Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với nước Nga:
+ Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã xóa bỏ chính quyền của giai cấp tư sản và địa chủ, lập nên chính quyền Xô viết của nhân dân lao động.
+ Nước Nga bước vào thời kì tự do và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đối với thế giới:
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chỉ ra cho họ con đường đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản để đi tới thắng lợi;
+ Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
♦ Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử nhân loại và cục diện chính trị thế giới: nước Nga Xô viết ra đời đã chặt đứt một khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc chủ nghĩa, tạo ra chế độ xã hội chủ nghĩa đối lập với chế độ tư bản chủ nghĩa.
Ý nghĩa lịch sử:
-Đối với Nga: Đưa Nga thoát ra khỏi khủng hoảng, xóa bỏ giai cấp tư sản và địa chủ.
=>Biến nước Nga trở thành nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới
-Đối với thế giới: Cổ vũ tinh thần đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Đồng thời mở ra đường lối cứu nước đối với các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam
*Tác động: Làm đảo lộn bản đồ chính trị thế giới, tạo ra một chế độ mới đối lập hoàn toàn với chế độ tư bản chủ nghĩa
Tham khảo
– Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích để trình bày Luận cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”.
– Ðầu tháng 7/1917, Chính phủ lâm thời thực hiện đàn áp các phong trào đấu tranh, khủng bố các Xô viết. Nước Nga lâm vào khủng hoảng chính trị, Lê nin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan). Lê nin chủ trương tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
– Đầu tháng 8/1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Bôn-sê-vích họp bán công khai ở Pê-tơ-rô-grát. Trong thời gian này, Lênin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng, từ đó đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang
– Ngày 12/10/1917, Ủy ban Quân sự cách mạng do Xô-viết Pê-tơ-rô-grát cử ra đã chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.
– Ngày 16/10/1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bôn-sê-vích đã thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.
Ngày 24/10/1917, Chính phủ lâm thời chủ trương sẽ dùng mọi biện pháp để triệt tiêu cuộc khởi nghĩa, nhiều ủy viên của Ủy ban quân sự cách mạng bị bắt giam. Chính phủ lâm thời lục soát và đóng cửa các tờ báo của Đảng Bôn-sê-vích, ra lệnh chiếm Cung điện Mùa Đông,..
– Trước tình hình đó, ngay trong đêm 20/10/1917 Lênin đến Cung điện Mùa Đông trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Xô-viết. Ngay trong đêm đó, khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (nay là thành phố Xanh-pê-téc-bua), dưới sự lãnh đạo của Bôn-sê-vích do Lê nin đứng đầu, quân khởi nghĩa đã đánh chiếm được một số vị trí trọng yếu của thủ đô như nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện,…
– Rạng sáng 25/10/1917, lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ được hầu hết các địa điểm chủ chốt Thủ đô Pê-tơ-rô-grát.
– 25/10/1917, quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa đông.
Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 tháng 10. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại nhưng các cuộc tấn công quá chậm và phải dùng xe hơi chuyển mệnh lệnh. 3 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông. Các chiến sĩ Cận Vệ đỏ đứng sau những chướng ngại vật hoặc làm nhiệm vụ tuần tiễu chờ lệnh phát hỏa. Các đội tuần tra quan sát theo dõi mọi hoạt động của quân đội chính phủ.
Đến 6 giờ chiều, cung điện đã bị vây chặt, các chiến sĩ Cận Vệ đỏ và các thủy thủ ủng hộ Cách mạng tiến sát đến cung điện và chiếm lấy tất cả những góc đường và các mái nhà ở bến tàu cạnh bộ Hải quân và cung điện. Các binh lính bảo vệ cung điện thì dựng chướng ngại vật chặn cổng ra vào Cung điện Mùa Đông, lập sẵn các vị trí đặt súng trường và súng máy để phòng thủ.
6 giờ chiều, đảng Bô-sê-vích gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Pê-tơ-rô-grát buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công.
9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt đại bác báo hiệu tấn công (thực ra các phát đạn không nhắm vào cung điện mà chỉ dùng tiếng nổ của đại bác để đối phương hoang mang). Hàng lính bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Quân phòng thủ cung điện chỉ kháng cự lẻ tẻ rồi nhanh chóng tan rã. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).
– Sau khi khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi thì phong trào khởi nghĩa lan rộng ra khắp nước Nga. Ngày 3/11/1917, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên cả nước.
Tham khảo
* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:
- Đối với nước Nga:
+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).
* Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:
+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tham khảo:
* Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười:
- Đối với nước Nga:
+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).
* Tác động: Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới:
+ Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
+ Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tham khảo
- Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tháng Mười Nga:
+ Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng.
+ Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay người lao động.
- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga:
+ Tháng 7/1917, sau khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, Đảng Bôn-sê-vích quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
+ Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.
+ Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát
+ Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Ngay trong đêm 25/10/1917 , Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc. Chính quyền Xô viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát.
+ Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
Tham khảo
Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga đối với Cách mạng Việt Nam
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”)
- Sự bùng nổ, quá trình phát triển và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như:
+ Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng muốn thành công cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”).
+ Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng toàn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy công nông làm gốc”.
+ Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng.
Tham khảo
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Chiến tranh thế giới thứ nhất (WWI) là một cuộc xung đột quân sự toàn cầu bắt đầu vào ngày 28 tháng 7 năm 1914 và kết thúc vào ngày 11 tháng 11 năm 1918. Cuộc chiến được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại, và có tác động sâu sắc đến sự phát triển của các chính phủ, xã hội và nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc chiến bắt đầu khi Áo-Hung tuyên chiến với Serbia sau vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung và vợ Sophie. Các cường quốc châu Âu nhanh chóng tham gia chiến tranh, và chỉ trong vòng vài tháng, cuộc xung đột đã lan rộng khắp châu Âu và các lục địa khác.
Cuộc chiến diễn ra trên nhiều mặt trận khác nhau, và là một cuộc chiến tranh quy mô lớn và tàn khốc nhất cho đến thời điểm đó. Hàng triệu người đã chết trong cuộc chiến, và nhiều thành phố và làng mạc đã bị phá hủy.
Cuối cùng, cuộc chiến kết thúc với chiến thắng của các cường quốc Đồng minh, bao gồm Anh, Pháp, Nga và Hoa Kỳ. Cuộc chiến đã dẫn đến sự sụp đổ của Đế chế Đức, Đế chế Áo-Hung và Đế chế Ottoman. Nó cũng dẫn đến sự hình thành của Liên Hợp Quốc, một tổ chức quốc tế được thành lập để ngăn ngừa các cuộc xung đột tương lai.
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Cách mạng tháng Mười Nga là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra ở Nga vào năm 1917. Cuộc cách mạng đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ quân chủ Nga và sự thành lập của Liên Xô, một quốc gia cộng sản.
Cách mạng tháng Mười bắt đầu vào ngày 25 tháng 10 năm 1917, khi những người Bolshevik, một đảng cộng sản do Vladimir Lenin lãnh đạo, chiếm lấy Cung điện Mùa Đông ở Petrograd (nay là Saint Petersburg). Chính phủ lâm thời Nga, được thành lập sau Cách mạng tháng Hai năm 1917, đã bị lật đổ.
Sau Cách mạng tháng Mười, Lenin và những người Bolshevik đã thành lập Liên Xô, một quốc gia cộng sản. Liên Xô trở thành một cường quốc toàn cầu, và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới trong thế kỷ 20.
Tham khảo
- Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của nước Nga Xô viết đã tác động sâu sắc tới sự lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, mở đầu quá trình giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam (Nguyễn Ái Quốc đã từng nhận xét: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật...”)
- Sự bùng nổ, quá trình phát triển và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như:
+ Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng muốn thành công cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”).
+ Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng toàn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy công nông làm gốc”.
+ Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng.
Tham khảo
Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử nhân loại, là một sự kiện có tầm ảnh hưởng sâu rộng, làm rung chuyển, đảo lộn trật tự thế giới, có ảnh hưởng rộng nhất tới phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cổ vũ và thúc đẩy cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và nhân loại tiến bộ. Ý nghĩa thời đại và những bài học quý báu của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại là tài sản vô giá, có giá trị bền vững, tiếp tục lan tỏa sức sống mãnh liệt đối với cách mạng Việt Nam. Trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, ở Việt Nam đã có rất nhiều phong trào yêu nước diễn ra, song đều không thành công; nhiều tư tưởng, phương pháp cách mạng đã được trải nghiệm, nhưng đều thất bại. Cách mạng Tháng Mười Nga và Cách mạng Tháng Tám thực tế có mối quan hệ biện chứng, hợp quy luật. Sự gặp gỡ tự nhiên, tất yếu và điển hình giữa Hồ Chí Minh với ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga và tư tưởng của V.I. Lê-nin là cuộc gặp gỡ giữa dân tộc và thời đại, giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc, đã có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc và vô cùng mật thiết tới cách mạng Việt Nam. Không có Cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lê-nin, không có thời đại mới, thì sẽ không có sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, không có thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử và thời đại của cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
Tham khảo
- Ý nghĩa đối với nước Nga:
+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
- Ý nghĩa đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới (tạo ra một chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa, khiến cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới).
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).
Tham khảo:
- Ý nghĩa đối với nước Nga:
+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
- Ý nghĩa đối với thế giới:
+ Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới (tạo ra một chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa, khiến cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới).
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh (con đường cách mạng vô sản).Tham khảo
- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917:
+ Tháng 4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về nước, soạn thảo và trình bày bản Luận cương tháng Tư.
+ Tháng 7/1917, Chính phủ tư sản lâm thời đàn áp nhân dân, truy nã Lênin và những người trong Đảng Bôn-sê-vích.
+ Tháng 8/1917, Lênin và Đảng vô sản lãnh đạo quần chúng nhân dân tiếp tục chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Đêm 24/10/1917, quân khởi nghĩa chiếm được Pê-tơ-rô-grát, rồi bao vây Cung điện Mùa Đông.
+ Đêm 25/10/1917, Cung điện mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.
+ Đến tháng 3/1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
- Vai trò của Lênin đối với cuộc cách mạng:
+ Lênin là người soạn thảo bản “Luận cương tháng tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối, phương pháp đấu tranh để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
+ Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lênin đã quyết định chuyển từ phương pháp đấu tranh “hòa bình” sang “khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”.
+ Lênin trực tiếp chỉ đạo cách mạng tháng Mười.
=> Những chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng và sự chỉ đạo trực tiếp của Lênin là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thành công của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Tham khảo
- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917:
+ Tháng 4/1917, Lênin từ Thụy Sĩ về nước, soạn thảo và trình bày bản Luận cương tháng Tư.
+ Tháng 7/1917, Chính phủ tư sản lâm thời đàn áp nhân dân, truy nã Lênin và những người trong Đảng Bôn-sê-vích.
+ Tháng 8/1917, Lênin và Đảng vô sản lãnh đạo quần chúng nhân dân tiếp tục chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
+ Đêm 24/10/1917, quân khởi nghĩa chiếm được Pê-tơ-rô-grát, rồi bao vây Cung điện Mùa Đông.
+ Đêm 25/10/1917, Cung điện mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Chính quyền Xô viết được thành lập do Lênin đứng đầu.
+ Đến tháng 3/1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
- Vai trò của Lênin đối với cuộc cách mạng:
+ Lênin là người soạn thảo bản “Luận cương tháng tư”, vạch rõ chủ trương, đường lối, phương pháp đấu tranh để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
+ Khi tình thế cách mạng chín muồi, Lênin đã quyết định chuyển từ phương pháp đấu tranh “hòa bình” sang “khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền”.
+ Lênin trực tiếp chỉ đạo cách mạng tháng Mười.
=> Những chủ trương, đường lối, phương pháp cách mạng và sự chỉ đạo trực tiếp của Lênin là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thành công của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Tham khảo
Bảng thông tin về cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Nguyên nhân
- Sau Cách mạng tháng Hai: những vấn đề về “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng. Mặt khác, xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga lúc này:
+ Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
+ Đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng.
Diễn biến
- Tháng 7/1917, Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo nhân dân chuẩn bị đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
- Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.
- Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát
- Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ; Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc.
- Đầu năm 1918, cách mạng thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
Ý nghĩa
- Đối với nước Nga:
+ Lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và địa chủ.
+ Thiết lập nền chuyên chính vô sản, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền.
- Đối với thế giới:
+ Cổ vũ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế.
+ Mở ra một con đường giải phóng dân tộc cho nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc (con đường cách mạng vô sản).
Tác động
- Chặt đứt một khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa.
- Tạo ra chế độ xã hội đối lập với xã hội tư bản chủ nghĩa.
Tham khảo: