K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2017

- Những hành động xoa dịu nỗi đau cho Thủy là :

+Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi , đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời xa

+ Thành nhường hết đồ chơi cho Thủy

- Qua câu chuyện trên , tác giả muốn đề cập tới quyền là :

+ Trẻ em có quyền đi học

+ Trẻ em có quyền được tham gia , được phát triển

- Ngoài ra còn nói : bố mẹ phải biết lo cho con cái dù cho bố mẹ có chia tay nhau

2 tháng 9 2016

-Các thành vien trong gia đình phải trân trọng bảo vệ hạnh phúc tổ ấm

-Những người làm cha mẹ hãy lắng nghe ý kién của con mình khi đưa ra những kết luận

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi

11 tháng 11 2017

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ HK 2 

Câu 1/ Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? Giới thiệu sơ lược về Lê Lợi và Nguyễn Trãi ?

Bài Làm

a/ Nguyên nhân thắng lợi:

-                              Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, bất khuất, các tầng lớp nhân dân đều tham gia kháng chiến

-                              Đường lối, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi

b/ Ý nghĩa lịch sử:

Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, mở ra 1 thời kì phát triển mới: thời Lê sơ

·                      Lê Lợi là người yêu nước, thông minh, bất khuất, có uy tín ở vùng Lam Sơn

·                      Nguyễn Trãi yêu nước thương dân, đến Lam Sơn sớm nhất, giàu lòng chính nghĩa, mong muốn cứu dân , cứu nước khỏi ách xâm lược của quân Minh

Câu 2/ Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ ? Vì sao Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên ?

Bài Làm

-                              Dựng lại quốc tử giám, mở trường, mở khoa thi

-                              Nội dung học tập , thi cử là các sách của đạo Nho

-                              Nho giáo có địa vị độc tôn

-                              Tổ chức được 26 khoa thi , có 989 tiến sĩ , 20 trạng nguyên

Đại Việt đạt được những thành tựu trên vì:

-                              Nhà nước quan tâm đến giáo dục

-                              Truyền thống hiếu học của dân tộc ta

-                              Đất nước hòa bình

Câu 3 / Em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài

Bài Làm

Năm 1545 Nguyễn Kim mất, con rễ là Trịnh Kiểm lên thay, con thứ là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam

Năm 1627 chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Đến năm 1672 lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi đất nước

Cuộc chiến tranh đã gây đau thương cho dân tộc, ảnh hưởng khối thống nhất lãnh thổ, cản trở sự phát triển của đất nước

* Các cuộc chiến tranh phong kiến đều có tính chất phi nghĩa ,chỉ vì lợi ích của mình, các tập đoàn phong kiến đã gây chiến tranh, đánh lẫn nhau, gây tai hại cho dân tộc, đất nước

Câu 4: Hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào? Tại sao các chúa Nguyễn ban đầu lại chú ý phát triển nông nghiệp ?

Bài Làm

a/ Đàng Ngoài: Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng do chính quyền Lê -  Trịnh không quan tâm sản xuất và ruộng đất công bị bao chiếm, bỏ hoang. Nhân dân chịu tô thuế, binh dịch, mất mùa, đói kém

b/ Đàng Trong: Nông nghiệp phát triển rõ rệt nhờ chính sách khai hoang và tự nhiên thuận lợi

Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lý Nam bộ , đặt phủ Gia Định

Hình thành tầng lớp địa chủ lớn, có nhiều ruộng đất

c/ Các chúa Nguyễn ban đầu chú ý phát triển nông nghiệp vì đó là 1 trong những kế sách xây dựng Đàng Trong thành cơ sở cát cứ lâu dài chống lại chúa Trịnh

Câu 5:  Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành Nam –Bắc triều?

Bài Làm

-Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt .

-Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành .Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc (Bắc triều).

-Năm 1533, nguyễn kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, gọi là Nam triều .

Câu 6: Hãy nêu những cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII .

Bài Làm

-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ( 1737 ) nổ ra ở Sơn Tây, mở đầu phong trào nông dân ở Đàng Ngoài .

-Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa và Nghệ An, kéo dài hơn 300 năm

-Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751) lấy núi Tam Đảo ( Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang .

-Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751), xuất phát từ Đồ Sơn ( Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), uy hiếp kinh thành Thăng Long rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An .

-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769) nổ ra ở vùng Sơn Nam, sau đó chuyển lên Tây Bắc .Căn cứ chính là vùng Điện Biên (Lai Châu).

Câu 7: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa trận Rạch Gầm-Xoài Mút .

Bài Làm

       */ Diễn biến :

       -Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân.

       -Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông tiền, đoạn từ Rạch Gầm đén Xoài Mút (Châu Thành –Tiền Giang) để nhử quân địch. 

*Kết quả : Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

*/ Ý nghĩa :

-Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

-Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.

Câu 8 : Quang Trung đại phá quân Thanh như thế nào ?

Bài Làm

-Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.

-Cuối năm 1788, nhà Thanh tiến hành xâm lược nước ta. Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta.

-Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp-Biện Sơn; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

-Tại Thăng Long quân Thanh ra sức cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo. Lê Chiêu Thống tìm cách trả thù, báo oán rất tàn ngược…khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và bè lũ bán nước đã lên cao độ.

-Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (1788), lấy hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. trên đường đi, đến Nghệ An và Thanh Hóa, Quang trung đều tuyển thêm quân.

-Từ Tam Điệp, Quang trung chia quân làm 5 đạo : đạo chủ lực do Quang Trung chỉ huy tiến thẳng về Thăng Long; đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long; đạo thứ tiến ra Hải Dương; đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc.

-Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (Sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị (Sông Hồng) sang Gia Lâm. Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào Thăng Long.

Câu 9: Hãy nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn .

Bài Làm

*/ Nguyên nhân thắng lợi :

-Là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta -Do lãnh sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi .

*/ Ý nghĩa :

-Lật  đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

-Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc .

Câu 10: Trình bày chính sách quốc, ngoại giao của Quang Trung .

Bài Làm

*/ Quốc phòng :

-Quang Trung khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh .

-Thi hành chế độ binh dịch, ba suất đinh lấy một suất lính .

-Quân đội gồm bộ bing,thủy binh, tượng binh và kị binh .

*/ Ngoại giao :

Chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là mềm dẻo nhưng  kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

Câu 11 : Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền như thế nào?

Bài Làm

-Khoảng giữa năm 1802, Nguyễn Ánh kéo quân ra Bắc rồi tiến về Thăng Long, Nguyễn Quang Toản chạy lên Bắc Giang thì bị bắt. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.

-Năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn ; Năm 1806 , Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế .

-Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền : vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.

-Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long)

-Các năm 1831-1832, nhà Nguyễn chia nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

-Quân đội :  gồm nhiều binh chủng , xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

Câu 12 : Hãy kể tên các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân ở nửa đầu thế kỉ XIX.

Bài Làm

-Khởi nghĩa Phan Bá Vành .

-Khởi nghĩa Nông Văn Vân .

-Khởi nghĩa Lê Văn Khôi .

-Khởi Cao Bá Quát …..

Câu 13 : Trình bày văn học cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX .

Bài Làm

-Văn học dân gian phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú : tục ngữ , ca dao, truyệ tiếu lâm….

-Văn học chữ Nôm phát triển như : Truyện kiều của Nguyễn Du .Ngoài ra còn có các tác giả như : Hồ Xuân Hương , Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát

-Văn học Việt Nam thời kì này phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam .

Câu 14 : Hãy nêu sử học, địa lí, y học cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX

Bài Làm

*/ Sử học : Tác phẩm Đại Việt thông sử của Lê Qúy Đôn; Tác phẩm Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.

*/ Địa lí :Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức.

*/ Y học : Lê Hữu Trác (Hải THượng Lãn Ông) đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian .

11 tháng 11 2017

bạn ơi mình cần những nội dung ở chương 1 và chương 2 của lịch sử 7 chứ ko phải ở hk 2 nhé

1 tháng 10 2021

C

1 tháng 10 2021

thank

1 tháng 10 2021

C

18 tháng 5 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội,ngày 20 tháng 4 năm 2018

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi : Giáo viên chủ nhiệm lớp 7a1

Thay mặt tập thể lớp 7a1,em xin trình bày với cô một việc như sau:Trong bài học Lịch sử sắp tới,chúng em sẽ tìm hiểu về thành Cổ Loa mà thành Cổ Loa lại nằm ở huyện Đông Anh của chúng ta và cả lớp muốn đi tham quan tìm hiểu . Vì vậy,em kính mong cô cho lớp ta đi thăm quan ở thành Cố Loa .

Mong cô đáp ứng nguyện vọng trên

Xin cảm ơn cô !

Thay mặt lớp 7a1

Lớp trưởng

( Kí và ghi rõ họ tên )

29 tháng 3 2021

Bác Hồ từng nói: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, tinh thần yêu nước ấy lúc nào cũng mạnh mẽ, vững bền. Nhất là mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy càng bốc cao như ngọn lửa, thiêu cháy mọi kẻ thù xâm lược.

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài  Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
 
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.

24 tháng 8 2018

1. Tàu Ca-ra-ven là loại tàu có bánh lái, 3 buồm và nhiều bẻ chèo, các nhà thám hiểm đã dùng tàu này để vượt qua đại dương, đến các châu lục.

2. Nam 1492, trong hành trình đi về hướng tây để tìmđương sang phương nam Ấn Độ, C.Côm-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ. Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lan lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất hết gần 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522.

28 tháng 3 2018

LÊ LỢI

Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, đối đãi với dân ta vô cùng tàn ác. Không một ai là không nghiến răng chau mày. Bấy giờ có Lê Lợi nổi quân đánh bại lại chúng; nhưng trong lúc mới khởi nghĩa, quân ít lương thiếu, mấy lần bị giặc đánh đuổi, mỗi người chạy một nơi. Nhưng ông không ngã lòng nản chí. Ít lâu sau, được mọi nơi giúp của giúp người nên thanh thế lại dần nổi lên.

Một hôm, đội quân của Lê Lợi bị thua nặng. Một mình ông thoát được vòng vây chạy về một xóm kia. Nhưng một toán quân Minh đã phát hiện ra, đuổi theo rất gấp.Khi đi qua một lùm cây,ông bỗng thấy hai vợ chồng một ông lão đang be bờ bắt cá ở ruộng. Ông liền chạy xuống nói với ông lão:

- Cụ làm ơn cho tôi bắt cá ở đây với, lũ chó Ngô sắp tới bây giờ!

Ông lão cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho ông, và ra hiệu bảo ông cứ xuống mà bắt.

Lê Lợi vừa thò tay xuống bùn thì cả toán quân giặc đã sồng sộc chạy tới. Một đứa trong bọn nhìn quanh nhìn quất rồi dừng lại bên cạnh đám ruộng:

- Này lão kia có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?

Ông lão lắc đầu:

- Từ khi chúng tôi tát cá ở đây chả có người nào chạy qua cả.

Trong lúc những tên giặc khác đang lục soát bờ bụi, thì Lê Lợi cũng ngẩng đầu lên nhìn theo. Ông lão quát:

- Thằng bé kia, mày không bắt đi để còn về ăn cơm, nhìn ngó cái gì?

Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá như cũ. Quân giặc đứng trên bờ tưởng người nhà ông lão nên không hỏi thêm gì nữa. Một chốc sau, chúng rút đi nơi khác.

Tối hôm ấy, ông lão đưa Lê Lợi về nhà mình. Một đám quân bị lạc chủ tướng lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi. Đây là một thôn ở gần núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ kho lên cho mọi người làm thức ăn, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép vừa bắt được lúc chiều. Cơm dọn ra. Cả tướng lẫn quân vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon lành. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông lão, nói:

- Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này lúc nước nhà hưng phục, sẽ mong có dịp báo đền.

*

Lần thứ hai, Lê Lợi lại bị thua to, quân sĩ không chống nổi với lực lượng hùng hậu của giặc nên xiêu bạt mỗi người một nẻo. Lê Lợi một mình trốn về rừng già, có ba tên giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường rẽ ông bỗng bắt gặp thây một cô gái bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn: -"Xin vong hồn nàng hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức báo thù lúc khác".

Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, ông đành chui liều vào một bụi cây. Quân Minh đuổi theo đến khoảng đó thì dừng lại nhìn ngó quanh quất, chưa biết nên tìm ngả nào, chúng xuỵt chó đi sục sạo. Thấy con chó cắn vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.

Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây cắn inh ỏi. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đây; chung toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con chồn. Chó thấy chồn lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và mắng: -"Chúng tao nuôi mày để săn người An-nam chứ có phải săn chồn đâu?". Và rồi chúng kéo nhau bỏ đi nơi khác. Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.

*

Sau những ngày chiến đấu gian khổ, quân đội khởi nghĩa bắt đầu thu hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, quân Minh cũng tiếp tục mất hết thành nọ đến thành kia. Cuối cùng bọn giặc phải bỏ giáp quy hàng. Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Nhưng ông chẳng bao giờ quên những người đã cứu giúp mình và nghĩa quân ngày trước. Ông mới sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã chết cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nền nhà cũ. Hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế. Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.

Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm chồn đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo. Không biết tên của nàng, ông sai gọi nàng là Hộ quốc phu nhân, nghĩa là bà phu nhân giúp nước. Người ta cũng gọi là Hồ Ly phu nhân.[1]

KHẢO DỊ

Người Nghệ-An có truyền thuyết Núi Phù Lê:

Ở một hòn núi thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ấy có một cây đa sống lâu đến tám, chín trăm năm, ruột rỗng thành lỗ. Bị giặc Minh đánh đuổi, Lê Lợi chui vào cái lỗ ấy ẩn nấp. Giặc xuỵt chó đi tìm. Đến cây đa, chó đánh hơi và sủa mạnh. Từ trong lỗ bỗng vụt nhảy ra một con chồn. Chó đuổi theo và giặc cũng theo chân chó, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn. Khi bước ra khỏi lỗ một quãng thì thấy có thây một đàn bà chết. Lê Lợi nghĩ rằng chính người đàn bà ấy đã hóa thành chồn để cứu mình, bèn bảo quân chôn cất. Và khi dẹp xong giặc nước, vua phong cây đa ấy là cây Phù Lê, núi cũng mang tên ấy. Người đàn bà được phong thần, sau dân lập đền thờ.[2]

Người Nghệ- an còn có một truyện khác cắt nghĩa nguồn gốc cái tên làng Cẩm-bào (nay thuộc xã Diễn- trường, Diễn-châu, Nghệ An):

 Khi đánh quân Minh, Lê Lợi có lần bị giặc đuổi, chạy qua đây. Lúc này có một người đang làm ngoài đồng. Người ấy bảo:-"Hãy cởi áo bào tôi cứu cho". Nói xong người ấy đổi áo cho Lê Lợi. Giặc đến thấy người mặc áo bào tưởng là người mà mình đang tìm bèn giết chết. Còn Lê Lợi thì lẩn vào trong xóm thoát được. Khi lên ngôi vua, ông sai đặt tên làng ấy là Cẩm-bào để nhớ ơn. Nay còn cái cầu gần ga Yên-lý mang tên ấy.[3]

[1] Theo Phạm Đình Hổ. Vũ trung tùy bút, đã dẫn.

[2] Theo Bản khai xã Thanh-tân. Cũng có người cho núi này sở dĩ mang tên Phù Lê là do công lao mẹ con bà Bạch Ngọc, hoàng hậu nhà Trần khai thác điền trang ở vùng Hương-sơn, giúp vua Lê nên có tên ấy.

[3][3] Theo lời kể của người Nghệ-an.