Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chọn Nhiệm vụ 1:
Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.
- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.
tham khảo:
lựa chọn nhiệm vụ 1:
Giới thiệu về chùa Cầu
+ Ban đầu, là đây một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu.
+ Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.
+ Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.
Giải câu 1 - Tham khảo:
Viết 1 đoạn văn ngắn:
Hồ Chí Minh là một thành phố đang phát triển. Em mong muốn thành phố trong tương lai sẽ được hiện đại hóa hơn các công trình kiến trúc. Các phương tiện tiện giao thông sẽ được phát triển hơn bằng việc sử dụng những phương tiện tốt cho môi trường. Môi trường giáo dục sẽ ngày càng tiên tiến bắt kịp với các nước lớn như: Mỹ, Anh, Nhật Bản.
Giải câu 2 - Tham khảo:
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (65 Lý Tự Trọng, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích gần 2ha, được giới hạn bởi bốn con đường ở bốn phía. Công trình được khởi công xây dựng năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux. Ban đầu, đây là Bảo tàng Thương mại - nơi trưng bày những sản vật trong nước. Nhưng khi xây xong, tòa nhà trở thành tư dinh của Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Eloi Danel, sau này là dinh của các Phó Toàn quyền Đông Dương và cuối cùng là Thống đốc Nam Kỳ.
Chỉ riêng năm 1945, tòa nhà đã nhiều lần thay đổi chủ nhân. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc người Nhật Yoshio Minoda chiếm dinh. Tháng 7 năm đó, Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm tới ở nhưng chưa được bao lâu thì ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng đã vào hạ cờ quẻ ly, kéo cờ đỏ sao vàng. Tòa nhà trở thành trụ sở Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, rồi Ủy ban Nhân dân Nam Bộ. Ngày 10-9-1945, Trung tá B.W. Roe (Phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ chuyển về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).
Sau hiệp định Genève năm 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ Tổng thống sang đây. Ngày 1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Năm 1966, sau khi dinh Độc Lập được xây lại, tòa nhà này trở thành trụ sở của Tối cao Pháp viện. Năm 1978, tòa nhà này trở thành Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1999 đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh gồm tòa nhà chính 2 tầng với diện tích 1.700m2 và tòa nhà ngang phía sau. Bố cục kiến trúc đăng đối, mang phong cách cổ điển phục hưng với khối sảnh là điểm nhấn ở giữa, hai cánh trải dài hai bên cùng hàng cột ionic - một dạng thức kiến trúc kinh điển của châu Âu. Kiến trúc công trình có sự kết hợp Âu - Á: Mặt tiền mang nét Tây phương với nhiều phù điêu mang biểu tượng thần thoại Hy Lạp nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại nên hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel cho phá bỏ hai tượng này để xây dựng mái hiên như ngày nay.
1. Quả địa cầu là một hiện vật được ứng dụng dùng trong học tập và nghiên cứu môn Địa lí.
2. Trong tất cả những món vật em giữ lại để khơi gợi kí ức, em ấn tượng nhất với bức ảnh ông nội em trên chiến trường. Đó là một bức ảnh được chụp vào những năm 1970 trên chiến trường Nghệ - Tĩnh. Bức ảnh đã khơi gợi trong em sự dũng cảm của người lính, cũng như nhắc nhở em phải giữ gìn và bảo tồn lịch sử đất nước.
Tham khảo!
- Mục đích đào hệ thống hầm ngầm trong Địa đạo Củ Chi:
+ Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, hệ thống hầm ngầm này được sử dụng với mục đích để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí.
+ Đến kháng chiến chống Mĩ, địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích làm công sự, để tấn công hoặc chống lại các trận càn quét của địch.
Tham khảo:
1. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.
Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
2. Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.
Tham khảo:
Chia sẻ hiểu biết:
+ Địa đạo Củ Chi là một hệ thống đường hầm ngầm được quân dân Củ Chi đào trong thời gian diễn ra 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa đạo Củ Chi được sử dụng với mục đích làm công sự, để tấn công hoặc chống lại các trận càn quét của địch.
Hướng dẫn:
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.
Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên.
Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam, phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...
Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử.
Tham khảo!
(*) Kể lại câu chuyện: Đào hầm Địa đạo Củ Chi
- Đường hầm trong Địa đạo Củ Chi được đào trong thời kì kháng chiến chống Pháp, với mục đích ban đầu là để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí. Đến kháng chiến chống Mỹ, Củ Chi được chọn làm căn cứ lâu dài nên phong trào đào hầm địa đạo đã phát triển mạnh mẽ.
- Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được nguỵ trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm.
- Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chi đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.THAM KHẢO
Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 1
(*) Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội. - Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000. - Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học). - Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.
Lựa chọn nhiệm vụ 2: