Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kể về quê em đổi mới
Trải qua một thời gian dài thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bộ mặt của quê em đã đổi mới hoàn toàn. Trước đây con đường chỉ có màu của cát trắng, màu của sỏi đá, thì bây giờ nó lại được khoác lên mình một màu áo mới, màu của xi măng, cát sỏi, màu của bê tông hắc ín trộn đều với nhau tạo thành một chiếc áo màu xanh rất khác biệt. Con đường phẳng phiu, đẹp đẽ, sạch sẽ khác hẳn với con dường luôn phủ đầy cát bụi, thỉnh thoảng lại có một ổ gà hay ổ voi bởi sỏi đá bị dồn hết sang một bên. Hơn nữa, ngày nay ở hai bên đường còn được trồng những cây xà cừ, cây bàng to đùng, rợp bóng mát. Những ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát nhau, thay đi cái màu cũ kĩ của những viên ngói, viên gạch được dùng đi dùng lại nhiều lần là những viên gạch mới đỏ chói, những tấm lợp tôn đủ màu sắc làm cho ngôi nhà thật đẹp đẽ và thật kiều diễm. Khi xây nhà xong người ta còn xây những cái cổng thật cao, thật đẹp nhìn rất đã mắt. Cho tới trường học, trạm y tế, … cũng được trang bị đầy đủ hơn. Bây giờ ở quê em đã có trường mẫu giáo, trường cấp một cấp hai và cấp ba riêng rồi. Ngôi trường mẫu giáo em hằng mong ước mà chỉ có thể nhìn thấy trên ti vi đã xuất hiện. Trong trường có đu quay, có cầu trượt, có cả xích đu, và nhiều trò chơi khác mà trước đây em mơ ước đều đã có đầy đủ. Thỉnh thoảng em lại cùng đám bạn giấu bác bảo vệ vào đây chơi đùa cho đỡ thèm, những lúc đó, bao nhiêu kí ức về thời xa xưa lại hiện lên thật rõ nét – cái thời chỉ biết nhìn ti vi và tưởng tượng mình được như thế dù chỉ một lần cũng mãn nguyện. Trường của chúng em thì đã có bàn ghế đầy đủ, có bảng mới rất đẹp, chúng em không sợ mỗi lần lên bảng viết bài sẽ bị các bạn ở dưới chê cười nữa. Bởi bảng mới có các đường kẻ để khi tụi em viết sẽ được thẳng hàng và dẹp hơn. Và chúng em cũng có thêm nhiều thầy cô mới nữa. Hồi đó, những thầy cô dạy toán, dạy tiếng Việt sẽ dạy luôn cả thể dục, âm nhạc và mỹ thuật nữa. Bây giờ, mỗi khi đi học hay đi chơi về muộn em cũng không sợ nữa, bởi có nhiều cây cột điện đang phát sáng vào mỗi tối làm cho con đường trở nên lung linh hơn rất nhiều. Mùa hè chúng em không sợ cái nóng, mùa đông chúng em không sợ cái lạnh nữa. Vì giờ đây, khi hè đến chúng em có những cây quạt điện làm trợ thủ rất đắc lực, còn đông đến thì những chiếc áo khoác đủ màu sắc, những chiếc chăn bông ấm áp mềm mại đã sưởi ấm cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ em cùng những người dân ở quê em đã đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Trước đây mỗi lần đi làm đồng hay tưới nước cho rau màu thì tất cả đều làm bằng tay, nhưng giờ thì đã có máy móc, đã có các thiết bị tiên tiến nên công sức lao động của mọi người bỏ ra ít hơn nhưng đến vụ thu hoạch lại được nhiều hơn.
Giờ đây quê em như được khoác một màu áo tươi mới hoàn toàn, tất cả mọi thứ từ trong nhà đến ngoài ngõ đều đẹp hơn, sạch sẽ hơn, thoáng mát hơn. Chúng em cũng được tận hưởng những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất khi mà đất nước và xã hội ngày một phát triển hơn.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Buổi sáng, trong giờ Ngữ văn, em được học truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện thần kì đã cuốn hút em.
- Đến đêm, em mơ mình được gặp Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Kể lại giấc mơ gặp Thánh Gióng:
- Em mơ thấy một tráng sĩ tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con ngựa sắt, tự xưng là Thánh Gióng.
- Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
- Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ để trở thành người có trí tuệ sáng suốt trong một thân thể khỏe mạnh. Như vậy thì mới có ích cho gia đình và xã hội.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật đẹp và nhiều ý nghĩa.
- Em thấm thía lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng, cố gắng phấn đấu thành con người toàn diện.
Tập làm văn
Trẻ em trên đất nước ta đều muốn làm tráng sĩ như Thánh Gióng. Em cũng thích câu chuyện về vị Phù Đổng Thiên Vương này và thỉnh thoảng lại kể lại cho em trai em nghe. Cu cậu nghe đi nghe lại câu chuyện này có khi đến hàng trăm lần mà vẫn chưa chán và luôn hỏi: “Chị ơi tại sao Thánh Gióng vươn vai một cái là thành tráng sĩ mà sáng nào em cũng vươn vai mấy lần nhưng vẫn bé tí thế này?”. Em chỉ cười đáp: “Bao giờ gặp Thánh Gióng chị sẽ hỏi cho”. Không ngờ, em đã gặp này trong mơ và được nghe những lời khuyên hết sức bổ ích. Em vẫn nhớ mãi về giấc mơ này.
Trong mơ, em thấy mình đang ở một ngôi làng nhỏ, ngôi nhà bên cạnh em im ắng lạ thường. Em định gõ cửa thì thấy một điều kì lạ xảy ra: tay em xuyên qua cánh cửa. em bèn bước vào. Rồi em nhìn thấy một bà mẹ đang ngồi cạnh cái nôi trong có đứa bé. Lúc đầu, em không biết đó là ai nhưng sau đó em biết là Thánh Gióng lúc nhỏ khi người mẹ than thở: “Trời ơi, sao tôi khổ thấy này? Chúng tôi chỉ có một đứa con trai nhưng đã lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói!”/
Đúng lúc đó, cậu bé bật đứng dậy, đòi mẹ gọi sứ giả vào. Cậu xin sứ giả roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để lên đường ra trận đánh giặc. Bà con hàng xóm láng giềng giúp đỡ cậu bằng cách góp cơm gạo, quần áo cho cậu, tiễn cậu đến tận cổng làng.
Em quan sát sự phi thường của Thánh Gióng khi người ra chiến trận đánh giặc, thầm phục ngài vì đã dùng hết sức lực của mình để cứu nước. Dường như dòng máu yêu nước đã chảy trong ngài là một cậu bé lên ba.
Khi Thánh Gióng đánh thắng quân giặc, ngài cởi áo giáp, chuẩn bị bay về trời thì em chạy đến. Khi bắt gặp ánh mắt khó hiểu của em, Thánh Gióng lên tiếng:
- Cháu có điều gì muốn hỏi ta phải không?
- Dạ vâng ạ! – Em đáp – Ngài làm thế nào mà lại có sức mạnh phi thường như vậy ạ?
- À, đó là do rất nhiều điều. Thứ nhất, ta không chỉ là con của nhân dân Văn Lang vĩ đại mà còn là con của thần thánh. Ta đã lớn lên tại đất Việt, ta biết ơn bố mẹ ta và những người láng giềng tốt bụng, luôn luôn sẻ chia, giúp đỡ nhau.
Thứ hai, hãy luôn về phe chính nghĩa thì cháu sẽ luôn chiến thắng. Đứng về phe ác. Ở đó, cháu sẽ bị nhiễm thói xấu xa, độc ác.
Thứ ba, hãy chăm tập luyện, vận động và giữ vững sự khỏe khoắn cả về thể xác lẫn tinh thần. Hãy giữ cho tâm hồn mình thật trong sạch.
Và điều cuối cùng: Cháu thử xem ai đã cho ta cái ăn, cái mặc? đó là nhân dân. Nhưng nếu chỉ một người tì chắc ta sẽ không bao giờ được như thế này. Phải có sự đoàn kết, cháu ạ. Và đoàn kết là sức mạnh phi thường nhất, cũng là chìa khóa của thành công.
Hãy ghi nhớ lời ta. Kết hợp cả bốn điều trên, ta sẽ có sức mạnh vô song, không ai địch nổi. Hãy nhớ nhé!
Em chưa kịp nói lời cảm ơn thì “Reeng… Reeng…”, cái đồng hồ báo thức kêu lên. Em ngẫm nghĩ về lời khuyên của Phù Đổng Thiên Vương và thấy nó thật là có ích. Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ áp dụng những lời khuyên của ngài vào cuộc sống.
Bài làm tham khảo
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù.
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.
Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ.
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
Tk cho mk đi.
Nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
- Dự định kể về việc: Một chú chim sẻ vì không nghe lời mẹ, không chịu thường xuyên tập bay nên bị gãy cánh.
- Nhân vật: chú sẻ con
- Diễn biến: Sẻ mẹ sinh được 3 chú sẻ con → Sẻ mẹ hằng ngày kiếm mồi nuôi sẻ con khôn lớn → Sẻ mẹ dạy đàn con học bay để có thể sớm cất cánh kiếm ăn → Sẻ con mải chơi, không tập luyện → Khi đàn sẻ bắt đầu bay đi tránh rét, sẻ nhỏ vướng vào cành cây, ngã xuống đất gãy cánh
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
Tham khảo
Nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
- Dự định kể về việc: Một chú chim sẻ vì không nghe lời mẹ, không chịu thường xuyên tập bay nên bị gãy cánh.
- Nhân vật: chú sẻ con
- Diễn biến: Sẻ mẹ sinh được 3 chú sẻ con → Sẻ mẹ hằng ngày kiếm mồi nuôi sẻ con khôn lớn → Sẻ mẹ dạy đàn con học bay để có thể sớm cất cánh kiếm ăn → Sẻ con mải chơi, không tập luyện → Khi đàn sẻ bắt đầu bay đi tránh rét, sẻ nhỏ vướng vào cành cây, ngã xuống đất gãy cánh
d) Tham khảo:
I. Mở bài: nêu vấn đề cần giới thiệu
Thời gian là một thứ khiến người ta phải giật mình khi quay lại với quá khứ. Thời gian đi qua để lại quá khứ những kỉ niệm buồn, những kỉ niện vui. Những kỉ niệm vui đối với tôi là kỉ niệm thời cấp sách đến trường. ngôi trường than yêu của tôi đã từng ngày phai màu theo thời gian. 20-11 vừa rồi về thăm lại trường xưa khiến long tôi nao nao, những cảm xúc vươn vấn khó tả. ngôi trường chẳng đổi khác chút nào.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh về thăm trường
- Ngày 20/11: nhân ngày 20/11 về thăm trường, về thăm lại ngôi trường kỉ niệm, để gặp bạn bè, thầy cô.
- Về với ai?: về với những người bạn than lúc xưa hay đi một mình
- Con đường đến trường: con đường đến trường đổi khác
+ ngày xưa: đường đất, hai bên là cây cối um tum
+ bây giờ: đường nhựa, nhà cao tầng mọc như nấm
2. Không khí ngày về thăm trường
- Bầu trời: bầu trời trong xanh
- Cây cối
- Xe cộ
- Con người
3. Tả trường
- Công trường
- Sân trường
- Lớp học
- Những nơi gắn với thời cắp sách
4. Tả người
- Thầy cô
- Học sinh
- Bạn bè
5. Cảm xúc khi về thăm lại trường
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về ngôi trường đổi thay theo thời gian
a) Tham khảo:
I.Mở bài:
- Từ bé đã thích thú khi nghe chuyện cổ tích kể về những nhân vật kì tài của đất nước, trong đó Thánh Gióng luôn là môt niềm ao ước cháy bỏng trong tôi về giấc mơ vươn vai thành tráng sĩ
- Vào giờ học văn, tôi say mê tưởng tượng về Thánh Gióng và đêm hôm ấy, tôi đã nằm mơ gặp được ngài.
II. Thân bài:
1. Khung cảnh trước khi gặp Thánh Gióng
- Mở mắt thì thấy mình đang đứng trên một lối mòn xung quanh là ruộng lúa mênh mông, những ao đầm liên tiếp nối nhau
- Nghe văng vẳng tiếng sáo tre từ phía trước, tôi bước theo âm thanh du dương ấy và đến một rừng tre.
2. Tả Thánh Gióng
- Tôi ngỡ ngàng trước những cảnh quen thuộc như từng bắt gặp ở đâu cho đến khi thấy trước mắt là một chàng trai đang thổi sáo
- Thấy bóng người lạ, chàng trai ngưng thổi sáo và tiến về phía tôi. Tôi nhận ra chính là Thánh Gióng trong truyền thuyết nên càng ngạc nhiên, vui mừng khôn tả.
- Thánh Gióng mặc bộ trang phục của binh lính ngày xưa, dây thắt lưng nâu và tóc búi sau. Dáng vóc to lớn, khỏe khoắn với những cơ bắp cuồn cuộn, gương mặt chữ điền phúc hậu với đôi long mày đậm ra dáng một vị tướng tài.
3. Cuộc trò chuyện của em với Thánh Gióng
- 2 người bắt đầu cuộc trò chuyện, Thánh Gióng thân mật, ân cần trò chuyện với tôi như biết tôi từ trước
- Ban đầu tôi còn lo lắng và ngại nhừng như nhìn đôi mắt thân thiện của ngài ấy nên đã bày tỏ lòng mình và mong muốn được khỏe mạnh, tài giỏi.
- Thánh tâm sự, chia sẻ bí quyết của ngài là phải thường xuyên luyện tập, trau dồi kĩ năng lãnh đạo quân lính…Ngài tận tình khuyên nhủ em phải học tập, rèn luyện đạo đức, trau dồi kĩ năng và phải sống có lí tưởng, kiên định vì lí tưởng, ước mơ chính đáng.
- Em cảm ơn ngài, định hỏi thêm vài điều thắc mắc nhưng đã choàng tỉnh giấc vì tiếng đồng hồ báo thức.
III. Kết bài:
- Tôi rất vui khi được gặp Thánh Gióng dù chỉ trong mơ, một giấc mơ thú vị
- Tôi tự nhủ sẽ làm theo những gì Thánh Gióng căn dặn.
Học tốt!