Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Bác Hồ kính yêu được xem là bậc đại trí, đại nhân của dân tộc Việt Nam với những phẩm chất tuyệt vời từ trong con người Bác. Đã có bao tác phẩm thi ca nhạc họa ra đời để bày tỏ sự ngưỡng mộ, biết ơn và ca ngợi lối sống của vị cha gìa kính yêu của chúng ta. Và nét độc đáo nhất trong phong cách Hồ Chí Minh có lẽ chính là sự kết hợp hài hòa những phẩm chất tất khác nhau, thống nhất trong một con người. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hòa bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt là tinh hoa con Lạc cháu hồng đúc nên Người, mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Bác tiếp thu chọn lọc, chắt chiu những tinh hoa của nhân loại để làm phong phú thêm lối sống của mình nhưng không Bao giờ Bác rời xa lối sống bình dị, phương đông - nơi Người đã sinh ra và lớn lên. Đó chính là một nét đẹp lớn, là sự tiếp thu biết chắt lọc vốn văn hóa nhân loại và đây cũng chính là bài học lớn cho mỗi người trên bước đường hội nhập với năm châu.
Câu 2:
BPTT: so sánh
Tác dụng: Cho thấy sự to lớn và tráng lệ của mặt trời khi lặn xuống, nó to lớn và có màu đỏ như ''hòn lửa''
Câu 3:
Tham khảo nha em:
Câu cuối: ” câu hát căng buồm với gió khơi”
=>Tiếng hát cuối cùng sau một buổi ra khơi, trở về quê hương với sự vui vẻ, với những cọn cá đầy ắ thuyền, họ về với sự chiến thắng.
Câu 4:
Tham khảo nha em:
“Đoàn thuyền đánh cá” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho hồn thơ khỏe khoắn của Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám. Với khổ thơ đầu, tác giả đã mỏ ra một hình ảnh đẹp về đoàn thuyền ra khơi trong bức tranh thiên nhiên kì vĩ hùng tráng: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa/ Sóng đã cài then, đêm sập cửa”. Khi sắc tối đang từ từ chiếm trọn không gian bao la, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển. Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/ Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đoàn thuyền – tạo ra ấn tượng về sự tấp nập, nhộn nhịp, tinh thần lao động hăng say của những ngư dân. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự lao động của con người.Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn và cũng chất chứa bao hi vọng về những khoang thuyền đầy ắp cá. Tác giả đã tạo nên một hình ảnh khỏe khoắn, tươi vui, căng tràn sức sống và tinh thần say mê lao động. Chắc chắn, đoạn thơ là bức tranh khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.
Thành phần biệt lập+ phép liên kết: in đậm nghiêng
Câu 2: So sánh: "mặt trời như hòn lửa" ➩ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.
Hôm nay, tôi về nhà với khuôn mặt buồn rười rượi. Thấy vậy, mẹ hỏi:
– Có chuyện gì ờ trường hả con?
Tôi liền kể cho mẹ nghe về cuộc gặp gỡ bất ngờ và cảm động với Hiền, cô hạn thân của tôi trong suốt năm năm tiểu học.
Giờ ra chơi hôm nay, như mọi khi tôi xuống căng tin để uống nước. Khi đi qua lớp 6C, tôi thấy một bạn có mái tóc dài, bị mất cánh tay trái. Khuôn mặt thanh tú vốn trông rất xinh lại có mấy vết sẹo dài trên má. Cặp mắt trong sáng ánh lên niềm tự tin. Đôi mắt ấy vốn thân thuộc với tôi biết bao. Như buột miệng, tôi gọi: "Hiền ơi!". Bạn quay lại, cặp mắt sững sờ, rồi chạy lại phía tôi và gọi to "Trang hả?". Đúng là Hiền rồi, không thể nào nhầm được, giọng nói, dáng vẻ và nhất là đôi mắt, nhưng sao lại thế này? Chúng tôi cầm tay nhau, nhưng đúng hơn là tôi cầm tay phải của Hiền vừa đi vừa nói chuyện. Tôi nhìn Hiền và hỏi với giọng đầy nghi ngại:
– Tại sao cậu lại bị…?
Tôi chưa nói xong câu, Hiền cắt ngang:
– Cậu muốn hỏi tớ tại sao lại bị mất một cánh tay đúng không?
Tôi gật đầu! Rồi Hiền kể:
– Mùa hè năm ngoái, gia đình tớ đi picnic ở Côn Sơn. Nhưng một tai nạn bất ngờ đã đổ ập xuống. Khi về, bố mẹ, tớ cùng em trai đã bị hai thanh niên say rượu đua xe đâm phải. Kết quả là mẹ tớ và em tớ đã ra đi vĩnh viễn. Bố tớ bị mất đôi chân, còn tớ… tớ…
Kể đến đây, Hiền bỗng dừng lại, hai hàng nước mắt chảy dài. Cặp mắt long lanh trở nên buồn thăm thẳm. Tôi cũng suýt khóc và hỏi:
– Cuộc sống của cậu như thế nào?
Hiền ngưng khóc và kể tiếp:
– Lúc đó, tớ cũng muốn chết luôn nhưng tớ lại nghĩ đến bố mẹ, em trai, cô giáo và tất cả các hạn. Ý nghĩ đó đã giúp tớ liếp tục sống. Khi hai bố con tớ ở viện, đêm nào tớ cũng khóc. Khi đó, tớ mới hiểu cảm giác phải xa người thân đau đớn như thế nào! Sau mấy tháng điều trị, tớ ra viện. Tớ lại đi học. Lúc đầu, các bạn nhìn tớ như thấy con quái vật một tay với mấy vết sẹo. Nhưng sau khi biết được hoàn cảnh của tớ, các bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tớ trong việc học tập rất nhiều. Sáng tớ đi học còn chiều tớ đi phụ dì tớ bán bánh chuối ở gần trường.
Nghe xong câu chuyện, tôi rất cảm động và khâm phục ý chí của Hiền. Giờ ra chơi đã hết tôi chào Hiền và lên lớp. Tôi quay lại vẫy tay chào, Liên cũng vẫy tay và cười với tôi, một nụ cười mệt mỏi.
Mẹ nghe xong chuyện cũng rất buồn. Mẹ nói:
– Con hãy nhìn Hiền mà noi gương, hãy cố gắng học tập tốt.
Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.
Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.
Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý . : Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.
Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.
Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.
Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.
Đọc hiểu:
1. PTBD: miêu tả và biểu cảm
2. Nhan đề khác: Bữa cơm nhà, Tuổi thơ... cái này chị tự nghĩ em tham khảo nhé :)))
3. BPTT: ẩn dụ
Tác dụng: Tình yêu lớn lao của cha mẹ và những bữa cơm đã nuôi lớn những người con. Đây là những thứ tuy đơn giản những chứa chan tình yêu quý gia của gia đình
4. Tình yêu cha mẹ và sự trân quý những bữa cơm ngày giáp hạt
Tham khảo:
DÀN Ý:
MỞ BÀI:
“Thời gian trôi qua và bốn mùa luôn luân chuyển, con người xuất hiện một lần trong đời và chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Những gì là thơ, là văn là nghệ thuật đích thực thì vẫn sống mãi với thời gian”. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế. Nó xứng đáng là một kiệt tác trong nền văn học nước nhà, một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, một tập đại thành của nghệ thuật văn chương. Một trong những thành công lớn về mặt nghệ thuật của “Truyện Kiều” là bút pháp tả người tài tình của tác giả mà tiêu biểu là Chị em Thuý Kiều. Đoạn trích đã vẽ lên hai bức chân dung của Thuý Vân và Thuý Kiều, những trang giai nhân tuyệt sắc với tất cả tấm lòng quý mến và trân trọng của nhà thơ thiên tài dân tộc.
KẾT BÀI:
Với nghệ thuật tả người độc đáo, vẻ đẹp của hai chị em Thuý Kiều được hiện lên rất khéo. Dẫu mỗi người mỗi khác nhưng nét vẽ nào cũng có thần, cũng hàm súc và gợi cảm. Đằng sau bức chân dung ấy là tấm lòng ưu ái, trân trọng của nhà thơ dành cho nhân vật. Với “Chị em Thuý Kiều”, Nguyễn Du xứng đáng là một bậc thầy trong nghệ thuật tả người.
1. Khi bị Trương Sinh nghi oan
2. Có vì đây là lời nói trực tiếp của VN
3. ''Vũ Nương khóc mà rằng mình vốn con kẻ khó...'' Em tự viết tiếp những phần còn lại nhé!
4. Em tham khảo nhé:
Vũ nương là người vợ thủy chung. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng và có tấm lòng thủy chung. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Người phụ nữ như nàng, xứng đáng được hưởng hạnh phúc. Nhưng khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Và đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn. Phép nối+ Câu bị động: In đậm nghiêng