K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2016

Khác nhau: về chất liệu

-Rèm được làm bằng vải

-Manh được làm bằng các chất liệu khác như: tre, trúc,chiếu, .......

Giống nhau: về công dụng

-Rèm và mành đều có công dụng là tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng

1 tháng 12 2016

ong sách

 

13 tháng 12 2016

- Cách trang trí gương : Trên tường, tủ quần áo, kệ, ...

Công dụng : Dùng để soi, để trang trí, để tạo cảm giác căn phòng rộng và sáng sủa.

- Cách trang trí rèm cửa : ở những cửa sổ, phòng học, phòng ngủ ...

Công dụng : Rèm cửa tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà.

- Cách trang trí mành : cửa ra vào, cửa chính ...

Công dụng : Ngoài công dụng che bớt nắng, gió, che khuất, mành còn làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà.

16 tháng 12 2016

CÔNG DỤNG:

rèm cửa : tạo sự râm mát , có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn nhà

mành:ngoai cong dung che bớt nắng, gió ,che khuat , manhh còn làm tăng vẻ dẹp cho căn phòng

gương: dùng để soi và trang trí tạo vẻ đẹp cho căn phòng , tạo cảm giác căn phòng rộng rãi và sáng sủa hơn

Rèm cửaMành

Rèm cửa có thể định nghĩa 1 cách ngắn gọn như sau: Rèm cửa là một tấm chất liệu ( thường là vải,sợi tổng hợp, gỗ, nhôm , nhựa PVC…) treo ngang cửa sổ hoặc cửa ra vào với mục đích trang trí hoặc để làm cho căn phòng hoặc một phần của căn phòng có tính riêng tư hoặc tối đi
Mành hay mành mành là một vật dụng dùng để che cửa hoặc cửa sổ tại nhà ở. Mành có thể dịch theo chiều ngang hay chiều dọc để điều chỉnh độ sáng cần thiết cho căn phòng hoặc nhà ở.

 

27 tháng 12 2020

Nên đặt bàn học ở đâu trong phòng?

27 tháng 12 2020

vải sợi thiên nhiên được dệt từ các sợi có sẵn trong tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật và động vật. Vải sợ hóa học: được dệt từ các sợi hóa học, ưu điểm của vải sợi hóa học bề mặt ko phức tạp chất vì ít bị vi sinh vật và nấm mốc phá hủy có độ bền cao hơn vải sợi tự nhiên

21 tháng 8 2018

   * Công dụng:

      - Rèm cửa: tạo vẻ râm mát, có tác dụng che khuất và làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.

      - Mành: ngoài công dụng che bớt nắng, gió, che khuất, mành còn làm tăng vẻ đẹp cho căn phòng.

      - Gương: dùng để soi và trang trí, tạo vẻ đẹp cho căn phòng.

   * Cách trang trí: Cần chọn rèm cửa, mành, gương phù hợp với căn phòng, với màu sắc của tường và các đồ vật trong nhà, tạo nên vẻ đẹp hài hòa.

9 tháng 3 2021

Nấu và xào

-Nấu là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước, khi nấu phối hợp các loại thực phẩm hoặc riêng từng loại, có thêm gia vị

-Xào là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường dầu mỡ, kết hợp các loại thực phẩm và có thêm gia vị

=> Đều là phương pháp làm chín thực phẩm nhưng nấu cần dùng nước còn xào thì dùng dầu mỡ

Hấp và nướng

- Hấp là phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước, thực phẩm sẽ được tẩm ướp vừa vặn trước khi được cho vào hấp. Lửa cần to để hơi nước bố mạnh làm chín thực phẩm

- Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của lửa

=> Đều làm chín thực phẩm nhưng Hấp dùng gián tiếp nhiệt độ của lửa để làm chín còn nướng dùng trực tiếp

 

17 tháng 4 2021

Bữa ăn thường ngày 3-4 món ăn: sử dụng thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản.

Bữa tiệc ăn từ 5 món trở lên: thực phẩm cao cấp, chế biến cầu kì, trình bày đẹp.

Tick đúng cho mình nha.

17 tháng 4 2021

thank you very much

1 tháng 6 2021
  Khái niệm tài sản cố định (TSCĐ)

Tài sản cố định phải đồng thời thoả mãn bốn tiêu chuẩn cơ bản sau:

-  Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

-  Nguyên giá tài sản cố định phải được xác định một cách đáng tin cậy.

-  Phải có thời gian sử dụng tối thiểu, thường từ một năm trở lên.

-  Phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định. (Quy định hiện nay là 10 triệu đồng).

Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp là phức tạp hơn.

Một là: Việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động là TSCĐ của doanh nghiệp trong một số trường hợp không chỉ đơn thuần dựa vào đặc tính hiện vật mà còn phải dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì có thể cùng một tài sản ở trường hợp này được coi là TSCĐ song ở trường hợp khác chỉ được coi là đối tượng lao động. Ví dụ máy móc thiết bị, nhà xưởng... dùng trong sản xuất là các TSCĐ song nếu đó là các sản phẩm mới hoàn thành, đang được bảo quản trong kho thành phẩm, chờ tiêu thụ hoặc là các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao, thì chỉ được coi là các đối tượng lao động. Tương tự như vậy trong sản xuất nông nghiệp, những gia súc được sử dụng làm sức kéo, sinh sản, cho sản phẩm thì được coi là các TSCĐ, song nếu chỉ là các vật nuôi để lấy thịt thì chỉ là các đối tượng lao

động.

Hai là: Một số các tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các tiêu chuẩn trên song lại được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì cả hệ thống đó được coi như một TSCĐ. Ví dụ như trang thiết bị cho một phòng thí nghiệm, một văn phòng, một phòng ở của khách sạn, một vườn cây lâu năm...

Ba là: Trong điều kiện phát triển và mở rộng các quan hệ hàng hoá tiền tệ, sự phát triển và ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như nét đặc thù trong hoạt động đầu tư của một số ngành nên một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn cơ bản trên và không hình thành các TSCĐ hữu hình thì được coi là các TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. Ví dụ các chi phí mua bằng sáng chế, phát minh, bản quyền tác giả, các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí chuẩn bị cho khai thác...

Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi. Song giá trị của nó lại được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch từ cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi sản phẩm được tiêu thụ.

Từ những nội dung trên đây, ta có khái niệm về tài sản cố định như sau:

Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.
 

Khái niệm về vốn cố định:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình.

Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định.

Ta có định nghĩa về vốn cố định như sau:

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.

Đặc điểm vốn cố định

Một là : Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định.

Hai là : VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất. Ba là : Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

1 tháng 6 2021

Bạn, mình không rõ VCD là gì?

18 tháng 1 2017

3. Trang phục là những đồ để mặc như quần, áo, váy,... và một số vật có thể khoác, đeo, gắn lên người như mũ, giày, tất, khăn quàng, dây thắt lưng, túi xách, đồ trang sức,...

23 tháng 4 2021

Giữa xào và rán:
- Xào: Là đảo thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.
- Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ làm chín thực phẩm, vừa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.

Giữa luộc và nấu.
- Luộc: thực phẩm nấu chín trong môi trường  nhiều nước với thời gian vừa đủ để thực phẩm chín.
- Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước. 

23 tháng 4 2021

Giữa xào và rán:
– Xào: Là đảo thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.
– Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ làm chín thực phẩm, vừa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.

Giữa luộc và nấu.
– Luộc: thực phẩm nấu chín trong môi trường  nhiều nước với thời gian vừa đủ để thực phẩm chín. 
– Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước.