K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2022
Tóm tắt lịch sử Việt Nam, 10 phút học lịch sử Việt Nam - Thời đại tiền sử > Thời kỳ đồ đá cũ > Thời kỳ đồ đá mới > Thời kỳ đồ đồng >Thời kỳ đồ sắt - Sự hình thành Nước Văn Lang và Nước Âu Lạc + Các Vua Hùng Vương đã thay nhau trị vì nước Vãn Lang + Đến thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, An Dương Vương lập nên nước âu Lạc và vết tích Thành Cổ Loa vẫn còn tồn tại đến ngày nay. - Giai đoạn Bắc thuộc: Từ năm 207 trước công nguyên đến Thế kỷ thứ 10 sau công nguyên: Vào nãm 207 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị xâm chiếm bởi Triệu Đà là Vua nước Nam Việt bên. Sau đó vào nãm 111 trước công nguyên, Nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ. Âu Lạc bị phân chia thành hai Quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Việt Nam tiếp tục bị Trung Hoa đô hộ trong suốt 11 thế kỷ. Trong giai đoạn nầy nhiều anh hùng dân tộc đã dấy binh khởi nghĩa đấu tranh giành độc lập như : ➞ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng của hai chi em Trưng Trắc Trưng Nhị năm 40 - 43 ➞ Khởi nghĩa Bà Triệu của bà Triệu Thị Trinh năm 248 ➞ Khởi nghĩa của Lý Nam Đế hay còn gọi Lý Bôn hay lý Bí năm 542 - 602 lấy tên nước là Vạn Xuân kinh đô tại Long Biên (Long Biên Hà Nội ngày nay) ➞ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan còn gọi Mai Hắc Đế năm 722 ➞ Khởi nghĩa Phùng Hưng năm 766 - 791 Và Ngô Quyền với trận đại thắng vang dội quân Nam Hán trên Sông Bạch đằng Năm 938, đã chấm dứt 1000 nãm đô hộ và giành lại chủ quyền cho Việt Nam. Ngô - Ngô Quyền > Đinh - Đinh Tiên Hoàng > Tiền Lê - Lê Hoàn > Lý - Lý Công Uẩn > Trần - Trần Thái Tông > Nhà Hồ - Hồ Quí Ly > Hậu Trần - Trần Trùng Quang > Lê Sơ (Lê lợi) > Nhà Mạc - Mạc Thái Tổ > Lê Trung Hưng - Lê Chiêu Thống > Triều đại Tây Sơn - Nguyễn Huệ > Nhà Nguyễn từ Nguyễn Ánh đến Bảo Đại 1945. Trịnh Nguyễn phân tranh từ giữa thời Lê Sơ khéo dai gần 200 năm đến hết Lê Trung Hưng. Nhà nguyễn tồn tại đến 1945 với Bảo Đại là vị vua cuối cùng.   Lịch sử các Triều đại phong kiến Việt Nam: Trang sử mới của lịch sử Việt Nam được mở ra vào đầu thế kỷ thứ 10 khi mà các triều đại Ngô, đinh, Tiền Lê đã vững chắc, đoàn kết và có đủ sức mạnh để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước Triều đại Ngô: ( 939 - 965 ) 26 năm với 5 vị Vua tên nước Vạn Xuân kinh độ tại Cổ Loa 1. Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền ( 939-944): 2. Dương Bình Vương - Dương Tam Kha (Là em vợ là cướp ngôi) (944-950) 3. Nam Tấn Vương - Ngô Xương Căn (con thứ hai của Ngô Quyền) (950-965) 4. Thiên Sách Vương - Ngô Xương Ngập (Cháu Ngô Quyền) 951-959) Trong giai đoạn 951 - 959 nước ta có 2 Vua 5. Ngô Sứ Quân - Ngô Xương Xí (965) Kể từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô năm 944, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử. Triều Đinh: ( 968 - 980) 12 năm với 2 đời vua có tên Quốc hiệu là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư 1. Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh (968-979) 2. Đinh Phế Đế - Đinh Toàn (979-980)

Đinh Toàn mới lên 6 tuổi, được triều thần đưa lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga (vợ của Đinh Tiên Hoàng, mẹ đẻ của Đinh Toàn), thể theo nguyện vọng các tướng sĩ, đã trao áo "Long Cổn" (biểu tượng của ngôi vua) cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, tức là Lê Đại Hành.

Tiền Lê: (980 - 1009) 29 năm với 3 đời Vua Quốc hiệu là Đại Cồ Việt kinh đô tại Hoa Lư 1. Lê Đại Hành - Lê Hoàn (980-1005) 2. Lê Trung Tông - Lê Long Việt (1005) 3. Lê Ngoạ Triều - Lê Long Đĩnh (1005 - 1009) Lê Long Đĩnh đã làm việc càn dỡ giết Vua cướp ngôi, thích dâm đãng, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư... Do chơi bời trác táng quá Lê Ngoạ Triều làm vua được 4 năm (1005 - 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế Thời Lý: (1009 – 1225 ) 9 đời Vua trong 216 năm 1. Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn (1010 – 1028) năm 1010 dời đô về Thăng Long 2. Lý Thái Tông - Lý Phật Mã (1028 – 1054) năm 1054 đổi tên Quốc hiệu là Đại Việt kinh đô tại Thăng Long 3. Lý Thánh Tông - Lý Nhật Tôn (1054 – 1072) 4. Lý Nhân Tông - Lý Càn Đức (1072 – 1128) - Quốc tử giám đầu tiên được lập vào năm 1076 tại Kinh thành Thăng Long 5. Lý Thần Tông - Lý Dương Hoán (1128 - 1138) 6. Lý Anh Tông - Lý Thiên Tộ (1138 - 1175) 7. Lý Cao Tông - Lý Long Trát (1176 - 1210) 8. Lý Huệ Tông - Lý Sảm (1211 - 1224) 9. Lý Chiêu Hoàng - Lý Phật Kim (1224 - 1225)

Dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Lý Huệ Tông bị ép đi tu, nhường ngôi vua cho con gái là công chúa Chiêu Thánh (lúc đó mới 7 tuổi) niên hiệu là Lý Chiêu Hoàng. Cũng dưới sự đạo diễn của Trần Thủ Độ, Trần Cảnh (8 tuổi) là con ông Trần Thừa được đưa vào hầu cận Lý Chiêu Hoàng và Trần Thủ Độ tung tin là Lý Chiêu Hoàng đã lấy chồng là Trần Cảnh.

Ngày 21 tháng 10 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, trước bá quan văn võ, Chiêu Hoàng cởi hoàng bào mời Trần Cảnh lên ngôi Hoàng đế đổi niên hiệu là Kiến Trung năm thứ nhất, dựng lên triều đại nhà Trần từ đấy.

Đời Trần: (1226 – 1400 ) 175 năm với 12 đời Vua 1. Trần Thái Tông (Trần Cảnh, 1225 - 1258) Chiến tranh Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258 2. Trần Thánh Tông (Trần Hoảng, 1258 - 1278) 3. Trần Nhân Tông (Trần Khâm, 1279-1293) Chiên tranh Nguyên Mông lần 2 năm 1285 Chiến trang Nguyên Mông lần 3: năm 1287 - 1288 Năm 1289 đã phong Trần Quốc Tuấn là "Hưng Đạo đại vương". Cách gọi đầy đủ tước hiệu được phong là "Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn". Dân gian và đời sau gọi tắt là "Trân Hưng Đạo" 4. Trần Anh Tông (1293 - 1314) 5. Trần Minh Tông (1314 - 1329) 6. Trần Hiến Tông (1329 - 1341) 7. Trần Dụ Tông (1341 - 1369) 8. Trần Nghệ Tông (1370 - 1372) 9. Trần Duệ Tông (1372-1377) 10. Trần Phế Đế (1377-1388) 11. Trần Thuận Tông (1388-1398) 12. Trần Thiếu Đế (1398-1400) Tên huý là Trần Án, mưói 3 tuổi lên kế nghiệp tức là Thiếu Đế. Hồ Quý Ly xưng là Khâm đức Hưng liệt Đại Vương. Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn - 1400, Hồ Quý Ly bức Thiếu Đế nhường ngôi, phế làm Bảo Ninh Đại Vương.. Triều Trần kể từ Trần Thái Tông Đến Trần Thiếu Đế là 12 đời vua, trị vì được 175 năm. Nhà Hồ (1400 – 1407) 7 năm với 2 đời Vua đổi tên Quốc hiệu là Đại Ngu kinh đô tai Tây Đô (Thanh Hóa) (Ngu có nghĩa Yên Vui) 1. Hồ Quý Ly (1400-1401) 2. Hồ Hán Thương (1401-1407) Năm 1406 Nhà Minh lấy cớ Hồ Qúy Ly cướp ngôi nhà Trần, đem 80 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Quân dân nhà Hồ đã quyết liệt chông trả nhưng thất bại. Ngày 17/6/1407, quân Minh bắt được cha con Hồ Qúy Ly kết thúc 7 năm ngắn ngủi của Nhà Hồ. Thời Hâu trần: ( 1407 - 1414)7 năm với 2 đời Vua 1. Giản Định Đế - Trần Ngỗi (1407-1409) 2. Trần Trùng Quang - Trần Quý Khoáng (1409-1414) Tháng 4 năm Giáp Ngọ - 1414, do quân ít không thể chống lại được với quân Minh đã bắt được Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Suý giải về Trung Quốc, trên đường đi vua tôi nhà Hậu Trần đã nhảy xuống biển tự tử để tỏ rõ khí phách, nhà Hậu Trần chấm dứt từ đó Thời kỳ Bắc thuộc Sau khi chiếm được Đại Việt, quân Minh chia nước ta thành quận huyện để cai trị. Chúng bắt nhân dân ta làm tôi tớ, thuế má lao dịch nặng nề, cuộc sống vô cùng cực khổ. Ngày Mậu Thân, tháng Giêng năm Mậu Tuất (7/2/1418), Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Có quân sư Nguyễn Trãi dâng sách Bình Ngô nhằm thu phục lòng người, cháu nội của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán là Trần Nguyên Hãn và nhiều nhân tài, hào kiệt các nơi tham gia. Ngày 3/1/1428, nghĩa quân hoàn toàn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Lê. Sử gọi là Hậu Lê để phân biệt với Tiền Lê 980-1009 do Lê Hoàn sáng lập. Lê sơ - Hậu Lê (1428-1527) 10 đời vua trong 100 năm đổi tên nước là Đại Việt kinh đô tại Đông Kinh (Hoàng thành Thăng Long ngày nay) Lê Thái Tổ - Lê Lợi (1428-1433) Lê Thái Tông - Lê Nguyên Long (1433-1442) Lê Nhân Tông - Lê Bang Cơ (1442-1459) Lê Thánh Tông - Lê Tư Thành (1460-1497) Lê Hiến Tông - Lê Sanh (1498-1504) Lê Túc Tông - Lê Thuần (6/6/1504-7/12/1504) Lê Uy Mục - Lê Tuấn (1505-1509) Lê Tương Dực - Lê Oanh (1509-1516) Lê Chiêu Tông - Lê Y (1516-1522) Lê Cung Hoàng - Lê Xuân (1522-1527) Ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi - 1527, Mạc Đăng Dung đem quân từ Cổ Trai vào kinh đô Thăng Long ép vua phải nhường ngôi, bắt Vua và Thái hậu tự tử. Như vậy Lê Cung Hoàng ở ngôi được 5 năm, thọ 21 tuổi. Chiến tranh Lê - Mạc Nhà Mạc (1527 - 1593) Thời kỳ đầu kinh đô nhà Mạc tại Kinh Thành Thăng Long, sau đó chạy lên phía Bắc đặt kinh đô tại Cao Bình - TP Cao Bằng ngày nay Mạc Thái Tổ - 1527-1529 Mạc Mục Tông - 1562-1592 Mạc Cảnh Tông - 1592-1593 Mạc Đại Tông - 1593-1625 Mạc Minh Tông - 1638-1677 Mạc Đức Tông - 1681-1683 (cuối cùng) Tàn dư họ mạc còn tồn tại đến năm 1593 Trịnh Nguyễn phân tranh kéo dài hơn 150 năm Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong) và kết thúc khi nhà Tây Sơn lật đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu "phù Lê diệt Mạc" để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là 2 vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như 2 nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai họ Trịnh – Nguyễn Nhà Nguyễn ở đang trong đã mở rộng bờ cõi bằng việc diệt Chiêm Thành, lấn sang Chân Lạp để mở mang bờ cõi. Hai bên đều có những chúa cai trị giỏi nên ổn định được lãnh thổ suốt hơn 150 năm. Lê Trung Hưng - Hậu Lê với 16 đời vua Lê nối tiếp nhau trong 256 năm kinh đô tại Đông Kinh (Hoàng Thanh Thăng Long ngày nay) Trang Tông 1533-1548 Trung Tông 1548-1556 Anh Tông 1556-1573 Thế Tông 1573-1599 Kính Tông 1600-1619 Thần Tông 1619-1643 và 1649-1662 Chân Tông 1643-1649 Huyền Tông 1663-1671 Gia Tông 1672-1675 Hy Tông 1676-1704 Dụ Tông 1705-1728 Hôn Đức Công 1729-1732 Thuần Tông 1733-1735 Ư Tông 1735-1740 Hiển Tông 1740-1786. Sinh ra công chúa Lê Ngọc Hân sau này là vợ của Nguyên Huệ Chiêu Thống 1787-1789 Trịnh Bồng tự lập làm nguyên soái Yến Đô vương và lấn át nhà vua khiến cho triều chính rối ren, chém giết lẫn nhau. Nguyễn Huệ khi đó là Bắc Bình Vương kéo quân ra Bắc dẹp loạn rồi lại rút quân về Phú Xuân.

Để khôi phục lại triều Lê, tháng 7/1788 Hoàng thái hậu nhà Lê sang cầu viện nhà Mãn Thanh. Dựa vào thế quân Mãn Thanh, Lê Chiêu Thống trở lại kinh đô Thăng Long đã trả thù tàn bạo những người theo Tây Sơn.

Mồng 5 tết năm Kỷ Dậu (1789), quân đội Tây Sơn do hoàng đế Quang Trung trực tiếp chỉ huy kéo ra Bắc đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở gò Đống Đa giành độc lập cho tổ quốc ta. Lê Chiêu Thống, vua bán nước, đã chạy theo tàn quân nhà Thanh sang Trung Quốc.

Triều đại Tây Sơn (1789 - 1802) - Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ kinh đô tại Qui Nhơn và Phú Xuân (Huế) Khi vua Quang Trung đang định chuẩn bị đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792). Con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi không có người lãnh đạo đủ năng lực, nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ xảy ra tranh chấp. Giữa năm 1802 Nguyễn Ánh (Tàn dư của đàng trong) tiến ra chiếm được Thăng Long. Nguyễn Ánh đã trả thù những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo: Mộ của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã thành bột nhồi vào thuốc súng và bắn đi. Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, Trần Quang Diệu bị chém đầu. Triều Nguyễn (1802-1945) đổi tên nước là Việt Nam kinh đo tại Huế Nguyễn Ánh lên ngôi nãm 1802 và lập ra triều Nguyễn với 13 đời Vua trong 143 năm 1. Nguyễn Phúc Ánh (1802-1820) Sáng lập nhà Nguyễn 2. Nguyễn Phúc Đảm - Minh Mạng (1820 - 1841) quốc hiệu được đổi thành Đại Nam 3. Nguyễn Phúc Miên Tông - Thiệu Trị (1841 - 1847) 4. Nguyễn Phúc Hồng Nhậm - Tự Đức (1847-1883) 5. Nguyễn Phúc Ưng Chân - Dục Đức (1883) 6. Nguyễn Phúc Hồng Dật - Hiệp Hòa (1883) 7. Nguyễn Phúc Ưng Đăng - Kiến Phúc (1883-1884) 8. Nguyễn Phúc Ưng Lịch - Hàm Nghi (1884-1885) 9. Nguyễn Phúc Ưng Kỷ - Đồng Khánh (1885-1889) 10. Nguyễn Phúc Bửu Lân - Thành Thái (1889-1907) 11. Nguyễn Phúc Vĩnh San - Duy Tân (1907 - 1916) 12. Nguyễn Phúc Bửu Đảo - Khải Định (1916 - 1925) 13. Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy - Bảo Đại (1925 - 1945)   Lịch sử Việt Nam Nam trong thời kỳ Pháp thuộc 1858 Quân Pháp chiếm đà Nẵng, đánh dấu sự đô hộ của Pháp ở đông Dương. Phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo 1860 – 1887 Cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình định 1884-1889 Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật ở Bãi Sậy 1885-1895 Cuộc khởi nghĩa của Phan đình Phùng ở Nghệ Tĩnh 1886-1887 Cuộc khởi nghĩa của đinh Công Tráng ở Thanh Hóa 1887-1913 Cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế 1904-1908 Phong trào đông Du của Phan Bội Châu và phong trào đông Kinh của Phan Châu Trinh. Tháng 12/1927 Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học ở Yên Bái Ngày 03/02/1930 Thành lập đảng Cộng Sản đông Dương (đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay) Tháng 05/1930 – tháng 04/1931 Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh Tháng 09/1940 Quân Nhật đến đông Dương Tháng 09/1940 Khởi nghĩa Bắc Sơn Ngày 23/11/1940 Khởi nghĩa Nam Kỳ Ngày 19/05/1941 Thành lập mặt trận Việt Minh Ngày 09/05/1945 Nhật hất cẳng Pháp khỏi đông Dương Ngày 19/08/1945 Quyết định Tổng khởi nghĩa của mặt trận Việt Minh ở Tân Trào Ngày 02/09/1945 Hồ Chủ Tịch tuyên bố độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thủ đô là Hà Nội Sau Cách mạng tháng 8 dân tộc Việt Nam tiếp tục chịu đựng sự xâm lãng của quân ngoại bang. Ngày 19/12/1946 Phong trào chống quân Pháp được phục hồi Tháng 10/1947 Chiến dịch Thu đông ở Việt Bắc Mùa Thu-đông nãm 1950 Quân Pháp thất bại ở biên giới Việt – Trung Tháng 10/1952 Quân Pháp thất bại trong chiến dịch Tây Bắc 13/03/1954-7/5/1954 Quân Pháp bại trận ở điện Biên Phủ Ngày 21/07/1954 Hiệp định Geneva được ký kết nêu rõ: thừa nhận các quyền dân tộc của người Việt Nam, Lào và Cambodia, không can thiệp vào nội bộ của các nước này, thực hiện lệnh ngừng bắn ở cả hai bên, tập trung quân tại vĩ tuyến 17 (ranh giới tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc Việt Nam), tổng tuyển cử vào nãm 1956.   Lịch sử Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ Sau khi thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc, Việt Nam bị tạm thời chia cắt làm hai miền tại vĩ tuyến 17. Miền Bắc (Việt Nam dân chủ cộng hòa) bắt đầu xây dựng lại. 1956 Mỹ ủng hộ chính quyền của Ngô đình Diệm. Năm 1956 đã không có cuộc Tổng tuyển cử cả nước đề bầu chính quyền mới thông nhất đất nước như Hiệp định Geneva năm 1954 1956-1960 Phong trào đồng Khởi 1961-1965 Mỹ thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam. 1965-1968 Mỹ thất bại trong chiến lược “chiến tranh địa phương” ở miền Nam Việt Nam. 5/8/1964-1/10/1968 Mỹ thất bại trong cuộc chiến leo thang lần thứ nhất ở miền Bắc 30/1/1968-23/09/1968 Cuộc tổng tấn công nãm Mậu Thân của nhân dân và lực lượng cách mạng miền Nam. Ngày 06/061969 Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời. 1968-1972 Mỹ thất bại trong cố gắng “Việt Nam hóa”chiến tranh 06/04/1972-10/1972 Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc. 18-29/12/1972 Mỹ tấn công Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh khác ở miền Bắc Việt Nam bằng bom B-52 và máy bay chiến đấu F111. Ngày 23/1/1973 Hiệp định Paris được ký kết Ngày 27/01/1973 Hiệp định Paris chính thức công nhận Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam Ngày 06/01/1975 Giải phóng đường 14 và tỉnh Phước Long, đánh dấu cho việc tấn công và lật đổ chính quyền bù nhìn Sài Gòn. 4-12/03/1975 Thất bại của chính quyền Sài Gòn trong chiến dịch Tây Nguyên Tháng 03/1975 Các thất bại liên tiếp của chính quyền Sài Gòn ở Huế và đà Nẵng. Ngày 16/04/1975 Tuyến phòng ngự ở Phan Rang bị thất thủ Ngày 26/04/1975 Bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh Ngày 30/04/1975 Giải phóng Sài Gòn Ngày 02/05/1975 Giải phóng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và toàn bộ miền Nam.   Chiến tranh biên giới 1975 — 1979 Chiến tranh biên giới Tây Nam 1975-1979 Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm từ ngày 17/2/1979 đến - 16/3/1979. Trên thực tế, cuộc chiến kéo dài đến năm 1991. Trong đó có trân đánh rất ác liệt và tổn thất lớn ở Vị Xuyên, Hà Giang ngày 12 / 7/1984 Ngày 02/07/1976 đổi tên nước thành Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam lấy Hà Nội là thủ đô và đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh. Sau giải phóng Cả nước khắc phục hậu quả của hơn 30 nãm chiến tranh và bắt đầu xây dựng đất nước. Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển kinh tế
9 tháng 3 2022

hơi dài nha bạn nhớ tick mình đó

26 tháng 4 2023

Văn minh Đại Việt là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ 10 và kéo dài đến thế kỷ 15. Trong thời gian này, Đại Việt (tên gọi của Việt Nam thời đó) đã phát triển về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.

Ý nghĩa của văn minh Đại Việt đối với lịch sử Việt Nam có thể được phân tích như sau:

Xây dựng nền văn hóa độc đáo: Văn minh Đại Việt đã tạo ra một nền văn hóa độc đáo, phản ánh bản sắc dân tộc Việt Nam. Điển hình là văn học, kiến trúc, âm nhạc, mỹ thuật, tôn giáo và các truyền thống văn hóa khác.

Phát triển kinh tế: Văn minh Đại Việt đã phát triển nền kinh tế đa dạng, bao gồm nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và chế tạo. Các sản phẩm của Đại Việt đã được xuất khẩu sang các nước láng giềng và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Xây dựng hệ thống chính trị ổn định: Văn minh Đại Việt đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, bao gồm các triều đại nhà Lý, Trần, Lê và các triều đại nhỏ khác. Các triều đại này đã đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, đồng thời giữ vững độc lập và tự chủ trong quan hệ với các nước láng giềng.

Tôn vinh giá trị đạo đức và truyền thống: Văn minh Đại Việt đã tôn vinh giá trị đạo đức và truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là tình yêu nước, lòng trung thành với vua chúa và tôn giáo.

Tóm lại, văn minh Đại Việt đã để lại một di sản văn hóa, kinh tế và chính trị vô giá cho lịch sử Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

26 tháng 2 2019

Đáp án: C

14 tháng 12 2017

Đáp án B

12 tháng 5 2017

Kháng chiến chống Tống thời Lý

- Thập kỉ 70 của thế kỉ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt đồng thời tích cực chuẩn bị cho xâm lược.

- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến

- Giai đoạn 1: Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh chặn thế mạnh của địch. Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sng đất Tống Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ

- Giai đoạn 2: Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc. Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ Bắc sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

11 tháng 10 2023

- Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):

+ Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.

+ Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…
+ Biện pháp bảo tồn, phát huy: nâng cao ý thức, tuyên truyền đến mọi người. Lên án các hành vi sai trái, có dấu hiệu phá hoại.

12 tháng 10 2023

Tham khảo
Một di sản văn hoá của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới là Khu di tích cố đô Huế. Khu di tích cố đô Huế là một thành phố cổ được xây dựng vào thế kỷ 17 và 18, là kinh đô của triều đại Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1945. Khu di tích bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo, bao gồm các cung điện, đền thờ, lăng tẩm và các công trình khác. Giá trị lịch sử và văn hoá của Khu di tích cố đô Huế là rất lớn. Nó là một ví dụ tuyệt vời về kiến trúc và nghệ thuật của triều đại Nguyễn, và cũng là một minh chứng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đó. Ngoài ra, Khu di tích cố đô Huế còn có giá trị về mặt tôn giáo, văn hóa và tâm linh, vì nó là nơi có nhiều đền thờ và lăng tẩm của các vị hoàng đế và các thành viên của gia đình hoàng gia. Để bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích cố đô Huế, các biện pháp đã được đưa ra, bao gồm việc tăng cường quản lý và bảo vệ các công trình kiến trúc, tăng cường giáo dục và tuyên truyền về giá trị của di sản, và phát triển du lịch bền vững để giúp tăng cường sự nhận thức và quan tâm của công chúng đối với di sản này.