Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thực hành, học sinh cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên và đọc kĩ thông tin trên nhãn hoá chất trước khi sử dụng.
- Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.
- Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.
- Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.
- Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.
- Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.
- Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tai nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.
- Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
- Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.
- Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định như được hướng dẫn.
- Tuân thủ nội quy & hướng dẫn của giáo viên.
- Đọc kỹ các thông tin trên nhãn rồi mới sử dụng.
Tham khảo :
- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.
+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng…
- Một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với các thiết bị điện và cách xử lí an toàn cho tình huống đó:
+ Thiết bị điện như bóng đèn có thể bị cháy do nguồn điện cung cấp quá lớn.
Xử lí tình huống: ngắt ngay nguồn điện cung cấp và lắp cầu chì trong mạch tránh cho thiết bị điện thí nghiệm sau bị cháy, cần đọc kĩ thông số thiết bị điện và sử dụng nguồn điện cung cấp hợp lí.
+ Mắc ampe kế không đúng cách gây hỏng thiết bị.
Xử lí tình huống: GV cần nhắc nhở kĩ lưỡng tới HS cách mắc ampe kế tránh mắc sai gây hỏng thiết bị, chập mạch điện.
a) Một số ví dụ về sử dụng năng lượng điện:
- Điện năng chuyển thành cơ năng, nhiệt năng: Quạt điện, máy bơm nước.
- Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng: Nồi cơm điện, bàn là, đèn LED, đèn dây tóc.
b) Tác dụng của dòng điện:
- Điện năng chuyển thành cơ năng, nhiệt năng: Tác dụng nhiệt.
- Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng: Tác dụng nhiệt, tác dụng quang.
Câu 1 tham khảo!
Ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng,…) thực phẩm đóng gói:
- Hạn sử dụng: Giúp người tiêu dùng biết được thời gian sản phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn. Không nên sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
- Giá trị dinh dưỡng: Giúp người tiêu dùng xác định được hàm lượng, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm để lựa chọn đúng nhu cầu.
- Thông tin nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ: Giúp người tiêu dùng xác định rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Hướng dẫn sử dụng: Giúp người tiêu dùng bảo quản và chế biến đúng cách, giữ được các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm.
Câu 2 tham khảo!
- Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm:
+ Ngộ độc thực phẩm cấp tính gây rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy; rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi,…
+ Có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau một thời gian như ung thư, rối loạn chức năng không giải thích được, vô sinh, gây quái thai,…
- Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh trên:
+ Biện pháp lựa chọn thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi, an toàn, nguồn gốc rõ ràng.
+ Biện pháp bảo quản thực phẩm: Lựa chọn các phương pháp bảo quản an toàn, phù hợp cho từng loại thực phẩm như: những thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá, thịt tươi,… cần được bảo quản lạnh; không để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín;…
+ Biện pháp chế biến thực phẩm: Chế biến hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín, khu chế biến thực phẩm phải đảm bảo sạch sẽ, thực phẩm sau khi chế biến cần được che đậy cẩn thận,…
Khi sử dụng thiết bị đo (ampe kế, vôn kế, joulement,...) cần chú ý:
- Trước khi muốn sử dụng thiết bị đo thì phải ước lượng để chọn vôn kế , ampe kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp.
- Sử dụng ampe kế: phải mắc nối tiếp vật cần đo CĐDĐ, cực âm của ampe kế nối với cực âm của nguồn
- Sử dụng vôn kế: phải mắc song song vật cần đo HĐT, cực âm của vôn kế nối với cực âm của nguồn
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện HĐT giữa 2 cực của nguồn khi chưa mắc vào mạch (HĐT lớn nhất mà nguồn cung cấp cho dụng cụ điện)
- Số vôn ghi trên dụng cụ điện cho biết giá trị HĐT định mức của dụng cụ điện
Trình bày cách sử dụng an toàn điện:
- Lắp đặt thiết bị đóng cắt điện đúng cách.
- Lựa chọn thiết bị đóng cát điện phù hợp.
- Vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện.
- Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện trong gia đình
- Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm ...