Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gọi x(h) là thời gian vòi 1 chảy một mình đầy bể(Điều kiện: x>4)
Gọi y(h) là thời gian vòi 2 chảy một mình đầy bể(Điều kiện: y>4)
Trong 1 giờ, vòi 1 chảy được: \(\dfrac{1}{x}\)(bể)
Trong 1 giờ, vòi 2 chảy được: \(\dfrac{1}{y}\)(bể)
Trong 1 giờ, hai vòi chảy được: \(\dfrac{1}{4}\)(bể)
Do đó, ta có phương trình: \(\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{4}\)(1)
Vì nếu 2 vòi chảy chung trong 2 giờ rồi ngắt vòi 2, để vòi 1 chảy tiếp trong 3h nữa thì đầy bể nên ta có phương trình:
\(\dfrac{5}{x}+\dfrac{2}{y}=1\)(2)
Từ (1) và (2) ta lập được hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{4}\\\dfrac{5}{x}+\dfrac{2}{y}=1\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{5}{x}+\dfrac{5}{y}=\dfrac{5}{4}\\\dfrac{5}{x}+\dfrac{2}{y}=1\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{3}{y}=\dfrac{1}{4}\\\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{4}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}y=12\\\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{4}-\dfrac{1}{12}=\dfrac{1}{6}\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=6\\y=12\end{matrix}\right.\)(thỏa ĐK)
Vậy: Vòi 1 cần 6 giờ để chảy một mình đầy bể
Vòi 2 cần 12 giờ để chảy một mình đầy bể
Gọi x ( giờ ) là thời gian vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể :
\(\left(x>\frac{35}{12}\right)\) Đổi : \(2h55'=\frac{12}{35}\left(h\right)\)
Thời gian vòi thứ hai chảy một mình đầy bể là : ( x + 2 )
Trong 1 giờ vòi thứ nhất chảy được \(\frac{1}{x}\)bể và vòi thứ hai chảy được \(\frac{1}{x+2}\)bể nên ta có phương trình :
\(\frac{1}{x}+\frac{1}{x+2}=\frac{12}{35}\)
\(\Leftrightarrow\)\(35\left(x+2+x\right)=12x\left(x+2\right)\Leftrightarrow6x^2-23x-35=0\)
Giải phương trình ta có 2 nghiệm là :
\(x1=5\)và \(x2=\frac{-7}{6}\)
Đối chiếu với điều kiện ban đầu ta được:
- Thời gian vòi thứ nhất chảy một mình đầy bể là 5giờ.
- Thời gian vòi thứ hai chảy một mình đầy bể là 7 giờ.
Đổi 3h20' = 10/3 h
Gọi thời gian vòi 1 chảy 1 mình đầy bể là : x ( h) ( điều kiện: x > 10/3)
Trong 1h, vòi 1 chảy riêng được: 1:x = 1/x ( bể)
Trong 3h, vòi 1 chảy riêng được: 3. 1/x = 3/x ( bể)
Trong 2h, vòi 2 chảy riêng được : 4/5 - 3/x = (4x-15)/(5x) ( bể)
Trong 1h , vòi 1 chảy riêng được : (4x-15)/(5x) : 2 = (4x-15)/(10x) ( bể)
Trong 1h, 2 vòi chảy được : 1 : 10/3 = 3/10 ( bể)
Theo bài ra ta có phương trình: (4x-15)/(10x) + 1/x = 3/10
<=> ... <=> x= 5 (tmđk)
Trong 1h, vòi 1 chảy riêng được : 1/5 ( bể)
vòi 2 chảy riêng để đầy bể là: 1:(3/10 - 1/5) = 10 ( bể)
Vậy ...
( Bài này có cách khác ngắn hơn nhưng lại là kiến thức lớp 9, bạn tham khảo cách này nhé!)
Đổi: 3h45'=3,75h
Gọi thời gian để vòi 1 chảy đầy bể là t
=> thời gian vòi 2 chảy đầy bể là: t+4
Sau 1 giờ thì vòi 1 chảy được phần bể là: 1/t
Sau 1 giờ thì vòi 2 chảy được là: 1/(t+4)
Sau 1 giờ thì cả 2 vòi chảy được số phần bể là: 1/t + 1/(t+4)=(2t+4)/t(t+4)
Như vậy, thời gian để 2 vòi cùng chảy đầy bể là: t(t+4)/(2t+4)
Theo bài ra có: t(t+4)/(2t+4)=3,75
<=> t2+4t=7,5t+15
<=> t2-3,5t-15=0
=> t=6
Vậy thời gian vòi 1 chảy đầy bể là 6 giờ
Vòi 2 là 6+4=10 giờ
bla toi ko biet kkk