K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo: Hoạt động của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

- Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

- Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, msmes xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

- Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí: Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 - 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như: Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp... Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

20 tháng 7 2023

Một số thông tin về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

`- `Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với 5 thành viên ban đầu, phát triển dần thành một tổ chức khu vực hợp tác toàn diện, chặt chẽ với 10 thành viên.

`-` Chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, ngày 31/12/2015, ASEAN chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN nhằm xây dựng một Cộng đồng hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025.

`-` Trong giai đoạn thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, ASEAN tập trung triển khai các kế hoạch tổng thể trên cả 3 trụ cột gồm: chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội; mở rộng và làm sâu sắc quan hệ đối ngoại, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, đồng thời tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

`-` Trải qua hơn nửa thế kỷ, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực đoàn kết, thống nhất, vững mạnh và năng động, đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế, tiến trình hợp tác ở khu vực, đóng góp duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.

#Tham_khảo

6 tháng 11 2023

Tham khảo:

Trình bày về tổ chức Liên hợp quốc

- Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế được thành lập vào năm 1945 với tôn chỉ hoạt động là bảo đảm một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

- Đến năm 2021, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên của Liên hợp quốc từ năm 1977.

- Mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc là:

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.

+ Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.

+ Xây dựng Liên hợp quốc là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các mục tiêu chung.

20 tháng 7 2023

Bạn chú ý khoảng cách giữa các dòng để nhận điểm hi.

Vẽ biểu đồ:

loading...

-Nhận xét: Số lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch của khu vực Đông Nam Á tăng liên tục qua các năm.

=> ngành du lịch đã và đang được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng của khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài.

- Nguyên nhân:

+ Nhờ chính sách mới của các nước trong khu vưc: mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực, thế giới; liên kết với các công ty lữ hành quốc tế,…

+ Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có tiềm năng du lịch to lớn và đang được khai thác mạnh mẽ.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu nghỉ dưỡng ngày càng cao.

+ Du lịch thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài khu vực;

+ Cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, đặc biệt cơ sở vật chất hạ tầng ngành du lịch ngày một hiện đại, đáp ứng nhu cầu khách hàng nước ngoài và tầng lớp.

+ Đội ngũ cán bộ du lịch được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:

+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.

+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.

+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.

+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...

+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.

- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...

- Hoạt động hợp tác:

+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...

+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....

- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Yêu cầu a) Tính tốc độ tăng số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu du lịch khu vực Đông Nam Á năm 2019 so với năm 2005.

Năm

2005

2019

Số lượt khách

100%

280,9%

Doanh thu

100%

436,7%

Yêu cầu b) Hoạt động du lịch của khu vực Đông Nam Á

- Cùng với việc mọi người dần thoát ra khỏi đại dịch COVID-19, ngành du lịch khu vực Đông Nam Á cũng bắt đầu hồi phục nhanh chóng.

- Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng du lịch quốc tế nhanh nhất toàn cầu.

- Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), năm 2019 Đông Nam Á đã tiếp đón 137 triệu lượt khách quốc tế và gần 1 tỷ lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng số lượt khách du lịch năm 2019 so với năm 2005 đạt 280,9%, doanh thu du lịch tăng 436,7%. Ngành du lịch chiếm 12,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đông Nam Á, khoảng 42 triệu người hoạt động trong ngành du lịch.

- Tuy nhiên, tăng trưởng với tốc độ nhanh của ngành du lịch cũng gây nên các vấn đề môi trường. Chẳng hạn, giai đoạn 2011-2017, số lượng du khách đến địa điểm du lịch nổi tiếng đảo Boracay của Philippines tăng 160%. Hệ thống thoát nước và quản lý chất thải trên đảo quá tải khiến đảo Boracay phải đóng cửa nửa năm trong năm 2018, tạm ngừng tiếp đón du khách để giúp môi trường nghỉ ngơi.

- ASEAN nhận thức được việc quy hoạch và quản lý ngành du lịch không tốt sẽ gây nên những hệ lụy tiêu cực về sau đối với cộng đồng và môi trường địa phương, nên đã bắt đầu nỗ lực thúc đẩy rộng rãi sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Chẳng hạn, tầm nhìn của "Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN 2016-2025" là đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao. ASEAN cũng sẽ nỗ lực thúc đẩy rộng rãi phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, bao trùm và cân bằng, đóng góp quan trọng vào phúc lợi kinh tế-xã hội của người dân Đông Nam Á.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Tổ chức

Trụ sở chính

Năm thành lập

Số thành viên hiện tại

Nhiệm vụ

UN

Niu Ooc -

Hoa Kỳ

1945

193

- Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;

- Bảo vệ quyền con người;

- Cung cấp viện trợ nhân đạo;

- Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;

- Giữ vững luật quốc tế;

- Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

IMF

Oasinhtơn - Hoa Kỳ

1994

190

- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu;

- Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;

- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;

- Cung cấp các khoản cho vay;

- Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;

- Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.

WTO

Geneve - Thuỵ Sỹ

1995

164

- Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương;

- Giải quyết các tranh chấp thương mại;

- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia;

- Thúc đẩy thực hiện những hiệp định và can thiệp đạt kết quả trong khuôn khổ WTO;

- Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển;

- Hợp tác tổ chức quốc tế khác liên kết đến các hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.

APEC

Xingapo

1989

21

- Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực;

- Khuyến khích hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các thành viên;

- Điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực;

- Phối hợp trong xây dựng và phát triển các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách thỏa thuận đạt được trong khu vực.

31 tháng 7 2023

(*) Tham khảo: Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)

- Công nghệ nông nghiệp (AgTech) và chương trình an ninh lương thực của UAE:

+ AgTech bao gồm các phương pháp nông nghiệp tiên tiến, khác biệt với cách canh tác truyền thống, do đó AgTech được xem là một giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE nhằm giảm 90% thực phẩm mà nước này hiện đang nhập khẩu.

+ Chính phủ UAE đã thực hiện các chính sách như canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (controlled-environment agriculture - CEA), sử dụng công nghệ cao đối với sản xuất thực phẩm, quản lý đầu vào nông nghiệp đúng cách và tối đa hóa sản lượng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ quan chính phủ để cung cấp các giải pháp về CEA nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự đổi mới.

+ Phổ biến nhất của AgTech trong lĩnh vực nông nghiệp UAE là sử dụng cảm biến làm tăng năng suất cho các dự án nông nghiệp quy mô lớn và các trang trại hữu cơ nhỏ. Các thiết bị GPS trang bị cảm biến được sử dụng để kiểm soát cây trồng cũng như việc tận dụng tối đa đất và nước, và điều tiết ánh sáng bằng công nghệ cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nuôi trồng thủy sản, nông trại thẳng đứng, sử dụng cảm biến và sử dụng máy bay điều khiển từ xa… là một số công nghệ đang được sử dụng ở UAE để tối đa hóa sản xuất cây trồng trong khi vẫn đảm bảo tốt các nguồn lực khác.

- Nông trại thẳng đứng được xác định là giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE:

+ Nông trại thẳng đứng là hình thức canh tác với việc thực vật được trồng theo chiều dọc nhiều tầng trong môi trường trong nhà, nơi các yếu tố môi trường có thể được kiểm soát chặt chẽ.

+ Các trang trại thẳng đứng thường sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép sản xuất rau với số lượng lớn quanh năm mà không cần đất, ánh sáng mặt trời và hóa chất.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

9 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Biểu đồ
loading...
 

 Nhận xét

- Về hoạt động xuất khẩu:

+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.

+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.

+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.

- Về hoạt động nhập khẩu:

+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.

+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.