K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

6 tháng 4 2020

Theo em, điều tuyệt vời nhất mà thầy giáo Ha-men đã làm được trong buổi học cuối cùng là gì?

5 tháng 9 2016

Bạn lớp mấy rồi hihi

5 tháng 9 2016

Cần phải soạn văn đó, mà bây giờ mới học ngày đầu tiên á ha

12 tháng 4 2023

bài nào bạn , phần câu hỏi hả ??

12 tháng 4 2023

loading...loading...loading...

Bài này bạn,bạn giải giúp mình nha!hihi

4 tháng 2 2018

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, khắp mọi miền đồng bằng Bắc Bộ lại ngập tràn những cánh đào tươi thắm. Hoa đào nở rộ trong gió xuân, mang theo sắc xuân nồng nàn tha thiết cho ngày tết cổ truyền dân tộc. Không biết từ khi nào, nhẹ nhàng mà sâu lắng, cây đào bước vào xuân Việt Nam và trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi xuân vẫy gọi.

Khi xuân bất ngờ gõ cửa, mai vàng rực rỡ trong nắng vàng phương Nam. Còn hoa đào lại chớm nở trong cơn mưa lất phất của miền Bắc. Một lần dạo bước trong mảnh đất trồng đào là một lần ngây ngẩn, say mê. Cây thường cao khoảng hơn một mét, tùy vào sở thích người mua. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người trồng, cây được uốn thành nhiều thế độc đáo, đặc biệt là hình một con rồng như đang uốn mình bay lên bầu trời. Vỏ thân cây màu nâu sậm như sắc màu của. Từ một cành chính, vô số nhánh nhỏ cùng vươn ra. Lá đào xanh mướt, trông giống như một con thuyền bé tí xíu, dập dềnh trôi trên dòng sông hoa.

Trong sắc xanh của tán lá, những nụ hoa e ấp nấp mình như nàng thiếu nữ. Rồi khi nắng và gió đã đủ, một ngày kia, nụ hoa cùng nhau bung nở. Hoa nở rộ, cánh mỏng mềm và mịn màng như nhung, tựa như đôi má người thiếu nữ đang tuổi xuân thì. Cánh hoa kép, xoè ra thành từng tầng từng lớp, thoang thoảng một mùi hương dịu nhẹ. Cánh hoa xếp đều trên đài hoa, bao bọc quanh nhị hoa đang vươn lên trong gió rồi bung tỏa bốn phía. 

Mỗi độ xuân về, đào hẹn nhau cùng nở hoa khoe sắc. Hòa trong không khí vui tươi của năm mới, cùng thịt mỡ dưa hành câu đồi đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh, hoa đào điểm tô cho mùa xuân một màu sắc mới. Không rực rỡ như mai vàng mà dịu dàng, tươi thắm. Nó âm thầm đi vào đời sống của con người Việt Nam bao đời nay. Hình ảnh hoa đào đi liền với tình yêu và duyên nợ của trai gái, trở thành cảm hứng của bao lời ca tiếng hát ca. Một cành đào tươi sắc tượng trưng cho duyên hồng thắm thiết, cho hạnh phúc tràn đầy, cho tài lộc an khang và cho một năm mới khởi đầu tốt đẹp.

Đêm giao thừa, pháo hoa rực sáng một vùng trời cùng cây đào được đắn ngay ngắn trong nhà khiến lòng người như rộn rã vui vẻ hơn, cả gia đình chợt gắn kết hơn. Cây đào bỗng nhiên trở thành một thành viên trong gia đình, một biểu tượng cho ngày xuân sum vầy, ấm áp mà thân thương biết nhường nào.

Thời gian qua đi, những cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi gia đình vào dịp Tết đến xuân về. Nó trở thành món quà của mùa xuân mà ngay cả những người con xa quê vẫn khao khát nhớ về. Và nó chính là tiếng gọi nồng nàn của mùa xuân, tiếng chuông ngân của năm mới trọn vẹn như ý.

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

:D

3 tháng 5 2016

Mình mới học đến bài 31

3 tháng 5 2016

Trường mk k học chương trình vnen

10 tháng 4 2016

Chia làm 3 đoạn:

+ Đ1 : từ đầu...cha ông chúng tôi

=> Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

+ Đ2 : tiếp theo...sự ràng buộc

=> Những lo âu của người da đỏ và đát đai, môi trường tự nhiên

+ Đ3 : còn lại

=> Kiến nghị của người da đỏ

 

10 tháng 4 2016

Chia làm 3 đọan:

-Đ 1:Từ đầu -kí ức của người da đỏ.

Nội dung:Đất đai và mọi vật thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ.

-Đ 2:Tiếp theo-sự ràng buộc

.Nội dung:Sự khác biệt giữa cách sống của người da đỏ và da trắng.

Đ 3:Còn lại

Nội dung:Kiến nghị của người da đỏ.

 

 

4 tháng 9 2016
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
 
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.
b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.
c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rểTruyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ TinhBài ca chiến công của Sơn TinhSơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:
- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;
- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);
- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).
- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?
4 tháng 9 2016

bạn lấy ở đâu vậy, chỉ mình với

27 tháng 3 2018

Soạn bài: Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua)

Câu 1: Đại ý của bài văn:

   Tác giả lý giải lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu với tất cả những sự vật cụ thể và bình thường nhất, gần gũi và thân thuộc nhất, đồng thời khẳng định: lòng yêu nước được bộc lộ đầy đủ và sâu sắc nhất trong những thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc.

Câu 2:

  a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."

   Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"

  b, Trình tự lập luận:

  - Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.

   + Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn

  - Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

+ Người Vùng Bắc

   + Người xứ U-crai-na

   + Người xứ Gru-di-ca

   + Người Matxcova

  - Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.

Câu 3:

  Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở mỗi vùng đều nhớ đến vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình:

  - Người vùng Bắc:

    Nghĩ tới cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu- cô- nô, … những đêm tháng sáu sáng hồng.

  - Người U-crai-na:

     Nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vắng.

   → Nhớ những cảnh vật, những điều nhỏ bé quen thuộc trong cảnh sống yên bình.

 - Người xứ Gru-di-a:

     Ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giản dị

  - Người ở thành Le-nin-grat:

     Nhớ dòng sông Ne-va rộng và đường bệ, nhớ những tượng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, nhớ phố phường

   → Nỗi nhớ, niềm tự hào về ngôn ngữ, vẻ đẹp, sự oai hùng của quê hương xứ sở.

  - Người Mat-cơ-va:

     Nỗi nhớ gắn với vẻ đẹp truyền thống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai.

   => Vẻ đẹp riêng của từng vùng miền, mỗi vùng gắn với đặc trưng và vẻ đẹp riêng biệt của vùng đó.

  Bài viết tạo nên tổng thể hài hòa đa dạng về tình yêu của người dân Xô viết dành cho mảnh đất nơi họ sinh sống.

Câu 4: Chân lý phổ biến, sâu sắc về lòng yêu nước:

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc; và không thể sống khi mất nước.

II. LUYỆN TẬP

  Nếu cần nói về vẻ đẹp quê hương mình:

   - Giới thiệu về vị trí địa lý, đặc điểm về dân số, diện tích.

   - Nêu truyền thống lịch sử, văn hóa.

   - Điểm nổi bật về phong cảnh, con người.

   - Thế mạnh trong công cuộc phát triển đất nước.

27 tháng 3 2018

k cho mk đi, mk trả lời đầu tiên đó !

25 tháng 9 2016

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Lời văn tự sự
a) Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì có thể kể hành động, việc làm, diễn biến sự việc thông qua hành động, việc làm ấy cũng như kết quả, những thay đổi do hành động, việc làm ấy đem lại cho câu chuyện.
b) Lời văn giới thiệu nhân vật
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(2) Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ [...]. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém [...]. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. [...], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
- Các câu văn trong hai đoạn trên kể về điều gì?
- Các nhân vật đã được giới thiệu như thế nào qua lời kể?
- Nhận xét về từ ngữ, hình thức câu văn giới thiệu nhân vật.
Gợi ý:
- Lời văn trong hai đoạn trên đảm nhiệm chức năng giới thiệu về nhân vật.
- Các nhân vật đã được giới thiệu cụ thể:
+ Đoạn (1) gồm hai câu, mỗi câu có hai ý tương đương với hai ý giới thiệu về nhân vật: Câu "Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu." giới thiệu hai ý, một ý về Hùng Vương và một ý về Mị Nương. Câu "Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng." cũng gồm hai ý, giới thiệu về tình cảm của vua Hùng đối với con gái và ý định kén rể.
+ Đoạn (2) gồm sáu câu, câu đầu giới thiệu chung, hai câu tiếp giới thiệu nhân vật Sơn Tinh, hai câu 4, 5 giới thiệu nhân vật Thuỷ Tinh, câu 6 khép lại rất gọn, giúp kết cấu thêm chặt chẽ.
Trong cả hai đoạn văn, lời giới thiệu đều có hàm ý ca ngợi.
- Các đặc điểm của nhân vật được giới thiệu phù hợp với chủ đề của truyện, dự báo những diễn biến tiếp theo của câu chuyện: vẻ đẹp của Mị Nương, nguyện vọng kén rể của Vua Hùng, tài năng của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh,...
- Câu văn với chữ "", "" là hình thức câu văn hay gặp trong lời kể giới thiệu nhân vật.
c) Lời văn kể sự việc
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
(3) Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biến nước.
- Đoạn văn trên đã dùng loại từ nào để kể hành động của nhân vật? Cụ thể là những từ nào?
- Diễn biến hành động được kể như thế nào?
- Kết quả của hành động là gì?
- Nhận xét về hình thức lời văn.
Gợi ý:
- Đoạn văn dùng nhiều động từ để kể hành động của nhân vật Thuỷ Tinh: đến,  nổi giận, đuổi theo, hô mưa, gọi gió, dâng nước, đánh,...
- Hành động của nhân vật trong lời kể mỗi lúc một căng thẳng, kịch tính được đẩy dần lên, hành động sau là kết quả của hành động trước, cứ thế cho đến cao trào: đến sau à nổi giận à đuổi theo à hô mưa, gọi gió à dâng nước à đánh ... à nước ngập...
- Kết quả của hành được diễn tả trong câu văn cuối đoạn: Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Hình thức lời văn diễn đạt được độ căng của hành động: các động từ với sắc thái mạnh, dồn dập (đùng đùng nổi giậnđem quân đuổi theo đòi cướphô mưa gọi giórung chuyển cả đất trời,...); đặc biệt là hình thức trùng điệp được sử dụng đã gây được ấn tượng mạnh, dữ dội về kết quả của hành động trả thù của Thuỷ Tinh, về mạch phát triển lên cao trào của câu chuyện (nước ngập..., nước ngập..., nước dâng...).
2. Đoạn văn tự sự
a) Mỗi đoạn văn thường có một ý chính. ý chính ấy có thể được diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích, làm rõ ý chính.
b) Tìm và gạch dưới câu biểu đạt ý chính trong các đoạn văn (1), (2), (3) trên.
- Ý chính của đoạn văn (1) là: ý định kén rể của vua Hùng. Ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Ý chính của đoạn văn (2) là: hai chàng trai đến kén rể đều là người tài giỏi. Ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu [...], cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
- Ý chính của đoạn văn (3) là: Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh. ý này được biểu đạt rõ nhất trong câu Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.
c) Người ta gọi đó là câu chủ đề của đoạn văn, tại sao?
Người ta gọi là câu chủ đề của đoạn vì đó là câu biểu đạt ý chính, khái quát chủ đề của đoạn văn.
d) Để làm rõ ý chính - chủ đề của đoạn, người kể đã kể các ý phụ như thế nào?
- Các câu phụ có vai trò dẫn dắt, giải thích, làm rõ ý chính trong câu chủ đề.
- Ở đoạn văn (1), câu thứ nhất dẫn dắt đến ý chính trong câu chủ đề theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: nói vua Hùng có con gái đẹp để chuẩn bị cho việc kể về lòng yêu thương và ý định kén rể tài giỏi cho con của vua. Ở đoạn văn (2), các câu phụ có vai trò giới thiệu hai nhân vật về lai lịch, tài năng khác nhau để khẳng định chủ đề: cả hai chàng trai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Ở đoạn văn (3), các câu phụ có vai trò kể về diễn biến trận đánh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh từ nguyên nhân đến khi trận đánh xảy ra.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Xác định chủ đề của các đoạn văn sau (tìm và gạch dưới câu chủ đề):
a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.
b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
(Sọ Dừa)
c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay!
(Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
Gợi ý:
- Chủ đề của đoạn (a): Sọ Dừa chăn bò rất giỏi.
- Chủ đề của đoạn (b): Hai cô con lớn của phú ông đối xử không tốt còn cô út thì đối xử rất tốt với Sọ Dừa.
- Chủ đề của đoạn (c): Tính khí "trẻ con" của cô chủ quán.
2. Trong đoạn văn, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Nếu câu trước nêu ra ý chung, khái quát thì câu sau giải thích, cụ thể hoá, làm cho người nghe (người đọc) hiểu được, cảm nhận được. Em hãy chỉ ra đặc điểm này trong các đoạn văn trên.
Gợi ý:
- Đoạn văn (a): Để kể về chuyện Sọ Dừa chăn bò cho nhà phú ông thì trước đó (câu đầu) phải kể chuyện Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Ý chính của đoạn biểu đạt trong câu thứ hai (Cậu chăn bò rất giỏi) được cụ thể hoá trong các câu tiếp theo với các ý: chăm chỉ, đàn bò lúc nào cũng "no căng" bụng, phú ông hài lòng.
3. Hai câu văn sau đây, theo em, câu nào đúng câu nào sai? Vì sao?
a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa.
b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.
Gợi ý: Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế: sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn. Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều".
4. Xem lại cách viết câu giới thiệu nhân vật, hãy viết lời kể giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.
Gợi ý:
- Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng: đọc lại phần mở bài truyện Thánh Gióng, từ đầu cho đến "... cứ đặt đâu thì nằm đấy."
- Giới thiệu về hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ: đọc lại phần giới thiệu nhân vật ở phần đầu truyện Con Rồng cháu Tiên, từ đầu cho đến "... ở cung điện Long Trang."
- Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh: đọc lại Phần mở bài của bài văn về Tuệ Tĩnh ở bài 4.
5. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc.
Gợi ý: Có thể viết một hoặc hai đoạn văn. Nếu viết một đoạn thì kể diễn biến câu chuyện từ sự việc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, cho đến sự việc Thánh Gióng nhổ tre quật vào quân giặc. Nếu viết hai đoạn thì đoạn 2 - kể về chuyện Gióng nhổ tre đánh giặc - nên có câu dẫn dắt mở đầu để thể hiện được diễn biến liền mạch, ví dụ: Dưới roi sắt của tráng sĩ, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào quân giặc tơi bời. Giặc tháo chạy.
 
25 tháng 9 2016

Tks bn nhiều lắm lắm nha

1 tháng 3 2022

Em sẽ rót nước cho cha sau những ngày nóng nực. Đấm lưng cho cha khi cha mỏi. Kể những việc tốt mà em làm để cha vui.