Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài
Giới thiệu về cây định tả (cây gì?, được trồng ở đâu?, ai trồng?...).
- Tình cảm, suy nghĩ của em về loài cây đó (yêu thích, yêu quý, ấn tượng sâu sắc,…)
Tham khảo: Sân trường em (Sân vườn em) có trồng rất nhiều loài cây (che bóng mát, cây ăn quả, cây cho hoa…) nào là cây…. Nhưng trong đó, em thích nhất là…
2. Thân bài: Viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp với so sánh, nhân hóa)
Đoạn 1: Tả bao quát
+ Nhìn từ xa, cây… (như thế nào? giống với sự vật gì?...)
+ Tả chiều cao của cây (so sánh…).
+ Tả thân cây…(to, không to lắm, khoảng chừng…), có nhiều cành…
Đoạn 2: Tả chi tiết
+ Lá: hình dáng, màu sắc (khi lá non, trưởng thành, lá già; khi mùa thay đổi…)
+ Hoa, nụ hoa, cánh hoa: hình dáng, màu sắc, hương thơm, ong bướm bay đến hút mật…
+ Qủa: hình dáng, màu sắc (khi trái non, trái già, trái chín), hương thơm, mùi vị...(tả thêm hạt nếu có…).
+ Vỏ cây: sần sùi hay trơn láng…
+ Rễ cây: hình dáng, màu sắc (ngoằn ngoèo, cong cong, uốn lượn, như những chú rắn, có màu nâu…).
Đoạn 3: Tả bổ sung
+ Tả công dụng, lợi ích của cây đối với em, mọi người…
+ Tả sự gần gũi, chăm sóc giữa em với cây…
+ Tả các con vật liên quan đến cây (chim chóc, ong bướm…).
3. Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của em đối với cây (vô cùng…).
- Nêu lời hứa hoặc ước mong của em về loài cây đó…
Tham khảo: Em vô cùng yêu quý cây…Ước mong sao cây luôn mãi…(Hoặc nêu lời hứa của mình: Chăm sóc, tưới nước, bón phân...)
I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả
Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lã lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thishc mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thishc nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
- Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.
- Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
2. Tả chi tiết
- Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
- Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
- Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chin
- Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
- Rễ cây: ngoằn nghèo, sần sùi, có nhô kên mặt đất, to hay nhỏ,….
3. Tả bổ sung
- Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
- Em có chăm sóc cây và yêu quý nó nhu thế nào
- Có những con vật hay bất kì ai lien quan đến cây ăn quả mà em tả
III. Kết bài
- Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
- Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.
k mình nha
1)Tả bạn
a;Mở bài
giới thiệu về bạn
b;thân
tả về hình dáng bạn
c;kềt
cãm nghĩ về bạn
2/
Những cánh rừng có vai trò rất quan trong với chùng ta.nhưng hiện nay cây lại lần lượt ngả xướng.vì vậy phãi phũ xanh đồi trọc.muốn vậy ta phãi có 1 số bp như tuyên tryền tọa đàm về phũ xanh đồi trọc.
1. Mở bài:
- Giới thiệu địa điểm ngôi nhà
- Giới thiệu những đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà
2- Thân bài
* Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà
- Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
- Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)
* Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà:
(Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.)
- Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?
- Mái nhà lợp bằng gì? Màu vôi trần, tường? Nền nhà?...
- Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt cùa gia đình và bản thân em như thế nào?
3. Kết bài:
Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.
DÀN Ý BÀI TRANH LÀNG HỒ
( Bài tập đọc này không có phần mở bài và kết bài )
- Đoạn 1: Cảm nghĩ, tình cảm của tác giả đối với nghệ sĩ dân gian làng Hồ và tranh làng Hồ
- Đoạn 2: Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ
- Đoạn 3: Kĩ thuật tranh làng Hồ
Dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường số 2
I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.
II. Thân bài
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.
b. Đến gần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
- Em rất yêu trường yêu lớp.
- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ.
II. Thân bài
a. Nhìn từ xa
- Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
- Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt.
b. Đến gần
- Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
- Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
- Tường thành xây cao chừng hai mét.
c. Vào trong
- Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
- Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
- Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
- Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
- Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
- Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh dậm.
- Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
- Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
- Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
- Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
- Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng.
III. Kết bài
- Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
- Em rất yêu trường yêu lớp.
- Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.
I/ Mở bài
- Giới thiệu buổi sáng trong công viên
- Khởi đầu ngày mới bằng việc tập thể dục là thói quen rất tốt cho sức khỏe. Sáng nào cũng vậy, em cùng bố ra công viên chạy bộ. Nhờ vậy, em mới được ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp của công viên vào buổi sáng.
II/ Thân bài
a. Tả khung cảnh thiên nhiên
- Mới sáng sớm nên không khí nơi đây thật trong lành. Em khoan khoái mở căng lồng ngực cảm nhận mùi hương dịu nhẹ của thiên nhiên.
- Mặt trời chưa ló rạng nhưng từ phía xa xa đã le lói vài ánh nắng yếu ớt đang muốn xuyên thủng lớp mây trắng để chiếu xuống trần gian.
- Đường chân trời vẫn còn phớt một màu hồng nhạt.
- Gió nhè nhẹ thổi cuốn theo hương hoa thơm ngát.
- Cây cối trong công viên như bừng tỉnh sau một đêm dài. Cành lá rung rinh vui tươi đón chào ngày mới.
- Chim chóc truyền cành hót líu lo bài ca vui tươi báo hiệu ngày mới bắt đầu.
- Dải hoa được trồng cạnh tượng đài cũng lấp lánh dưới giọt sương sớm. Hoa hồng, hoa cúc, hoa hướng dương đang phô ra dáng vẻ đẹp nhất của mình.
- Hồ nước giữa công viên ánh lên sắc xanh của bầu trời. Những gợn sóng nhỏ lăn tăn như đang chơi trốn tìm. Vài chú cá thỉnh thoảng lại nhảy lên đớp mấy cái bong bóng nước một cách thích thú
b. Tả hoạt động con người
- Công viên buổi sáng đông đúc, náo nhiệt và ồn ào.
- Ở phía trước tượng đài là các ông các bà cao tuổi đang tập dưỡng sinh.
- Phía bên kia là nhóm người trẻ đang cùng nhau tập bài thể dục buổi sáng.
- Dọc theo con đường nhựa xuyên suốt công viên là những người chạy bộ buổi sáng để rèn luyện sức khỏe.
- Ở đó còn có cả những người đạp xe với chiếc xe địa hình và chiếc mũ bảo hiểm trông thật mạnh mẽ và khỏe khoắn.
- Có người đến công viên vào buổi sáng chỉ để tận hưởng không khí trong lành và tươi mát. Họ ngồi trên ghế đá thư thái đọc sách, họ ngồi trên bãi cỏ lặng lẽ ngắm mặt hồ trong như gương.
- Bên phía khu vui chơi, đoàn tàu xe lửa, vòng quay ngựa gỗ, nhà phao,.. đã được chuẩn bị sắn sàng để trẻ em đến vui chơi.
III/ Kết bài
- Nêu cảm xúc về buổi sáng trong công viên.
- Buổi sáng trong công viên đẹp và thanh bình biết bao. Khung cảnh công viên buổi sáng giúp em có một tâm trạng vui vẻ, một sinh khí dồi dào để bước vào ngày mới.
1. Mở bài
- Ngày nghỉ bao giờ hai an hem tôi cũng được bố mẹ dẫn đi chơi công viên.
- Công viên ngày chủ nhật thật đông
2. Thân bài
- Công viên ở phía nam thành phố, rất rộng, chu vi đến bốn, năm cây số.
- Tả quang cảnh bao quát: cây to bóng mát được phân bố đều; các loại cây đẹp được trồng theo khu vực; hoa trồng theo bồn; các tượng đài, ghế đá, khu vực giải khát, ki - ốt hàng hóa, các khu vui chơi … được bố trí hợp lí.
- Tả chi tiết vài loại cây cối: cây đa Bác Hồ, hàng cây hoa ban Tây Bắc, một bồn hoa đẹp nhất.
- Các khu vui chơi của trẻ em: đu quay, tàu bay, tàu hỏa, trò chơi cảm giác mạnh lên trời, vào hầm sâu, lao xuống nước, bể bơi, bóng nước, đi ca nô ra đảo …
- Khu giải trí của người lớn: các trò chơi ten – nít, cầu lông, cờ tướng.
3. Kết bài
- Sau một buổi vui chơi ở công viên tôi thấy thật thoải mái và khỏe người.
- Công viên là một không gian thiên nhiên đẹp, đem lại không khí trong lành, rất cần cho con người.
Miin
Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Kẹo. Em đã được 24 tháng tuổi.
Kẹo thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió.
Khuôn mặt Kẹo tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương.
Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Kẹo ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn.
Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.
Cái mũi của nàng công chúa Kẹo hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái.
Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Kẹo hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở.
Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo.
Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp.
Móng tay, móng chân bé như những nụ hồng chúm chím. Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.
Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh.
Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Kẹo lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười!
Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Kẹo đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò.
Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác.
Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Kẹo lại dang rộng hai chân ra ôm chọn cái mâm.
Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười.
Những lúc như vậy, Kẹo ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi lần được xem lại reo hò sung sướng.
Em rất yêu quý Kẹo – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.
hơi dài tí cố chép nha
dàn ý tả cảnh đẹp địa phương em nè
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).
b. Tả chi tiết:
- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).
- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.
- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.
- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.
- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.
3. Kết luận:
Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.
• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên
đoạn văn miêu tả cảnh đẹp địa phương em
“Quê hương” hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương, tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,… nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.
Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng.
Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược. Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ…. ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ.
Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng. Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.
Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.
I. Mở bài:
- Quê em ở vùng biển.
- Trường em mang tên vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn.
II. Thân bài:
- Trường em nằm ở chân đồi hướng ra biển, trên một diện tích rộng 3 mẫu tây.
- Vườn trường có hơn một vạn cây bạch đàn bốn mùa xanh tốt.
- Trường có một dãy nhà 2 tầng, 2 dãy nhà mái nhọn, gồm tất cả 36 phòng học.
- Một thư viện khiêm tốn có 2.000 đầu sách.
- Một phòng để đồ dùng dạy học.
- Hiệu bộ và văn phòng là một ngôi nhà 4 gian nằm bên phải trường.
- Sân trường rộng mênh mông, lát xi măng.
- Cột cờ bằng thép không gỉ, cao 8 mét, lúc nào cũng phấp phới tung bay lá cờ đỏ sao vàng.
- Vườn hoa là niềm tự hào của chúng em.
- Phòng học nào cũng có bảng màu xanh chống lóa, 12 bộ bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, cửa gương, đèn điện. Lớp học, bàn ghế sạch sẽ.
- Thứ 2 nào trường em cũng tổ chức chào cờ. Thầy cô giáo và toàn thể học sinh đều mặc đồng phục. 800 học sinh hát Quốc ca.
- Buổi sáng, 7 giờ trống trường dội vang. Thầy trò nô nức đến trường. 10 giờ rưỡi đã tan học, học sinh từ các lớp ùa ra đông vui.
III. Kết bài.
- Em rất tự hào về trường em.
- Nghỉ hè hoặc chủ nhật, ngày lễ ở nhà, em lại thấy nhớ trường, nhớ bạn...
- Sang năm, em lên lớp 6. Em sẽ xa mái trường tuổi thơ. Chắc là em sẽ nhớ nhiều, nhớ lắm.
Bài văn
Quê em ở huyện Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, nơi có sông Bạch Đằng, có đảo Vân Đồn và vịnh Hạ Long, một danh lam thắng cảnh thuộc kì quan thế giới.
Trường Tiểu học của em mang tên vị anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn. Đến năm 2005, trường em vừa tròn 30 tuổi.
Trường em nằm ở chân đồi Yên Ngựa, trên một diện tích rộng ba mẫu tây, mặt hướng ra biển về phía sông Bạch Đằng. Đứng xa vài cây số đã có thể nhìn thấy màu xanh ngắt tốt tươi của rừng bạch đàn - vườn trường của thầy trò chúng em. Mái ngói đỏ tươi của dãy nhà hai tầng, hai dãy nhà mái nhọn gồm tất cả 36 phòng học hiện lên giữa màu xanh và hương thơm hàng vạn cây bạch đàn. Tường vôi trắng xóa, sân trường lát xi măng phẳng lì, rộng bao la. Cột cờ cao 8 mét bằng thép không gỉ, thứ hai đầu tuần đều tổ chức lễ chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên tung bay phấp phới.
Phòng học nào cũng có bảng chống lóa sơn màu xanh thẫm lá cây, 12 bộ bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, tất cả được đánh véc-ni bóng loáng. Cửa kính sáng trưng. Chúng em thay phiên nhau làm trực nhật nên bàn ghế, nền gạch hoa sạch như chùi.
Hiệu bộ, nhà văn phòng, nơi hội họp của các thầy cô giáo là một dãy nhà 4 gian về phía bên phải từ cổng đi vào.
Thư viện trường em chỉ có 2.000 đầu sách. Còn vườn hoa là niềm tự hào của thầy trò chúng em. Lan, cúc, hồng, thược dược đều có cả. Có hoa hồng môn đỏ rực, cô Thúy mới mang từ Đà Lạt ra. Nhiều học sinh cũ vẫn đem hoa đến trồng ở vườn trường làm kỉ niệm.
Lễ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, lễ phát động thi đua, lễ phát phần thưởng ở trường em được tổ chức rất quy mô: thầy trò ăn mặc đồng phục, có đội trống và đội văn nghệ biểu diễn.
Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, trước giờ vào học, sau giờ tan học, khi hồi trống rung lên, hàng trăm học sinh, áo quần đủ màu sắc kéo đến hay túa ra về, cảnh trường đông vui như hội. Các thầy cô giáo đều đi xe đạp hay xe máy đến trường. Nhiều cô giáo trẻ mặc áo dài trắng rất đẹp.
Em rất tự hào về trường em. Trường em có nhiều thầy cô giáo dạy giỏi. Đội học sinh giỏi trường em năm nào cũng đứng đầu huyện về môn Toán, môn Tiếng Việt lớp 4, lớp 5, về thi vở sạch chữ đẹp.
Năm nay là năm học cuối cùng của em ở trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn. Chỉ còn 4 tháng nữa là em xa mái trường thân yêu. Em sẽ không bao giờ quên ngôi trường mà em lớn khôn từng ngày với bao kỉ niệm đẹp ghi sâu trong tâm hồn một thời thơ bé.
THAM KHẢO
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.
- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Diễn biến của truyện :
- Hai vợ chổng già không có con.
- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.
- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.
- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.
- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.
- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.
- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.
3. Kết bài:
* Kết thúc truyện:
- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.
- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.
- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.
- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.
- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.