K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2020

- Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi

- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm mất các ngọn núi, quả đồi ⟹ địa hình bị san bằng (ví dụ các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác sản xuất xi măng)

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh)

27 tháng 12 2021

Địa hình có ảnh hưởng tới khí hậu đặc biệt là lượng mưa.

- Dãy Himalaya ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi

    + Sườn nam có lượng mưa rất lớn, trung bình 2000 - 3000 mm/năm.

 - Khi gió Tây Nam từ biển thổi vào gặp bức chắn của dãy Himalaya, chuyển hướng đông nam nên đồng bằng sông Hằng có lượng mưa rất lớn. 

- Do ảnh hưởng của dãy núi Gát Tây nên gió Tây Nam thổi vào đã trút mưa xuống đồng bằng ven biển, khi vào đến cao nguyên Đêcan lượng mưa rất ít.

11 tháng 5 2022

Tham khảo

 

- Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.

- Khai thác đất sét, đá vôi, than đá và các loại khoáng sản khác làm  mất các ngọn núi, quả đồi ⟹ địa hình bị san bằng (ví dụ các núi đá vôi ở Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh bị khai thác sản xuất xi măng)

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh) .

- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.



 

11 tháng 5 2022

Tham khảo

Hãy lấy ví dụ để chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta.

Con người đào kênh mương, đắp đê làm địa hình đồng bằng thay đổi.

- Lấn biển làm mất địa hình bờ biển tự nhiên (Ven biển Hạ Long - Quảng Ninh) .

- Việc phá rừng làm cho quá trình bóc mòn ở đồi núi tăng.

25 tháng 3 2021

1. tham khảo

Một số tài nguyên vùng biển nước ta:

- Khoáng sản:

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).

+ Ti tan, cát thủy tinh ở Khánh Hòa, là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

+ Vật liệu xây dựng: cát, sỏi...là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Muối: phát triển ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Cà Ná, Sa Huỳnh).

- Hải sản: trữ lượng thủy sản lớn với 4 ngư trường trọng điểm; cung cấp nguồn lợi cá, tôm, cua, rong biển... là cơ sở cho ngành khai thác hải sản. Các bãi triều đầm phá ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Vùng biển nước ta rộng lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, là cơ sở cho phát triển giao thông vận tải biển.

- Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp, các đảo ven bờ...là cơ sở để phát triển ngành du lịch.



 

25 tháng 3 2021

2. tham khảo

* Nói địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa; chịu tác động  mạnh mẽ  của con người, vì:

 

 

– Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ  của môi trường nhiệt  đới gió mùa  ẩm:

+  Đất, đá bị phong hoá mạnh mẽ.


 
+ Các khối núi bị xói mòn, cắt xẻ, xâm thực.

+ Đá vôi hoà tan tạo nên địa hình Các-xtơ nhiệt đới  độc đáo với nhiều hang động rộng lớn, kì vĩ… trên bề mặt  địa hình thường có rừng cây che phủ rậm rạp.

– Địa hình chịu tác động  mạnh mẽ  của con người: các dạng địa hình nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước ta như: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước…

26 tháng 10 2023

3 lĩnh vực
1. Nông nghiệp và sản xuất nông sản:

   - Đồng bằng: Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp chính của Việt Nam. Đất đai phẳng, những con sông mạch lạc, và khí hậu ấm áp làm cho đây trở thành một trong những vùng trồng lúa, cây ăn trái, và các loại cây thủy canh quan trọng nhất. Sản lượng nông sản từ đồng bằng này đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam.

   - Đồi núi: Khu vực núi phía bắc như Sapa và núi phía nam như Đà Lạt có địa hình đồi núi và khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây chè, cây hồ tiêu, và cây điều. Điều này đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các cộng đồng núi.

2. Du lịch:
   - Đồi núi: Sapa ở vùng núi phía bắc và Đà Lạt ở vùng núi phía nam là những điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngàn du khách hàng năm. Cảnh quan thiên nhiên độc đáo và khí hậu mát mẻ làm cho việc tham quan và nghỉ mát ở đây trở nên hấp dẫn.

   - Đồng bằng: Bãi biển và các khu vực cận biển ở Việt Nam cũng là điểm đến du lịch quan trọng, với những bãi biển đẹp và hoạt động thể thao nước nhiều.

3. Khai thác tài nguyên:
   - Đồi núi: Một số vùng núi có tiềm năng cho việc khai thác quặng và gỗ. Ví dụ, các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai có khả năng khai thác quặng sắt và các loại quặng khác.

   - Đồng bằng: Khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ là các khu vực có nhiều cơ hội cho việc khai thác khoáng sản và tài nguyên tự nhiên khác.

26 tháng 10

Lựa chọn: ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi

 

* Trình bày:

 

- Thế mạnh:

 

+ Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp; có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

 

+ Đối với công nghiệp: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

 

+ Đối với du lịch: khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

 

- Hạn chế:

 

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông

 

+ Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở,

#Tham khảo

Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi

* Trình bày:

- Thế mạnh:

+ Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp; có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…

+ Đối với công nghiệp: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+ Đối với du lịch: khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế:

+ Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông

+ Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở,…

17 tháng 12 2020

 Địa hình có ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu và sông ngòi Việt Nam.

    * Địa hình ảnh hưởng đến khí hậu.

    - Địa hình Việt Nam trải dài qua nhiều vĩ độ( khoảng 15 độ)  làm cho thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc nam. Mùa đông ở miền bắc Việt Nam có mùa đông lạnh nhưng giảm dần về cường độ và phạm vi ảnh hưởng về phía nam.

   -  Địa hình  Việt Nam phân hóa theo độ cao: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Điều này chứng minh rằng ở miền bắc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có độ cao từ 600-700m lên đến 2600m. NHưng ở miền nam đai cận nhiệt đới gió mùa từ 900-1000m lên đến 2600m, đai gió mùa trên núi có độ cao từ 2600m.

   - Địa hình cao làm phân hóa khí hậu giữa 2 sườn. Ở miền bắc Việt Nam códãy Hoàng Liên sơn. Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn mà mùa đông của Đông Bắc Bộ thì có khí hậu lạnh nhưng ở Tây Bắc  thì mùa đông đến chậm hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc hơn.

    * Địa hình cũng ảnh hưởng đến sông ngòi.

   -Địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi có hướng tây bắc dông nam nên các con sông của Việt Nam chủ yếu có hướng tây bắc dông nam.

   -Ở miền trung do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển => bởi vậy các sông chủ yếu ở đây có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc đông nam.

   - Địa hình Việt Nam nhiều đồi núi xem lẫn các bồn địa, thung lũng=> địa hình bị chia cắt nhiều=> hình thành nhiều con sông.

25 tháng 10 2023

Ngành du lịch

- Việt Nam có một địa hình đa dạng, từ bãi biển dài và đồng bằng sông Cửu Long phẳng lặng đến các dãy núi cao và khu vực cao nguyên. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành du lịch:

+ Bãi biển và du lịch biển: Với hơn 3,000 km bờ biển, Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp và cảnh quan biển tuyệt vời. Địa hình phẳng của các vùng biển như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển và các khu nghỉ dưỡng.

+ Du lịch núi và leo núi: Các dãy núi như dãy Trường Sơn và dãy núi Tây Bắc cung cấp cơ hội tuyệt vời cho du lịch núi và leo núi. Địa hình núi cao, rừng rậm và dân tộc thiểu số làm cho khu vực này trở nên hấp dẫn đối với người yêu thích phượt và du lịch mạo hiểm.

+ Du lịch vùng cao nguyên: Các khu vực cao nguyên như Đà Lạt và Pleiku cung cấp không gian mát mẻ và cảnh quan độc đáo. Địa hình cao nguyên tạo điều kiện thích hợp cho du lịch thảo nguyên, thăm vườn hoa, và trải nghiệm khí hậu mát mẻ.

- Khó khăn và thách thức: địa hình núi cao và xa xôi có thể tạo ra thách thức về việc xây dựng cơ sở hạ tầng và vận chuyển. Việc phát triển du lịch ở những khu vực này có thể đòi hỏi đầu tư lớn và quản lý thông minh để bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương.