Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. (1 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:
A. 55, 720 B. 55, 072 C. 55,027 D. 55,702
Câu 2: (1 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có két quả đúng là:
A. 70,765 B. 223,54 C. 663,64 D. 707,65
Câu 3. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: ........
Câu 4. (1 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm.
Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là :
A.10dm B. 4dm C. 8dm D. 6dm
Câu 5. (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
55 ha 17 m2 = .....,.....ha
A. 55,17 B. 55,0017 C. 55, 017 D. 55, 000017
Câu 6. (1 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 150% B. 60% C. 40% D. 80%
Câu 7. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?
Bài 8. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?
môn toán
Câu 1: Chữ số 5 trong số 162,57 chỉ:
A. 5 đơn vị | B. 5 phần trăm | C. 5 chục | D. 5 phần mười |
Câu 2: Hỗn số được viết dưới dạng phân số là:
Câu 3: 5840g = …. kg
A. 58,4kg | B. 5,84kg | C. 0,584kg | D. 0,0584kg |
Câu 4: Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như vậy 1/5 số viên bi có màu ?
A. Nâu | B. Đỏ | C. Xanh | D. Trắng |
Câu 5: Khoảng thời gian từ lúc 9 giờ kém 10 phút đến 9 giờ 30 phút là:
A. 10 phút | B. 20 phút | C. 30 phút | D. 40 phút |
Câu 6: Một huyện có 320ha đất trồng cây cà phê và 480ha đất trồng cây cao su. Hỏi diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ?:
A. 150% | B. 15% | C. 1500% | D. 105% |
Câu 7: Hình lập phương có cạnh là 5m. Vậy thể tích hình đó là:
A. 150 m3 | B. 125 m3 | C. 100 m3 | D. 25 m3 |
Câu 8: Đặt tính rồi tính:
a) 68,759 + 26,18
b) 78,9 – 29,79
c) 28,12 x 2,7
d) 3,768 : 3,14
Câu 9: Một người đi xe máy khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 30 phút. Quãng đường AB dài 60km. Hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/giờ?
Câu 10: Tính bắng cách thuận tiện nhất:
0,01 + 0,02 + 0,03 + 0,04 + 0,05 + 0,95 +0,96 + 0,97 + 0,98 + 0,99
MÔN: TIẾNG VIỆT
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau: (7 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
– Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Câu 1: Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (0,5 điểm)
Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là………………………………………………………………………………..
Câu 2:Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. Dám B. Không C. Mừng D. Sợ
Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
A | Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. |
B | Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn. |
C | Đêm đó chị ngủ yên. |
D | Đêm đó chị ngủ đến sáng. |
Câu 4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (1 điểm)
A. B. | Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.Khỏang ba giờ sáng,Tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, khi rảo bước truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. |
C. | Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. |
D. | Không lo vì đã quen với công việc này rồi. |
Câu 5: Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
A. | Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân. | |
B. | Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng. | |
C. | Vì chị Út không muốn ở nhà nữa. | |
D. | Vì chị Út muốn thoát li để được đi chơi. |
Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)
A. B. | Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng. |
C. | Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định. |
D. | Bà Nguyễn Thị rất dũng cảm. |
Câu 7: Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” (0,5 điểm)
A. | Câu hỏi. | B. | Câu cầu khiến. | |
C. | Câu cảm. | D. | Câu kể. |
Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. | Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. | |
B. | Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. | |
C. | Ngăn cách các vế trong câu ghép. | |
D. | Ngăn cách các vế trong câu đơn. |
Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1 điểm)
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm) (đất nước; ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………………………………… Trẻ em hôm nay, thế giới………………………………;
II. Đọc tiếng: Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau:
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân ( TV 5/ tập 2/ trang 83)
Đất nước ( TV 5/ tập 2/ trang 94)
Con gái ( TV 5/ tập 2/ trang 112)
Tà áo dài Việt Nam ( TV 5/ tập 2/ trang 122)
Công việc đầu tiên ( TV 5/ tập 2/ trang 126)
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Tà áo dài Việt Nam
Tà áo dài Việt Nam
Áo dài phụ nữ có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Phổ biến hơn là áo tứ thân , được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau được ghép liền ở giữa sống lưng . Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ xx , chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
Theo Trần Ngọc Thêm
2. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)
Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mình mà mình thích nhất.
môn khoa học
I. Trắc nghiệm: (7,5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (1 điểm) Để sản xuất ra muối biển từ nước biển, người ta sử dụng phương pháp nào?
A. Lọc B. Lắng C. Chưng cất D. Phơi nắng
Câu 2: (1 điểm) Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất là gì?
A. Mặt trời B. Mặt trăng C. Gió D. Cây xanh
Câu 3: (0,5 điểm) Hợp tử phát triển thành gì?
A. Hạt B. Quả C. Phôi
Câu 4: (1 điểm) Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
A. Sự thụ phấn B. Sự thụ tinh C. Sự sinh sản
Câu 5: (1 điểm) Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
A. Từ hai tháng đến một năm rưỡi.
B. Từ một năm rưỡi đến hai năm tuổi.
C. Từ hai năm đến hai năm rưỡi tuổi.
Câu 6: (0,5 điểm) Loài hươu có tập tính sống như thế nào?
A. Theo bầy đàn B. Từng đôi C. Đơn độc
Câu 7: (0,5 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì?
A. Là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
B. Là những của cải có sẵn trong môi trường tự nhiên con người khai thác và sử dụng chúng cho lợi ích của bản thân và cộng đồng.
C. Cả hai ý trên.
Câu 8: (1 điểm) Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.
B. Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.
C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
A. Thức ăn, nước uống.
B. Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp.
C. Chất đốt ( rắn, lỏng, khí)
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: (0,5 điểm) Môi trường tự nhiên nhận từ các hoạt động của con người những gì?
A. Nước tiểu, phân, rác thải.
B. Khí thải, khói.
C. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.
D. Tất cả các ý trên.
II. Tự luận: (2,5 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Dung dịch là gì?
Câu 2: (1 điểm) Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện?
môn lịch sử địa lý
I - Lịch sử: (5 điểm)
Câu 1: Địa phương nào là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi"? (0,5 điểm)
A. Sài Gòn B. Hà Nội
C. Bến Tre D. Cần Thơ
Câu 2: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là: (0,5 điểm)
A. Đường Hồ Chí Minh trên biển. B. Đường số 1.
C. Đường Hồ Chí Minh. D. Đường Hồ Chí Minh trên không.
Câu 3: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (2 điểm)
(Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; lá cờ đỏ sao vàng; tiến quân ca; Hồ Chí Minh)
Quốc hội quyết định: lấy tên nước là .....................................................................; quyết định Quốc huy; Quốc kì là ............................................................; Quốc ca là bài .........................................; Thủ đô là Hà Nội; thành phố Sài gòn - Gia Định đổi tên là .....................................................................
Câu 4: Dựa vào nội dung đã học, vì sao nói: "Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta" (1 điểm)
Câu 5: Tại sao nói: "Ngày 30 - 4 - 1975 là mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc ta ? (1 điểm)
II - Địa lí: (5 điểm)
Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước ta là: (0,5 điểm)
A. Hà Nội
B. Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
C. Đà Nẵng
D. Cà Mau
Câu 2: Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì: (1 điểm)
A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ thường tập trung dọc các sông lớn và ở ven biển.
B. Có nhiều đất đỏ ba dan.
C. Địa hình chủ yếu là đồi núi và Cao Nguyên.
D. Có nhiều đất đỏ ba dan và Cao Nguyên; nhiều đồng bằng; sông lớn và ở ven biển.
Câu 3: Dân cư châu Phi chủ yếu là người: (0,5 điểm)
A. Da trắng
B. Da vàng
C. Da đen
D. Cả 3 ý đều đúng
Câu 4: Tìm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong thông tin sau: (1,5 điểm)
"Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu ......................., thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế .................................... nhất châu Đại Dương. Châu Nam Cực là châu lục ............................ nhất thế giới."
Câu 5: Trên trái đất có mấy đại dương ?. Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1,5 điểm)
môn tin học
A. LÝ THUYẾT: (4 điểm)
Câu A 1 (0,5 đ): Kí tự đặc biệt nằm ở khu vực nào trên bàn phím
A. Hàng phím trên B. Hàng phím số; bên phải bàn phím
C. Bên phải bàn phím D. Hàng phím số, hàng phím dưới
Câu A2 (0,5đ): Để tạo bảng trong văn bản em nhấn vào nút lệnh nào dưới đây?
Câu A3 (0,5đ ): Trong phần mềm Word, để xóa hàng trong bảng em thực hiện thao tác sau:
A. Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Table...
B.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Rows
C.Nháy chuột vào Menu Table\ Insert\ Table...
D.Nháy chuột vào Menu Table\ Delete\ Rows
Câu A4 (0,5đ): Nhấn phím nào sau đây để xóa hình ảnh đã chèn vào văn bản:
A. Shift B. Delete C. Alt D. Backspace
Câu A5 (0,5đ): Lợi ích của việc chèn hình ảnh là?
A. Hình ảnh được chèn vào làm văn bản trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
B. Không cần thiết phải chèn hình ảnh vào văn bản.
C. Hình ảnh minh họa trong văn bản giúp người đọc dễ hiểu nội dung hơn.
D. Hình ảnh trong văn bản chỉ có tính chất giải trí
Câu A6 (0,5đ): Em hãy chọn giải thích đúng cho dòng lệnh sau đây:
REPEAT 10 [REPEAT 4 [FD 100 RT 90]]
A. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
B. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước và chồng lên nhau
C. Rùa Vẽ 10 hình vuông cạnh dài 100 bước ở vị trí ngẫu nhiên
D. Rùa Vẽ 10 hình chữ nhật cạnh dài 100 bước ở vị trí bất kì
Câu A7 (0,5đ): Những từ xuất hiện trong tất cả các Thủ tục của Logo là gì?
A. To và End B. Repeat và FD 100
C. CS và Home D. RT và FD 100
Câu A8 (0,5đ): Trong phần mềm Logo, để tạo thủ tục khăn thêu em gõ lệnh:
A. Repeat "khantheu B. Edit khantheu
C. Edit "khantheu D. Edit 'khan theu
B. THỰC HÀNH (6 điểm)
Câu B 1 (3 điểm): Hãy soạn thảo và trình bày theo mẫu sau:
ĐƯA CƠM CHO MẸ ĐI CÀY
Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay
Giỏ cơm trên tay, em đi đưa cơm cho mẹ em đi cày
Mẹ ơi, mẹ nghỉ tay, trời trưa vừa tròn bóng
Mẹ ăn cơm cho nóng mà để trâu cho con chăn
Mai đây lúa thơm xóm thơm làng, lúa thơm lừng cả bàn tay
Là thơm nắng hôm nay khi em đưa cơm cho mẹ em đi cày
Câu B2 (3 điểm): Sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình trang trí sau.
(Gợi ý: hình được trang trí từ một hình lục giác)
Quê tôi là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau chạy mãi tới tít chân trời xa...Thỉnh thoảng có một vài thung lũng nhỏ hẹp chạy dài dưới hai chân đồi, tạo thành một cánh đồng dài, hẹp. Đó là vùng Thạch Thành quê ngoại tôi.
Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ xã Thành Minh đến tận đường Quốc lộ 1A. "Dải lụa" ấy dã nuôi sống gần như nửa cái huyện Thạch Thành vùng trung du này. Dân đông, ruộng ít, ấy vậy mà cuộc sống ở dây không đến nỗi lam lũ, nghèo đói. Dường như quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết màu xanh mơn mởn của cây lúa thời con gái thì đến màu vàng óng ả của mùa gặt, hết lúa lại khoai đến ngô, sắn, rau màu,... cứ thế luôn nhuộm mới màu sắc cho dải đất này những sắc hương của cuộc sống thanh bình đang từng ngày thay da đổi thịt.
Trước mắt, giờ lúa đang che kín cả mặt ruộng. Gió xuân từ trên các đồi cao thổi về thung lũng tạo nên những đợt sống lúa đuôi nhau vội vàng, phát ra những âm thanh dịu ngọt. Đây đó, những người đi ra thăm ruộng lúc ẩn, lúc hiện làm cho những chú chim đang bắt sâu cho lúa giật mình vọt lên cao rồi sải cánh bay về một bụi cây nào đó trên đồi cao. Ở dọc chân đồi, người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào.. Những luống bắp cải tươi tốt đã bắt đầu cuộn lại. Có những bắp mới cuốn được một nửa mà đã to bằng phần trên của chiếc mũ cối, chắc khi cuộn hết nó phải nặng đến bốn, năm kí. Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ Quốc lộ 1A đến thị trấn Kim Tân, trung tâm của huyện Thạch Thành. Những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón cho lúa, lăn đều trên mặt đường nhựa cùng với tiếng gõ lộc cộc của những bước chân đều đặn nện xuống mặt đường tạọ ra một âm thanh vui nhộn giữa cánh đồng. Nắng đã lên cao, vậy mà tôi vẫn tần ngần ngắm mãi "dải lụa" xanh này không biết chán. Mai đây khi mùa gặt đến, cánh đồng lại rộn rã tiếng hát, cười của những người nông dân "một nắng hai sương" đi thu hoạch lúa.
Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin, của hi vọng chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
bài 1 Quê hương, hai tiếng nghe thật thương thương giản dị. Nơi có dòng sông êm đềm trôi theo năm tháng, con đò nhỏ chở đầy nắng mưa, nơi có tiếng hát ru, tiếng quạt mo mỗi trưa hè nóng bức, dáng mẹ hiền lặng lẽ đi về sớm khuya. “ Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người…”
Dòng sông không biết chảy từ bao giờ, chỉ nhớ rằng khi còn rất bé mẹ thường dắt em ra đầu làng chơi em đã thấy dòng sông. Quanh năm nước vẫn trong xanh một màu, dòng sông trong mắt em hiền lành và tĩnh lặng. Phía bờ bên này là rặng tre xanh rủ bóng khắp bờ, xanh tươi và mát mẻ, mỗi khi có cơn gió về lại kêu xào xạc, từng chiếc lá thả trôi trên dòng sông. Phía bờ xa bên kia là dải cát vàng óng ả như cánh đồng lúa chín. Về mùa hè dòng nước mát rượi, đám trẻ con trong làng thường rủ nhau đi tắm, vui đùa đến tận xế chiều. Dòng sông quê em còn có rất nhiều cá, nhớ những khi dân làng đi thả lưới, có đủ loại cá được đưa lên bờ với kích thước to nhỏ khác nhau.
Đẹp nhất là những đêm trăng rằm, như một thói quen em vẫn thường chạy ra đầu làng, cứ nhìn mải miết xuống dòng sông. Nơi đấy cũng có một ông trăng, dập dờn đang trôi theo dòng nước, ánh sáng lấp lánh lan tỏa khắp bề mặt nước lung linh, kì ảo.
bài 2 Mỗi chúng ta ai rồi cũng phải lớn lên, rồi cũng sẽ đến những nơi xa xôi trên khắp miền Tổ quốc. Cho dù đến nơi nào nhưng trong tim vẫn luôn nhớ da diết về quê hương thân yêu, nơi luôn thật đẹp đẽ và yên bình.
Khi mới chập cũng biết đi trên con đường quanh co ngõ làng, cánh đồng lúa rộng mênh mông đã trở nên quen thuộc từ rất lâu. Và có lẽ khó ai có thể quên những màu sắc, thanh âm thân thương, giản dị đến lạ thường. Đâu đó là hình ảnh dập dờn như làn sóng của thửa lúa xanh tươi, cứ trải mãi xa tận đến hết tầm mắt, là những đàn cò trắng rủ nhau bay lượn nơi bầu trời trong xanh, hay đơn giản là dáng mẹ cần mẫn gió mưa sớm chiều. Em thích lắm khi mùa lúa chín, những bông lúa vàng óng, trĩu nặng thật đẹp biết bao. Xôn xao mùa lúa gặt, có lẽ đây là thời điểm vui nhất, mọi người dậy từ rất sớm, ai đấy cũng háo hức như hội, rồi khắp làng đâu đâu cũng thấy thóc phơi đầy sân, tiếng cười nói không ngớt vang lên vui đến lạ thường. Khi chiều về em cùng các bạn trong xóm thường rủ nhau đi thả diều, chạy tung tăng trên cánh đồng bát ngát, từng làn gió mát cứ ùa vào mặt làm tóc bay phấp phới, con diều bay cao vút, từng đàn trâu cặm cụi gặm cỏ phía xa.
Quê hương của em có lẽ chỉ giản đơn như vậy. Em yêu quê em, nơi em đã sinh ra, nơi cho em những phút giây mải mê vui thích. Dù sau này lớn khôn, có đi rất xa em sẽ nhớ mãi về quê em.
Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.
to bai1 :n
make "tong 0
make "ssh 0
make "tbc 0
ifelse (modulo :n 3)=0 [for [i 3 :n 3] [make "tong :tong + :i make "ssh :ssh+1]
rt 90 label(list "tong "cua "day "la :tong)
lt 90 pu bk 40 rt 90 pd label (list "so "so "hang "cua "day "la :ssh)
lt 90 pu bk 40 rt 90 pd label (list "Trung "binh "cong "cua "day "la :tong/:ssh)
lt 90]
[rt 90 label (list :n "khong "thuoc "day)]
end
Cho dãy số sau: 3+ 6 + 9 + 12 +…+ N
(Với N là số được nhập vào khi gọi tên thủ tục)
- Nếu N nhập vào là số tự nhiên chia hết cho 3 thì thực hiện tính số số hạng, tính tổng và trung bình cộng của dãy số trên.
- Nếu N nhập vào không thuộc dãy số trên thì in ra dòng thông báo “ Số vừa nhập không thuộc dãy số”.
Em hãy lưu kết quả trong tệp văn bản có tên tinhtong.doc gồm các câu lệnh của MSWLogo theo trình tự đã thực hiện.
MK CHỈ CÓ TÍNH CHẤT NGHIỆP DƯ NẾU K THÍCH ĐỪNG CƯỜI NHA có 2đứa bé là bn thân của nhau.trong hai đứa đó thì có một đứa chăm học còn đứa kia thì ngược lại. sắp đến tiết kiểm tra, bn chăm học khuyên bn lười đi ôn bài nhưng bn kia k chịu mà ham chơi. tói tiết kiểm tra, bn kia k làm đc bài liền cầu cứu bạn mình nhưng bị bạn lơ đi. sau đó bn kia giân. bn chăm học cũng tỏ ra k quan tâm.về nhà bn lười học nói với mẹ chuyện này.mẹ bn đó liền trách nhẹ bn kia và giảng cho bn kia hiểu chuyện . bn kia hiểu ra và quyết tâm sáng mai xin lỗi bạn và hứa chăm chỉ
Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.
Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.
Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.
Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:
- Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.
Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.
Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.
Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.
Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.
Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.
Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.
Chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947 (từ 7/10 đến 22/12/1947) là một chiến dịch quân sự do quân đội Pháp thực hiện tại Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương, nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Minh.Nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng, với ý chí và tinh thần quả cảm, quân và dân ta đã làm thất bại cuộc tiến công của quân Pháp, góp phần đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích trên toàn chiến trường Việt Bắc.
một số sự kiện cơ mà
còn cái mà bạn trả lời thì mình cũng biết
cho mình đáp án khác đi