Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a/ Thuận lợi:
Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau-Kiên Giang.
-Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,…
-Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch…có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. DT mặt nước nuôi trồng thủy sản là 850.000 ha, trong đó 45% thuộc Cà Mau, Bạc Liêu.
-Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển, nhân dân có kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt. Các phương tiện đánh bắt được trang bị tốt hơn; các dịch vụ thuỷ sản và CN chế biến cũng phát triển mạnh.
-Thị trường tiêu thụ được mở rộng trong và ngoài nước.
b/ Khó khăn:
-Thiên tai, bão, gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra.
-Tàu thuyền và phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp. Hệ thống cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
-Chế biến và chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
-Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
c/ Hoạt động khai thác:
Sản lượng thuỷ sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng bình quân đạt 42 kg/người/năm.
*Khai thác thủy sản:
-Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 1,79 triệu tấn (2005), trong đó cá biển 1,36 triệu tấn.
-Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. Dẫn đầu là các tỉnh về sản lượng đánh bắt: Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
*Nuôi trồng thủy sản:
-Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều, diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản là gần 1 triệu ha, trong đó ĐBSCL chiếm hơn 70%.
-Nghề nuôi tôm phát triển mạnh với hình thức bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở ĐBSCL và ĐBSH, nhất là ở An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá basa.
a) Thuận lợi :
- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động đứng hàng đầu trong các vùng
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật vào loại tốt nhất nước
- Có những lợi thế về thị trường, lịch sử khai thác lãnh thổ
- Có những lợi thế xuất phát từ các chính sách phát triển kinh tế - xã hội
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, dễ giao lưu với các vùng khác, thế giới
b) Khó khăn
Xuất phát từ đặc điểm dân số (tập quán dân cư, sức ép dân số,..)
a) Thuận lợi :
- Bờ biển dài ( 3.260km), vùng đặc quyền kinh tế rộng.
- Vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú
- Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm
- Dọc bở biển có bãi triều,đầm phá, cánh rừng ngập mặn
- Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng.
b) Khó khăn
- Thiên tai, bão, gió mùa đông bắc
- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái,nguồn lợi thủy sản suy giảm
Cho t hỏi với điều kiện tự nhiên gồm thuận lợi và khó khăn về đánh bắt thủy sản là gì vậy?
Giải thích: Nước ta có vùng biển rộng lớn với nguồn lợi sinh vật hết sức đa dạng – phong phú về thành phần loài, có các ngư trường rộng lớn và dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Đáp án: C
- Thuận lợi :
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm
+ Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển thành các vùng cây công nghiệp tập trung
+ Nguồn lao động dồi dào
+ Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp
- Khó khăn :
+ Thị trường thế giới có nhiều biến động
+ Sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính
a, Hoạt động động khai thác thủy sản
+ Bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2.
+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9- 4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, 70 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản
+ Có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên Giang (ngư trưòng vịnh Thái Lan), ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thuỷ sản có giá trị kinh tế...
+ Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.
+ Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi.
+ Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản cũng bị đe doạ suy giảm.
+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.
+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
+ Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu.
+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
+ Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.
+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.
+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.
b, Nuôi trồng thủy sản
+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản nước lợ.
+ Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
- Việc mở rộng diện tích nuôi trồng ở vùng dồng bằng còn hạn chế do cân nhắc đến việc bảo vệ môi trường.
- Dịch bệnh tôm.
- Một số vùng nuôi bị nhiễm bẩn.
+ Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản
+ Các dịch vụ thuỷ sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng.
+ Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
+ Sự đổi mói chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản.
+ Nhu cầu về các mặt hàng thùỷ sản ở trọng nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.
+ Áp lực của một số hình thức cạnh tranh không lành mạnh ở một số thị trường nước ngoài.