Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những vị trí quan trọng của Pháp trên trường thế giới hiện nay
- Pháp nằm gần trung tâm châu Âu có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển EU.
- Công nghiệp tiên tiến, công nghệ cao, kết hợp ngành truyền thống và hiện đại.
- Hiện nay đứng đầu Tây Âu về xuất khẩu lương thực, thực phẩm.
- Năm 2004, GDP và giá trị xuất khẩu đều đứng thứ năm thế giới.
a. Đặc điểm của nền kinh tế thế giới hiện nay.
- Chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu.
- Kinh tế thế giới phát triển gắn liền với cuộc CMKH và CN hiện đại.
-Quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh.
- Kinh tế thế giới phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.
- Phát triển kinh tế bền vững trở thành xu thế lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới.
b. Để phát triển bền vững Việt Nam cần chú trọng vào những vấn đề sau:
- Phát triển bền vững là phát triển thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai.
- Phát triển bao trùm các mặt đời sống, xã hội, gắn kết phát triển kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội, giữ vững và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Giải thích Mục II.2, SGK/14 địa lí 11 cơ bản.
Đáp án: A
Tham khảo!
♦ Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
- Hệ quả tích cực:
+ Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Tạo nhiều cơ hội học tập và giao lưu, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại.
- Hệ quả tiêu cực:
+ Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.
+ Đặt các quốc gia đứng trước những thách thức như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống,…
+ Gia tăng nguy cơ bị phụ thuộc, giảm tính tự chủ và nguy cơ tụt hậu đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển không bền vững.
♦ Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới: Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước phải vượt qua.
- Cơ hội: làm gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như: vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, thị trường….
- Thách thức:
+ Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế với các nước như: xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp; hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập; nâng cao trình độ phát triển kinh tế….
+ Các vấn đề về xã hội và môi trường như: chênh lệch giàu nghèo, y tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.
Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại có:
- Đặc trưng nổi bật là làm xuất hiện và bùng nổ dân số, phát triển công nghệ cao.
- Tác động đến kinh tế - xã hội thế giới:
+ Thay đổi cơ cấu lao động.
+ Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế.
+ Trực tiếp làm ra nhiều sản phẩm.
+ Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
+ Xuất hiện nhiều ngành mới.
Tham khảo!
- Hệ quả tích cực:
+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
- Hệ quả tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
- Hậu quả do nhiệt độ toàn cầu tăng:
+ Băng tan ở hai cực sẽ diễn ra, mực nước biển tăng làm ngập một số vùng đát thấp; nhiều diện tích đất canh tác ở các châu thổ màu mỡ bị ngập dưới nước biển,...
+ Thời tiết thay đổi thất thường: nóng, lạnh, khô, ẩm,... diễn ra một cách cực đoan, tác động xấu đến sức khỏe, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, đặc biệt sản xuất nông, lâm, ngư,... (Thời tiết nóng nhất vào năm 1998; mùa hè năm 2003, thời tiết nóng một cách đột ngột, có khi lên đến 40C ở Pháp và một số nước châu Âu; lũ lụt xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, Ấn Độ,...)
- Hậu quả của thủng tầng ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất:
Khi tầng ôdôn bị suy giảm, cường độ tia tử ngoại (tia cực tím) tới mặt đất sẽ tăng lên, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái trên trái đất.
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: tăng khả năng mắc bệnh cháy nắng và ung thư da; giảm chức năng miễn dịch của cơ thể; gây nên bệnh đục thủy tinh thể, quáng gà và các bệnh về mắt.
+ Ảnh hưởng đến mùa màng: tia cực tím chiếu xuống mặt đất về lâu dài sẽ phá hủy diệp lục trong lá cây, ảnh hưởng đến vai trò quang hợp của thực vật, khiến cho nông sản bị thất thu.
+ Ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh: hầu hết các thực vật phù du, cá con, tôm, các loại ốc sống gần bề mặt nước (đến độ sâu 20m) rất dễ bị tổn thương và mất cân bằng sinh thái của biển
Tham Khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A0_h%C3%B3a_d%C3%A2n_s%E1%BB%91
Hiện nay trên thế giới đang bị ô nhiễm môi trường, nhất là:
- Ô nhiễm không khí, gây hậu quả:
+ Gây hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ôdôn.
+ Tạo ra mưa axít.
+ Thiệt hại nặng nề về kinh tế, sức khỏe con người.
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt, gây hậu quả:
+ Khan hiếm nguồn nước ngọt nhiều nơi.
- Ô nhiễm biển và đại dương, gây hậu quả:
+ Các loại sinh vật biển thiệt hại lớn.