Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu này đã được giải rồi bạn nha :
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau :
a. Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn :
- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776.
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.
b. Ý nghĩa của việc trích dẫn:
- Tác giả tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam là một lẽ phải không ai chối cãi được”, đồng thời tạo tiền đề cho lập luận nêu ở phần sau.
- Tác giả thể hiện thái độ trân trọng tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của hai nước Pháp và Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
- Tác giả muốn từ vấn đề nhân quyền để suy rộng ra” và phát triển thành quyền dân tộc. Đây là đóng góp lớn về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Tác giả cũng chỉ ra cho thực dân Pháp thấy rõ: nếu chúng âm mưu tái chiếm nước ta là xúc phạm đến nguyên lý về quyền độc lập tự do mà chính tổ tiên của chúng đã nêu ra trước kia. Đây là lối tranh luận lấy gậy ông đập lưng ông” thể hiện thái độ vừa kiên quyết vừa khôn khéo của tác giả. Mặt khác, khi đặt ba bản tuyên ngôn ngang nhau, tác giả còn bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
Nghệ thuật:Nhân hoá. Tác dụng:Làm cho thế giới loài vật cây cối trở nên gần gũi với con người , biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.
Câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa.tác dụng chắc để câu văn sinh động, biểu cảm hơn :vv
Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật là:
+ Nhân hóa: trùm , âu yếm
+ Liệt kê: làng, bản, xóm, thôn
Phân tích :
đoạn trích trên được trích trong văn bản " Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới. Qua văn bản này ta có thể thấy được cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật rất hay của tác giả, đặc biệt nó được thể hiện qua câu thơ:"Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn"Dù chỉ là một câu văn nhưng nó đã tái hiện lại hình ảnh cây tre rất thân thiết gần gũi với mỗi chúng ta. Tác giả đã nhấn mạnh việc cây tre rất thân thiết với chúng ta bằng cách sử dụng biện pháp liệt kê. Qua câu văn ta thấy tác giả là một người rất yêu thiên nhiên, con người Việt Nam. Cảm ơn nhà văn Thép Mới đã cho em hiểu hơn về cây tre và con người Việt Nam.
Shinichi họ Kudo chứ có phải Uchiha đâu. Nếu là họ Uchiha thì phải là nhân vật Uchiha Sasuke hoặc Uchiha Itachi trong truyện Naruto chứ nhỉ?!?!
Đồ ngốc người ta làm vậy để che giấu những bạn trong lớp hiểu chưa ngu người
Thảo luận 1
Làm đối thủ mất cảnh giác, mất khả năng phòng thủ
Thảo luận 2
Bạn nên tìm trong mạng cuốn Binh Pháp Tôn Tử xem thì rõ ràng đầy đủ nhất.
Thảo luận 3
1. Dương đông kích tây (Đánh lạc hướng đối phương) Kế "Dương đông kích tây" là reo hò giả vờ như thật sự đánh vào phía đông, nhưng chủ yếu lại đánh vào phía tâỵ Trong tất cả mọi vấn đề của xã hội, từ chiến trường, thương trường, chính trường cho đến tình trường; nếu muốn điều này nhưng lại giả làm điều kia, nói điều này mà làm điều nọ, ấy là "Dương đông kích tây" vậỵ Kế này mờ ảo vô song. Nó rất khó biết, khó đoán, bị đánh bất ngờ. Kế này nhằm chuyển mục tiêu để lừa dối đối phương, khiến cho địch sơ ý, lừa lúc bất ý tấn công kẻ không chuẩn bị. Có nhiều cách thức để thực hiện kế này, như: - Tạo tin đồn. - Làm rối tai rối mắt địch. - Buộc đối phương lo nhiều mặt. - Mê hoặc ý chí của địch. - Nghi binh. - Làm phân tán lực lượng đối phương. - Làm yếu lực lượng đối phương, lực lượng phòng vệ địch. Nguyên tắc của " Dương đông kích tây" là bí mật và chủ động. Bị động coi như phải chịu sự khống chế của địch. Điều kỵ khi dùng kế " Dương đông kích tây" là để lộ cơ. Lộ cơ là mất hết khả năng phòng bị, chuẩn bị. Dù là trên chiến trường, thương trường hay chính trường cũng đều phải giữ bí mật và nắm được thế chủ động. 2. Điệu hổ ly sơn (Dụ hổ ra khỏi rừng) Kế "Điệu hổ ly sơn" là nhử, dụ hay khuấy động làm cho con hổ ra khỏi rừng. Kế "Điệu hổ ly sơn" có hai lối: Một là nhử hổ ra khỏi rừng để dễ dàng giết hổ. Hai là đuổi hổ đi để dễ bắt giết những loại hồ ly vẫn dựa oai hổ mà hoành hành.
Thảo luận 4
"dương đông kích tây"nói là đánh ở bên đông nhưng thực ra là đánh bên tây.Điều này làm cho quân bên tây không phong thủ lơ là rồi ta tấn công.còn "điệu hổ ly sơn "là ta dụ cho tên tướng ra ngoài rồi chiếm lấy địa bàn của chúng.
Thảo luận 5
đây là 2 kế trong 36 kế của tôn tử dương đông kích tây là đánh lạc hướng đối thủ hay còn gọi là tung hỏa mù và tập kích bất ngờ vào điểm yếu còn điệu hổ lí sơn là cách lừa đối thủ của mình ra khỏi nơi có lợi cho đích nhất và rơi vào bẫy của mình sắp sẵn
Sau khi ra tù, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? mục đích của Chí là gì? điều này có ý nghĩa gì?
Thảo luận 1
Trong đoạn trích của sách ngữ văn sau khi ra tù Chí đến nhà Bá Kiến 3 lần: 1.Chí đến rạch mặt ăn vạ,mục đích chỉ muốn trả thù kẻ đẩy mình vào tù cũng chình là lúc bắt đầu cuộc đời con quỷ của làng Vũ Đại bị mọi người ko công nhận làm người . 2.Đến mục đích chính để xin tiền BK vì Chí bị mọi người khinh và Chí chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ nên fải xin tiền BK và đc BK cho đi sang nhà đội Tảo đòi tiền may mà đội Tảo bị ốm nếu ko đã chắc chắn sẽ có xô sát,thấy vậy CP tự đăc "Anh hùng làng này *** đứa nào bằng tao!" 3.sau khi nảy sinh tình cảm với TN ý nghĩ muốn làm người bùng lên trong đầu CP nên CP đã cầm dao sang nhà BK để đòi quyền làm người đòi lương thiện. Theo sự hiểu biết của mình là vậy.Chúc bạn hok tốt nha!
Thảo luận 2
Ba lần. - ở tù về hôm trước, hôm sau Chí uống rượu say rồi đến nhà BK. Phản ứng chửi bới, căm tức tự phát của Chí đã bị BK xảo quyệt vô hiệu hóa, mua chuộc anh ta. - Lần hai Chí đến xin được đi ở tù. Điều này tưởng vô lí song đã phản ánh rõ cảnh ngộ của Chí. Bị trừng phạt bởi án tù đã xong, nhưng anh không tìm được kế sinh nhai. Họ lại tiếp tục bị đẩy đến bước đường cùng. BK lợi dụng Chí làm tay sai cho mình. - Lần thứ ba và cũng là lần cuối. Sau khi bị Thị Nở từ chối tình cảm của mình, con đường trở về làm người lương thiện bị đóng lại trước Chí. Anh bị xã hội đương thời cự tuyệt quyền làm người. Chí đến nhà BK để đòi lương thiện. Chí giết BK rồi tự sát. Đây là lúc Chí bộc lộ sự tự ý thức của mình sau bao năm tháng mê muội của kiếp quỷ dữ. Nhưng đó là con đường không lối thoát. Tp thể hiện ngòi bút nhân đạo của Nam Cao. Luôn xót xa trước những bi kịch của con người, khát khao sống cho ra kiếp con người mà ko có cơ hội.
Thảo luận 3
Hình như 2 lần chính thức và n hiều lần ăn vạ thì phải .Mục đích đến để xin tiền mua rượu,để được ăn uống vì nhà cụ Bá thường xuyên có đánh chén .Cũng như có câu ;mỡ có thơm ngon ruồi đậu đến ,ngày xưa chỉ coi trọng bữa ăn mà ,Chí lại không cha không mẹ,không nhà không cửa thì chẳng tìm đến miếng ăn đầu tiên là gì .Chả thế mà yêuNở cũng qua bát cháo hành, rạch mặt cũng từ cái chai rượ ,chết cũng vì ăn uống đó sao.
Thảo luận 4
chắc rủ đi nhậu...
a. Đánh giá về Nguyễn Đình Chiểu,trong tác phẩm tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng một hình ảnh: trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng”. Đâylà một hình ảnh giàu ý nghĩa.
b. Ý nghĩa của việc sử dụng hình ảnh ấy:
- Dùng hình ảnh vì sao có ánh sáng khác thường”,tác giả đã chỉ ra rằng văn chương của Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp và giá trị riêng,độc đáo,khác với thơ văn của các tác giả cùng thời cũng như trong nền văn học dân tộc.
- Ngôi sao ấy phải chăm chú nhìn mới thấy sáng”.Nghĩa là văn chương của Nguyễn Đình Chiểu có những vẻ đẹp tiềm ẩn,không dễ gìnhìn thấy hoặc nếu chỉ nhìn lướt qua có thể không thấy hết được vẻ đẹp của nó.
- Đó là một ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng”.Ngôi sao tỏa ra thứ ánh sáng lấp lánh mà càng nhìn càng thấy sáng,là ngôi saocó vẻ đẹp bất biến.Có nghĩa là vẻ đẹp và giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu không phải chỉ là nhất thời,chỉ có trong giai đoạn lịch sử ấy mà tồn tại vĩnh hằng,càng khám phá càng nhận ra đầy đủ và sâu sắc hơn những tầng giá trị phong phú của văn thơ Nguyễn Đình Chiểu.