K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Bức ảnh trên cho thấy: cảnh sông nước mênh mông; cây cối tốt tươi, trù phú và cuộc sống của người dân ở vùng sông nước.
- Những cảnh vật này thể hiện nét đặc trưng của vùng đất Nam Bộ ở Việt Nam

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Cột mốc xác định độ cao của đỉnh núi Phan-xi-păng (3143 m).

- Đỉnh núi này thuộc dãy Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ của Việt Nam.

- Chia sẻ hiểu biết của em về vùng Tây Bắc:

+ Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. 

+ Khu vực Tây Bắc còn được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của vùng Bắc Bộ ở Việt Nam (2 tiểu vùng kia là: Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng)

+ Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

+ Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian sinh sống và văn hóa của đồng bào các dân tộc Thái, Tày, Nùng, H'Mông..

26 tháng 11 2023

Tham khảo

- Nhà cổ Phùng Hưng đã có lịch sử hơn 200 năm.

- Vật liệu xây dựng chủ đạo là gỗ, gạch, ngói âm dương.

- Kiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Một số công trình tiêu biểu trong địa đạo Củ Chi, gồm: hầm ở, hầm hội họp, hầm giải phẫu, hầm chứa lương thực và vũ khí, lỗ thông hơi, ổ chiến đấu, giếng nước, bếp Hoàng Cầm.

- Mô tả các công trình:

Hầm quân y, hầm giải phẫu: được sử dụng như một trạm xá để chữa trị cho các thương binh. Bên trong hầm có các giường bệnh nhỏ và tủ để đựng các vật dụng cứu thương.

Hầm chông: được xây dựng như một cái bẫy quân địch, được nguỵ trang bằng lá cây, cỏ tự nhiên. Hầm chông được bố trí nhiều ở các cửa hầm.

Bếp Hoàng Cầm: có không gian hẹp gồm tủ gỗ, củi khô, nồi niêu,... Bếp có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đặc điểm này giúp làm tan loãng khỏi bếp toả ra khi nấu ăn, nhằm tránh sự phát hiện của quân địch.

31 tháng 7 2023

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

30 tháng 7 2023

* Yêu cầu số 1:

- Tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Duyên hải miền Trung: Lễ rước cá Ông; lễ hội Ka-tê; Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

- Nét nổi bật về lễ hội ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Vùng Duyên hải miền Trung nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc sắc.

+ Các lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh truyền thống và những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

* Yêu cầu số 2: cảm nghĩ của em về Lễ Khao lề thế linh Hoàng Sa:

- Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một tập tục cổ truyền có từ thời các chúa Nguyễn và được duy trì đến hiện nay, nhằm tri ân Hải đội Hoàng Sa năm xưa, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn biển đảo quê hương.

- Mặt khác, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

1 tháng 8 2023

Em copy nhớ thêm kí hiệu "Tham khảo" nhé.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Những ngôi nhà được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói.

+ Nhà thường có ba gian. Gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách. Hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng.....

- So với nhà ở truyền thống, nhà ở hiện nay của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có điểm khác biệt là:

+ Nhà thường được xây dựng kiên cố bằng gạch, bê tông cốt thép.

+ Phổ biến loại hình nhà ống với nhiều tầng.

+ Nhà ở có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

25 tháng 11 2023

Tham khảo!

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

26 tháng 11 2023

- Chợ phiên vùng cao:
+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.
+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.
+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...
- Lễ hội Lồng Tồng:
+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,... + Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....
+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,... - Nghệ thuật múa xòe Thái
+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.
+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....
+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tham khảo

- Chợ phiên vùng cao:

+ Chợ phiên vùng cao thường họp vào những ngày nhất định. Vào ngày này, chợ thường rất đông vui.

+ Chợ phiên không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hoá của người dân.

+ Ngoài ra, chợ phiên cũng là nơi lưu giữ những nét văn hoá đặc sắc về ẩm thực, trang phục,...

- Lễ hội Lồng Tồng:

+ Còn được gọi là lễ hội xuống đồng của các dân tộc Tày, Nùng,...

+ Lễ hội này được tổ chức vào đầu mùa xuân, để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.

+ Hoạt động chính của lễ hội là: nghi lễ xuống đồng, với sự tham gia thực hiện nghi thức cày đường cày đầu tiên, thi cấy,....

+ Trong lễ hội có các trò chơi dân gian như: kéo co, đẩy gậy, tung còn, bịt mắt đập trống,...

- Nghệ thuật múa xòe Thái

+ Xòe Thái là loại hình múa truyền thống, đặc sắc, có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái.

+ Xòe Thái có rất nhiều điệu, trong đó xòe vòng là phổ biến nhất. Xoè vòng có tính giao lưu cộng đồng cao nên không hạn chế số người tham gia. Các vòng xoè thường được xác định “tâm xoè" bởi một hũ rượu cần hoặc một đống lửa,....

+ Năm 2021, Tổ chức UNESCO đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

9 tháng 8 2023

Đồng bào Tây Nguyên thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng tre, gỗ, lá. Trang phục truyền thống được may bằng vải thổ cẩm, trang trí hoa văn đặc sắc.