy ra dọa em nhé…..
Từ trái nghĩa
Giờ học tại chức, thầy giáo giảng bài và nói với các em học sinh:
- Các bạn đọc từ trái nghĩa với từ tôi nói nhé!
Học sinh lễ phép:
- Dạ vâng, thưa thầy!
- Đen.
Học sinh đồng thanh:
- Không đen.
- Nóng.
- Không nóng.
Thầy giáo đỏ mặt:
- Không đúng!
- Đúng!
Thầy giáo cáu tiết:
- Im lặng!
Học sinh vẫn khí thế:
- Không im lặng!
Thầy giáo không thể chịu nổi:
- Bọn mày sợ tao không?
Học sinh vẫn ung dung đọc từ trái nghĩa:
- Bọn tao không sợ mày!
- Hả?!
- Không hả!
Thấy giáo tỏ tình
Hôm nay cuối tuần, thầy giáo trẻ hẹn người yêu. Khi hai người thân mật nói chuyện, thầy chủ động:
- Hôm nay anh gặp em để nói về chủ đề tình yêu. Ý tưởng chủ đề là anh rất yêu em. Anh sẽ thổ lộ với em thành ba đoạn. Mỗi đoạn sẽ có phân tích, lập luận để em hiểu hết tình cảm của anh. Kìa, em vẫn nghe anh đấy chứ! Lát nữa anh sẽ chất vấn đấy! Anh sẽ phân tích cụ thể, sẽ có dẫn chứng sinh động. Qua mỗi phần, sẽ có tiểu kết để em nắm các ý chính. Em hiểu chứ!
Cô gái nhẹ nhàng:
- Dạ, "thưa... thầy", em hiểu ạ!
- !?!
"Tôi cũng thế"
Thầy giáo nói:
- Thưa ông, trò Ngốc là một đứa lười không chịu học bài, chỉ chép lại của bạn ngồi bên cạnh.
Người cha hỏi:
- Làm sao thầy biết được?
Thầy giáo đáp:
- Đây, ông cứ coi bài kiểm tra Việt sử này thì rõ. Câu hỏi: Ai chiến thắng quân Thanh ngày mồng năm Tết? Trò Tèo ngồi kế bên trò Ngốc trả lời là: vua Quang Trung, trò Ngốc cũng trả lời y như vậy?
Người cha cãi:
- Nhưng đó là câu trả lời mà các em đã học.
Thầy giáo bình tĩnh nói:
- Mời ông xem câu thứ hai. Câu hỏi: Ai là chồng bà Trưng Trắc? Thì cả hai cùng trả lời là Tô Định.
Người cha lại nói:
- Có thể nó nhớ sai giống nhau.
Thầy giáo nói:
- Nhưng câu thứ ba thì ông nghĩ sao? Câu hỏi: Bình Định Vương lên ngôi ngày nào? Trò Tèo trả lời em không biết. Thế ông biết con ông trả lời sao không? Nó viết vô là: "Tôi cũng thế".
- !!!
Bài văn tủ
Cô giáo cho học sinh tả về con vật mình yêu thích nhất. Cu Bin 7 tuổi về bắt một con rận nghiên cứu và tả rất chi tiết, tất nhiên là cô giáo không hài lòng, Cô bắt cu Bin làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.
Cu Bin làm bài văn như sau: "Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì ắt phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ....", và chú bắt đầu tả con rận.
Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt cu Bin làm lại lần nữa, lần này là tả con cá.
Hôm sau cu Bin nộp bài như sau: "Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:....".
Cáo phó
Tý vừa khóc mếu máo vừa chạy về nhà, mách với bố: “Thầy giáo toàn trù con, bố ạ. Hôm nào thầy cũng gọi con lên trả bài. Thầy cố tình chọn những câu thật khó để phạt con. Hôm nay con lại bị phạt cầm tai đứng ở cuối lớp”.
Bố Tý tức lắm. Hôm sau ông ta dẫn Tý, hầm hầm vào gặp thầy:
- Tôi nghe cháu nó nói thầy trù cháu ghê lắm. Tại sao thầy lại đối xử với con tôi như vậy?
- Tôi trù con ông hồi nào đâu. Ông thử nghĩ xem, hôm nào tôi bảo nó lên bảng trả bài, nó cũng không trả lời được, kể cả câu hỏi dễ nhất.
- Tôi lại nghe cháu nó nói thầy toàn chọn câu khó thôi. Đâu, thầy cho tôi một ví dụ xem nào.
- Này nhé, hôm qua tôi hỏi nó Trần Hưng Đạo chết hồi nào mà nó có trả lời được đâu.
Bố Tý ngẫm nghĩ một lúc, rồi đáp:
- Thôi, thầy thông cảm cho cháu. Gia đình tôi làm ăn buôn bán, lâu lâu coi báo để xem tin tức chứ làm gì có thời gian mà đọc cáo phó.
Chỉ sai một lỗi
Hai học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Một học sinh than thở:
- Cô giáo tao thật không ra gì. Cả bài văn tao viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tao ăn trứng.
- Thế mày viết sai chỗ nào?
- Thay vì viết "cô giáo em say mê trồng người", tao viết nhầm thành "cô giáo em say mê chồng người".
Biết vẽ thế nào?
Để hiểu học trò hơn, cô giáo bảo học sinh vẽ vào một tờ giấy mơ ước mai sau của mình. Khi cô xem, có em vẽ hình máy bay tỏ ý muốn làm phi công, em thì vẽ ống nghe muốn làm bác sĩ… Riêng một em gái để tờ giấy trắng nguyên, cô hỏi:
- Chẳng lẽ lớn lên em không muốn làm gì cả sao?
Em bé băn khoăn đáp:
- Lớn lên em sẽ lấy chồng, nhưng chẳng biết nó hình gì?
8 điểm vẫn bị la
Đang dò xem kết quả điểm thi hết môn học tại chức của mình, người cha chợt reo lên “Ồ! Qua rồi”. Đứa con đang học lớp 2 đứng cạnh bên hỏi:
- Ba ơi! Ba được mấy điểm mà thấy ba mừng quá vậy?
- Ờ, 5 điểm con à!
- Nhưng mấy điểm là cao nhứt?
- Là 10 điểm.
- Vậy mà cũng mừng! Sao hôm qua con được 8 điểm môn toán mà ba lại rầy?!
- !!!
Cửa sổ cứng quá
Trên đường đi học, Tí thường đi chung xe bus với Hồng. Một hôm, Tí lấy hết dũng cảm dúi cho Hồng một mẩu giấy, trên đấy viết:
“Tôi rất thích bạn, nếu bạn đồng ý kết bạn với tôi thì hãy đưa lại mẩu giấy này cho tôi, còn nếu không đồng ý thì hãy vứt nó qua cửa sổ”.
Một lúc sau Hồng chuyển lại mẩu giấy cũ, Tí vui mừng mở ra xem, trên giấy viết: “Cửa sổ cứng quá tôi không thể mở nổi!”
Tình yêu học trò
Học trò ngày nay không chỉ yêu sớm, mà còn yêu… rất sớm.
Năm đó mình học lớp 9, mình có thương một cô nàng học lớp 7. Mình chấp nhận ở lại lớp 2 năm để có thể cùng nàng chung bước đến trường… Nhưng có ngờ đâu… sau 2 năm ở lại lớp… nàng vẫn là học sinh lớp 7.
Bực mình hỏi nàng tại sao, nàng trả lời: “Em xin lỗi, em đã thương một anh học lớp 5″.
Chuyện học trò
Trong lớp học, thày hỏi trò:
- Em đang viết gì vậy?
- Một bức thư cho chính mình ạ!
- Trong đó nói gì?
- Ngày mai em mới có thể biết được điều đó sau khi nhận thư.
- Ngày trước, tôi đã phải đi bộ 10 cây số để đến trường đấy.
- Lẽ ra, thày nên dậy sớm hơn để không bị lỡ chuyến xe bus.
***
- Tại sao những người chỉ huy thường đứng khi đi thuyền?
- Vì nếu ngồi xuống, ông ta sẽ phải chèo như những người khác.
***
Hai học sinh ngồi nói chuyện với nhau. Một học sinh than thở:
- Cô giáo tao thật không ra gì. Cả bài văn tao viết hay như thế, chỉ vì sai một lỗi chính tả mà cho tao ăn trứng.
- Thế mày viết sai chỗ nào?
- Thay vì viết "cô giáo em say mê trồng người", tao viết nhầm thành "cô giáo em say mê chồng người".
Rút hết tiền ra
Trong giờ học môn logic lớp 4, cô giáo đưa ra một tình huống: Có một người đàn ông câu cá trên thuyền giữa sông. Mất thăng bằng nên ông ấy ngã xuống sông và bắt đầu kêu cứu.
Ngừng lại một phút để cho cả lớp nắm được tình huống, cô tiếp:
"Bà vợ trên bờ nghe thấy tiếng kêu cứu của chồng. Biết rằng chồng mình không biết bơi và bản thân mình cũng không biết bơi, xung quanh cũng không có người nào, bà ta liền chạy thẳng đến một ngân hàng gần đó. Theo các em thì bà ấy đến đó để làm gì?"
Một bé gái giơ tay:
"Thưa cô, có phải bà ấy định rút hết tiền ra khỏi ngân hàng không ạ?"
Có một anh chồng đã gần già rồi mà còn tham ăn. Thường ngày, vợ đi vắng, đến bữa nấu cơm, hay bỏ thêm gạo để ăn cho no. Thật ra thì cơm bữa cũng thừa. Chị vợ lấy làm lạ, sao gạo thì ít cơm lại nhiều.
Một hôm, chị đi cuốc cỏ. Gần trưa, chị về nấp ở sau nhà. Lúc anh chồng nấu cơm gần sôi liền vào buồng, hai tay bốc hai nắm gạo, rồi đem ra bếp để bỏ thêm vào nồi. Vì hai tay mắc gạo nên không biết làm thế nào để mở vung, loanh quanh một hồi, anh chàng há miệng ngậm vung. Lửa trong bếp đang đỏ rực. Lửa liếm rát
mặt và liếm luôn cả bộ râu.
Ngẫm lại thấy thẹn, anh chàng lên giường, đắp chiếu, nằm rên hừ hừ. Chị vợ hỏi, anh ta bảo bị mệt. Chị giả đem trầu cau đi bói. Một lát trở về, chị thuật lại lời thầy bói: “Thượng tấn hạ tấu, hai tay bốc gấu, miệng ngậm lấy vung, lửa cháy tứ tung, cháy râu quai hết”.
Anh chồng biết ý, mặt đỏ rừ. Từ đó mỗi khi nấu cơm, anh ta không bốc thêm gạo bỏ vào nồi nữa.
Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...
Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.
- Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.
- Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.
Một đám ma và một đám cưới đối diện nhau. Và ng gthiệu của 2 bên : - Sau đây ban tổ chức tang lễ xin được giới thiệu lễ viếng... Xin cho một tràng pháo tay chào đón cô dâu và chú rể...Ôi than ôi chỉ còn 2 phút nữa thôi là...Cô dâu chú rể vào động phòng...Để tiếp tục chương trình xin mời nhà trai lên... Thắp nhang kính viếng hương hồn cụ Để đáp lại những tình cảm chân thành của nhà trai, tôi xin mời đại diện họ nhà gái phát biểu đôi lời...Kính thưa hương hồn cụ,kính thưa gia đình tang chủ,trong giờ phút đau thương này tôi không biết nói gì hơn,chỉ có kèn thay tiếng khóc và xin một phút mặc niệm,một phút mặc niệm bắt đầu.. Nhạc sập sình nhạc rất là vui,mừng uyên ương sánh đôi,lễ ra mắt tay trong tay,là la lá... Xin cảm ơn 2 bạn và bài hát. Và tiếp theo thay mặt cho 2 bên gia đình tổ chức tôi xin tuyên bố lễ... Truy điệu được phép cử hành!!... Và để kết thúc buổi lễ chúng ta cùng rước cô dâu xinh đẹp về... Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang quê nhà.
Truyện kể rằng: “Có một ông chồng sau khi đọc xong bài báo “Vụ án mạng tại nhà hàng với một nữ nhân viên bị giết chết”, ngẫm nghĩ và nói với vợ của mình rằng:
– Em yêu, mẹ em cả ngày cứ quanh quẩn ở nhà như vậy, không chán sao! Có lẽ nên kiếm cho mẹ một công việc nào đó …
– Mẹ em thì có thể làm được gì bây giờ chứ?
– À , thì chẳng hạn như… nhân viên phục vụ tại nhà hàng.