Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....
- Trang phục áo dài: Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
Em cần giới thiệu đến mọi người nhiều và rộng rãi hơn, hiểu sâu bản chất của lễ hội
Tham khảo!
Ở Việt Nam nhắc tới cà phê chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng với những loại cà phê thượng hạng vào bậc nhất trên thế giới đó chính là vùng Tây Nguyên. Cà phê Tây Nguyên nổi tiếng thường được trồng nhiều nhất ở hai tỉnh Đắc lắc và Gia Lai.
Cà phê Tây Nguyên Arabica là một trong các loại cafe nổi tiếng ở Việt Nam, đặc thù của loại cà phê này đó là nó có hạt hơi dài và thường được trồng ở độ cao trên 600m chủ yếu nó được trồng ở tỉnh Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ. Quả cà phê Arabica thông thường sẽ được thu hoạch sau đó lên men bằng hình thức ngâm nước cho nở sau đó mới rửa sạch rồi sấy. Chính vì thế mà hương vị của cà phê Arabica hơi chua, đây cũng là lời giải thích cho rất nhiều người khi uống cà phê thường thấy hơi chua, đó chính là ở cách chế biến. Vị hơi chua được coi là một đặc điểm khác biệt của loại cà phê Arabica này.
- Yêu cầu a)
(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị
+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.
+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).
+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…
- Yêu cầu a)
(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị
+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.
+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).
+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…
Tham khảo:
Từ lâu câu nói trên đã in sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam để tưởng nhớ đến vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Hàng năm, cứ đến tháng 3 Âm lịch du khách thập phương lại cùng xuôi về vùng đất Phú Thọ để tham dự lễ hội Đền Hùng.
Theo quy định của nhà nước, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm người dân trên toàn quốc sẽ chính thức được nghỉ để ghi nhớ công ơn mười tám vị Vua Hùng đã có công dựng nước, đây cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dan tộc ta.
Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mùng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Gợi ý:
Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân. Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại.